Mục tiêu nghề nghiệp, quan điểm nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Hướng dẫn viết CV xin việc (Trang 32 - 35)

CV không phải là quảng cáo

2.Mục tiêu nghề nghiệp, quan điểm nghề nghiệp

Các nhà tuyển dụng thường khá quan tâm về định hướng của ứng viên về sự nghiệp. Họ muốn tìm kiếm những nhân viên có chí tiến thủ, có hoài bão lớn và có quyết tâm vươn lên. Bên cạnh đó, họ cũng muốn tìm kiếm những người có thể gắn bó với công việc dài lâu.

33

Do vậy, hãy thể hiện sao cho thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng biết bạn đang thực sự có mong muốn gắn bó lâu dài với công việc và kỳ vọng vào tương lai đối với lĩnh vực nghề nghiệp bạn ứng tuyển hay không. Mục tiêu có thể chia thành 2 loại: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn có thể trình bày cả 2 phần này vào bản CV. Tuy nhiên, nên nhớ quy tắc khi đặt ra một mục tiêu: quy tắc S.M.A.R.T.

S.M.A.R.T là tập hợp 5 chữ cái đầu tiên của 5 nguyên tắc bắt buộc khi đặt mục tiêu: Specific (Cụ thể), Measureable (Định tính), Achieveable (Có thể đạt được), Relevant (Thích đáng) và Time-limited (Có giới hạn thời gian).

Cho nên khi trình bày một mục tiêu, hãy kiểm tra lại xem nó có thoả mãn nguyên tắc S.M.A.R.T hay chưa. Nếu chưa có thể mục tiêu của bạn sẽ không được nhà tuyển dụng tin tưởng vì nó thiếu sự chi tiết.

Một ví dụ về phần mục tiêu nghề nghiệp trong bản CV:

Trong 3 đến 5 năm sắp tới sẽ làm việc ở chức vụ quản lý bộ phận Marketing của công ty ABC.

(Công ty ABC là công ty bạn đang ứng tuyển).

Trong số các CV gửi về dự án First Time to Hanoi, rất ít bạn đề cập đến mục tiêu của mình. Thật sự thiếu sót bởi vì mình không thể biết được liệu bạn có phải là một người giàu hoài bão và có

34

những mơ ước lớn hay không, liệu bạn có phải là một người sống với những mục tiêu hay không? Ai cũng muốn được làm việc cùng những người biết rõ con đường mà mình đang đi. Cho nên phần giới thiệu về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân cũng rất quan trọng.

Mình ấn tượng với một bạn trình bày mục tiêu của mình trong bản CV gửi về mình như sau:

Trải nghiệm qua tối thiểu 2 dự án cộng đồng trong thời sinh viên. Dự án thứ nhất tham gia với tư cách thành viên, dự án thứ hai tham gia với tư cách sáng lập hoặc quản lý.

Bên cạnh mục tiêu nghề nghiệp, quan điểm nghề nghiệp cũng là một trong những phần khắc hoạ rõ hơn về con người bạn. Phần này sẽ cho biết bạn nghĩ sao về công việc, bạn nghĩ như thế nào là một nhân viên tốt, bạn muốn đóng góp giá trị gì khi tham gia vào một công ty / tổ chức, v.v.v…

Quan điểm nghề nghiệp sẽ khơi gợi sự đồng điệu giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Nó cũng thể hiện bạn là một người làm việc có nguyên tắc và qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đối chiếu xem đó có phải là những quan điểm làm việc mà mình ủng hộ hay không.

Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng trình bày quan điểm đôi lúc sẽ lợi bất cập hại vì chưa chắc nhà tuyển dụng đã ủng hộ quan điểm

35

làm việc của mình. Tuy nhiên, như đã trình bày trước đó, trước khi đặt bút viết CV, bạn đã phải tìm hiểu rất kỹ về công ty bạn ứng tuyển để biết xem mình cần phải như thế nào mới phù hợp. Quá trình tìm hiểu đó giúp bạn biết được bạn có phù hợp với công ty hay không.

Ứng tuyển không phải là trò chơi của xác suất, tức là bạn đi rải hồ sơ của mình ở tất cả những nơi mà bạn thấy họ đăng tin tuyển dụng. Hãy lựa chọn những vị trí công việc, những công ty, tổ chức thực sự phù hợp với bạn và chí ít bạn phải thực sự có cảm giác yêu thích nó.

Cả 2 phần mục tiêu và quan điểm nghề nghiệp nên được trình bày thật súc tích, chính xác, tránh lối diễn đạt mập mờ, dài dòng. Hãy nhớ K.I.S.S (Keep it short and simple) – viết thật ngắn gọn và rõ ràng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn viết CV xin việc (Trang 32 - 35)