Kết luận cho bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 64 - 66)

Chƣơng 5 : Kết luận và khuyến nghị

5.1 Kết luận cho bài nghiên cứu

Kết quả của bài nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu đã thực hiện trước đây của Deloof (2003); Raheman và Nasr (2007), Falope OI, Ajilore OT (2009), họ tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa các thước đo quản trị vốn luân chuyển bao gồm kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình qn, chu kỳ chuyển thành tiền mặt với khả năng sinh lợi của công ty.

Mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng sinh lợi - được đo lường bằng tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh và chu kỳ chuyển thành tiền mặt – được sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển cho thấy rằng chu kỳ chuyển thành tiền mặt càng dài thì khả năng sinh lợi của công ty càng thấp. Nghiên cứu này cho thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho cổ đông bằng cách giảm chu kỳ chuyển thành tiền mặt trong một phạm vi hợp lý.

Kết quả từ phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam cũng chỉ ra rằng: có mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh tốn bình qn với khả năng sinh lợi của cơng ty. Vì vậy, các nhà quản lý có thể gia tăng lợi nhuận của cơng ty bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho hay kỳ thanh tốn bình qn.

Về các giả thuyết đã được đặt ra ở phần trước, qua kết quả phân tích hồi quy, chúng ta có thể chấp nhận giả thuyết H11 và bác bỏ H01, tức là có mối quan hệ tích

cực giữa hiệu quả quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty ở Việt Nam. Hiệu quả quản trị vốn luân chuyển càng cao, tức là tối thiểu hóa chu kỳ chuyển thành tiền mặt mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng và doanh số của cơng ty thì khả năng sinh lợi của cơng ty càng nhiều và ngược lại. Cũng từ phân tích hồi quy, chúng ta chấp nhận giả thuyết H12 rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mơ cơng ty và khả năng sinh lợi của cơng ty đó. Cơng ty có quy mơ càng lớn thì có nhiều khả năng đáp ứng các nhu cầu về vốn với chi phí thấp hơn các cơng ty có quy mơ

nhỏ, do đó làm tăng khả năng sinh lợi của công ty. Chúng ta cũng chấp nhận giả thuyết H13 liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lợi của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lợi của cơng ty. Những cơng ty có mức nợ cao thì thường có khả năng sinh lợi thấp và ngược lại do các chủ nợ thường đòi hỏi mức lãi suất cao hơn (làm tăng chi phí tài chính của cơng ty) để bù đắp những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai đối với những công ty sử dụng đòn bẩy cao.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng mắc phải một số hạn chế. Thứ nhất, thời gian nghiên cứu còn tương đối ngắn do hạn chế về số liệu của các công ty cổ phần trên thị trường. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu tập trung vào các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực sản xuất, do đó, chưa bao quát được hết toàn nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba, bài nghiên cứu thực hiện trên phạm vi quốc gia với hàng trăm công ty, nhưng mẫu nghiên cứu đáp ứng mục tiêu chỉ có 540 quan sát. Số mẫu này còn khá nhỏ, chưa phản ánh được đầy đủ hiện trạng của nền kinh tế. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ đề cập đến các yếu tố nội bộ, chưa xem xét đến các yếu tố bên ngoài như mức độ hoạt động của nền kinh tế hay của ngành công nghiệp. Cuối cùng, bài nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp, dựa trên những thơng tin có sẵn của các công ty cổ phần được công bố trên các website (cụ thể là dữ liệu trong bài nghiên cứu này được lấy từ

www.cophieu68.com), mặt khác, các số liệu thu thập trong trang web này đã được

làm trịn đến hàng triệu nên các tính tốn trong bài nghiên cứu sẽ có sai số so với thực tế.

Các nghiên cứu trong tương lai nên điều tra tổng quát cả nền kinh tế, không chỉ điều tra ở các doanh nghiệp sản xuất mà nên điều tra ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nữa để có những đánh giá chính xác hơn. Bên cạnh đó, phạm vi của bài nghiên cứu có thể được mở rộng hơn, khơng chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn ln chuyển và khả năng sinh lợi mà cịn có thể mở rộng đến việc quản trị các thành phần vốn luân chuyển bao gồm quản trị tiền mặt và chứng khoán thị trường, quản trị khoản phải thu hay quản trị hàng tồn kho. Mặt khác, dữ liệu được sử dụng trong các nghiên cứu sau này cần đa dạng hơn, bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để bài nghiên cứu có chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 64 - 66)