Kết quả hồi quy mơ hình 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 60)

Tỷ lệ lãi gộp/Tài sản hoạt động kinh doanh (GROSSPR)

 Std.Error Sig. VIF

INV -.068 .039 .000 1,049 LOS .309 .039 .000 1,110 DR -.407 .040 .000 1,186 FATA .051 .040 .201 1,130 F-value 21,237 .000 Durbin- Watson 1,921 N = 540 R-Sq 21,8% R-Sq (adj) 20,8%

Hệ số trong mơ hình 3 thể hiện tác động của thời gian chuyển đổi hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi của cơng ty. Kết quả hồi quy có hệ số là – 0,068 cho thấy rằng mối quan hệ giữa thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và khả năng sinh lợi là âm. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thời gian chuyển

đổi hàng tồn kho tăng 10% thì khả năng sinh lợi của công ty giảm 0,68%. Với p-

value = 0,000 (p-value<0,05), kết quả có mức ý nghĩa cao tại α = 0,01. Như ta đã biết, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho là thời gian bình quân cần thiết để chuyển hóa nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng. Khi khoảng thời gian này càng ngắn thì vốn của cơng ty được chu chuyển nhanh. Nhưng nếu khoảng thời gian này càng dài thì cơng ty sẽ mất chi phí cơ hội do nguồn vốn bị giam trong hàng tồn kho. Điều này có nghĩa là nếu công ty mất nhiều thời gian hơn để bán hàng tồn kho, thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng sinh lợi của cơng ty.

Ngồi ra, kết quả hồi quy còn cho thấy hệ số của DR = - 0,407 và hệ số của LOS = 0,309. Các kết quả có ý nghĩa cao ở mức α=0,01. Kết quả này tương tự với những phát hiện trong mơ hình 1 và 2.

Với những kết quả hồi quy trong mơ hình 3, chúng ta thấy được thời gian chuyển đổi hàng tồn kho có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng sinh lợi của cơng ty. Các nhà quản lý tài chính cần dựa vào phát hiện này để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy q trình chuyển đổi hàng tồn kho thành sản phẩm càng nhanh càng tốt. Thời gian của quá trình này càng ngắn thì hiệu suất hoạt động của cơng ty càng lớn, khả năng sinh lợi càng cao.

4.3.2.4. Mơ hình 4

GROSSPRit = β0 + β1 (CCCit) + β2 (DRit) + β3 (LOSit) + β4 (FATAit) + ε Trong mơ hình thứ tư, chu kỳ chuyển thành tiền mặt được sử dụng như là một biến độc lập thay cho kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho. Các biến khác được giữ tương tự như trong ba mơ hình đầu tiên. Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mơ hình 4.

Tỷ lệ lãi gộp/Tài sản hoạt động kinh doanh (GROSSPR)

 Std. Error Sig. VIF

CCC -.246 .038 .000 1,101 LOS .264 .039 .000 1,156 DR -.416 .039 .000 1,170 FATA -.071 .038 .066 1,136 F-value 24,222 .000 Durbin-Watson 1,927 N = 540 R-Sq 26,7% R-Sq (adj) 25,6%

Chu kỳ chuyển thành tiền mặt được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển. Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy rằng có một mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển thành tiền mặt và khả năng sinh lợi của cơng ty. Với

tiền mặt tăng lên 10% thì khả năng sinh lợi của cơng ty giảm 2,46%. Với p-value là 0,000, kết quả có ý nghĩa cao tại α = 0,01. Điều này ngụ ý rằng sự gia tăng hoặc giảm trong chu kỳ chuyển thành tiền mặt ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của công ty. Chu kỳ chuyển thành tiền mặt bao gồm khoản thời gian từ khi cơng ty thanh tốn các khoản nợ đến khi thu tiền mặt. Do đó, chu kỳ chuyển thành tiền mặt bằng khoản thời gian bình quân đồng vốn được duy trì dưới hình thức tài sản lưu động. Mục tiêu của công ty là rút ngắn chu kỳ này đến mức tối đa nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Điều này sẽ làm tăng khả năng sinh lợi cơng ty vì nếu chu kỳ chuyển thành tiền mặt càng dài, nhu cầu tài trợ bên ngoài càng lớn và việc tài trợ đó càng làm tăng phí tổn và do vậy, làm giảm giá trị kinh tế gia tăng (EVA) của công ty.

Tương tự với ba mơ hình trước, kết quả mơ hình hồi quy này cũng cho thấy tỷ lệ nợ có tác động nghịch chiều với khả năng sinh lợi của công ty (-0,416) và quy mơ cơng ty (LOS) có tác động thuận chiều với khả năng sinh lợi công ty (0,264).

Kết quả hồi quy mơ hình 4 cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển thành tiền mặt và khả năng sinh lợi của cơng ty. Cơng ty có chu kỳ chuyển thành tiền mặt càng ngắn thì thời gian nguồn vốn gắn với tài sản lưu động càng ít, vốn đầu tư của công ty được luân chuyển nhanh hơn và tạo ra khả năng sinh lợi cao hơn.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty cổ phần ở Việt Nam, mối qua hệ đó là nghịch chiều giữa khả năng sinh lợi với các thành phần của quản trị vốn luân chuyển như kỳ phải thu bình qn, kỳ thanh tốn bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và chu kỳ chuyển thành tiền mặt.

Tất cả các mơ hình hồi quy trên đều đã được thử nghiệm cho đa cộng tuyến. Nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến giải thích được sử dụng để phát hiện xem một trong những yếu tố dự báo có mối liên quan tuyến tính với các yếu tố dự báo cịn lại hay khơng. VIF đo lường phương sai của hệ số hồi quy ước tính sẽ tăng lên bao nhiêu nếu các biến trong bài nghiên cứu là đa cộng tuyến. VIF có quan

hệ với R2j (Hệ số xác định của hàm hồi quy phụ). Khi R2j tiến về 1, nghĩa là mức độ đa công tuyến giữa biến độc lập này với các biến độc lập khác trong mơ hình hồi quy bội càng cao thì VIF càng lớn. Quy tắc kiểm nghiện là khi VIF>10 thì mức độ đa cơng tuyến là cao. Kết quả tính tốn VIF trong bài nghiên cứu này cho thấy tất cả các biến có nhân tử phóng đại phương sai lớn nhất là 1,288 đã chỉ ra rằng có đa cộng tuyến rất thấp giữa các yếu tố dự đốn trong các mơ hình hồi quy. Một kinh nghiệm khác để kiểm tra đa cộng tuyến là xem xét hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập. Nếu hệ số tương quan cặp lớn hơn 0,8 thì vấn đề đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng. Kết quả phân tích tương quan trong Bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,8 rất nhiều. Điều này lại một lần nữa khẳng định rằng có đa cộng tuyến rất thấp giữa các biến độc lập các trong mơ hình hồi quy được

xem xét ở trên. Mức độ đa cộng tuyến thấp cho thấy kết quả từ các mơ hình có độ tin

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Kết luận cho bài nghiên cứu

Kết quả của bài nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu đã thực hiện trước đây của Deloof (2003); Raheman và Nasr (2007), Falope OI, Ajilore OT (2009), họ tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa các thước đo quản trị vốn luân chuyển bao gồm kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình qn, chu kỳ chuyển thành tiền mặt với khả năng sinh lợi của công ty.

Mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng sinh lợi - được đo lường bằng tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh và chu kỳ chuyển thành tiền mặt – được sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển cho thấy rằng chu kỳ chuyển thành tiền mặt càng dài thì khả năng sinh lợi của công ty càng thấp. Nghiên cứu này cho thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho cổ đông bằng cách giảm chu kỳ chuyển thành tiền mặt trong một phạm vi hợp lý.

Kết quả từ phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chỉ ra rằng: có mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh tốn bình qn với khả năng sinh lợi của cơng ty. Vì vậy, các nhà quản lý có thể gia tăng lợi nhuận của cơng ty bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho hay kỳ thanh tốn bình qn.

Về các giả thuyết đã được đặt ra ở phần trước, qua kết quả phân tích hồi quy, chúng ta có thể chấp nhận giả thuyết H11 và bác bỏ H01, tức là có mối quan hệ tích

cực giữa hiệu quả quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty ở Việt Nam. Hiệu quả quản trị vốn luân chuyển càng cao, tức là tối thiểu hóa chu kỳ chuyển thành tiền mặt mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng và doanh số của cơng ty thì khả năng sinh lợi của công ty càng nhiều và ngược lại. Cũng từ phân tích hồi quy, chúng ta chấp nhận giả thuyết H12 rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô công ty và khả năng sinh lợi của công ty đó. Cơng ty có quy mơ càng lớn thì có nhiều khả năng đáp ứng các nhu cầu về vốn với chi phí thấp hơn các cơng ty có quy mơ

nhỏ, do đó làm tăng khả năng sinh lợi của công ty. Chúng ta cũng chấp nhận giả thuyết H13 liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lợi của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lợi của cơng ty. Những cơng ty có mức nợ cao thì thường có khả năng sinh lợi thấp và ngược lại do các chủ nợ thường đòi hỏi mức lãi suất cao hơn (làm tăng chi phí tài chính của cơng ty) để bù đắp những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai đối với những công ty sử dụng đòn bẩy cao.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng mắc phải một số hạn chế. Thứ nhất, thời gian nghiên cứu còn tương đối ngắn do hạn chế về số liệu của các công ty cổ phần trên thị trường. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu tập trung vào các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực sản xuất, do đó, chưa bao quát được hết toàn nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba, bài nghiên cứu thực hiện trên phạm vi quốc gia với hàng trăm công ty, nhưng mẫu nghiên cứu đáp ứng mục tiêu chỉ có 540 quan sát. Số mẫu này còn khá nhỏ, chưa phản ánh được đầy đủ hiện trạng của nền kinh tế. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ đề cập đến các yếu tố nội bộ, chưa xem xét đến các yếu tố bên ngoài như mức độ hoạt động của nền kinh tế hay của ngành công nghiệp. Cuối cùng, bài nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp, dựa trên những thơng tin có sẵn của các công ty cổ phần được công bố trên các website (cụ thể là dữ liệu trong bài nghiên cứu này được lấy từ

www.cophieu68.com), mặt khác, các số liệu thu thập trong trang web này đã được

làm trịn đến hàng triệu nên các tính tốn trong bài nghiên cứu sẽ có sai số so với thực tế.

Các nghiên cứu trong tương lai nên điều tra tổng quát cả nền kinh tế, không chỉ điều tra ở các doanh nghiệp sản xuất mà nên điều tra ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nữa để có những đánh giá chính xác hơn. Bên cạnh đó, phạm vi của bài nghiên cứu có thể được mở rộng hơn, khơng chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn ln chuyển và khả năng sinh lợi mà cịn có thể mở rộng đến việc quản trị các thành phần vốn luân chuyển bao gồm quản trị tiền mặt và chứng khoán thị trường, quản trị khoản phải thu hay quản trị hàng tồn kho. Mặt khác, dữ liệu được sử dụng trong các nghiên cứu sau này cần đa dạng hơn, bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để bài nghiên cứu có chất lượng cao hơn.

5.2 Khuyến nghị

Để có thể quản trị vốn ln chuyển của cơng ty có hiệu quả thì điều kiện tiên quyết đó là các nhà quản lý phải hiểu rõ về vốn luân chuyển và có những quan điểm đúng đắn về đầu tư và tài trợ vốn luân chuyển.

 Khi thực hiện quản trị vốn luân chuyển, khơng ít nhà quản lý đã có những quan niệm sai lầm như phải dự trữ càng nhiều hàng tồn kho càng tốt. Ngoài ra, khi mua hàng, các nhà cung ứng thường đề nghị công ty mua nhiều hơn số hàng cần thiết để đổi lấy một khoản giảm giá. Khi được giảm giá, nhiều nhà quản lý sẽ nghĩ là đã giảm được chi phí mua hàng. Tuy nhiên, khi mua hàng vượt số lượng cần thiết tức là công ty sẽ phải giam một khoản tiền mặt vào số hàng tồn kho dơi thêm đó. Điều này sẽ làm cho cơng ty mất chi phí cơ hội đầu tư số tiền này vào những mục đích khác. Nếu chi phí mất đi này lớn hơn lợi ích đạt được từ khoản giảm giá thì cơng ty sẽ bị thiệt hại. Do đó, khi nhận được yêu cầu giảm giá các nhà quản lý cần phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để có những quyết định đúng đắn là có nên mua vượt số lượng cần thiết hay khơng. Bên cạnh đó, khơng chỉ cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, mà nhà quản lý còn phải dựa vào đặc điểm ngành và đặc điểm sản phẩm của cơng ty để đưa ra chính sách hàng tồn kho thích hợp. Đối với những cơng ty sản xuất các mặt hàng có thời gian sống ngắn như ngành hàng về thời trang hay thiết bị điện tử thì khơng nên dự trữ quá nhiều hàng tồn kho để tránh bị thiệt hại khi hàng hóa trở nên lỗi thời. Các cơng ty có các sản phẩm dễ như hư hỏng như hoa quả, rau củ cũng vậy, không nên dự trữ nhiều hàng tồn kho để tránh mất mát do hư hỏng. Ngược lại, đối với những công ty kinh doanh các sản phẩm thiết yếu và lâu bền thì nên có chính sách dự trữ hàng tồn kho phù hợp để tránh nguy cơ thiếu hàng do dự trữ q ít. Do đó, khi tính tốn hàng tồn kho, các doanh nghiệp nên thiết lập một biên độ dao động an toàn để tránh thiếu hàng gây ngừng trệ sản xuất dẫn đến lãng phí thời gian và mất khách hàng. Biên độ dao động này có thể thiết lập bằng cách kết hợp giữa mơ hình EOQ và mơ hình Miller-Orr nhưng ứng dụng cho quản trị hàng tồn kho. Dựa vào mơ hình EOQ để thiết lập mức hàng tồn kho mục tiêu, sau đó, dựa vào mơ hình Miller-Orr ứng dụng cho hàng tồn kho để thiết lập biên độ dao động an toàn. Cuối cùng, khi xác định được lượng hàng tồn kho và biên độ dao động an tồn thì cơng tác lưu trữ hàng

tồn kho cần được chú trọng.

 Không chỉ sai lầm trong quan niệm về quản trị hàng tồn kho, nhiều cơng ty cịn gắn thời hạn thanh toán cho nhà cung ứng với thời hạn thu hồi từ khách hàng của mình. Nếu nhà cung ứng rút ngắn thời hạn thì cơng ty cũng cố gắng xoay đủ tiền mặt cần thiết bằng cách thắt chặt chính sách tín dụng của mình. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, do khoản phải thu và khoản phải trả là hai nhóm tài khoản có quan hệ khác nhau. Tùy vào lợi thế mặc cả tương đối, bản chất của cạnh tranh, cấu trúc ngành và các chi phí biến đổi mà cơng ty đó quyết định thời hạn thanh tốn cho khách hàng và xem xét chấp nhận yêu cầu của nhà cung ứng. Do đó, nếu khi nhà cung ứng đơn phương giảm thời hạn thanh tốn xuống mà cơng ty cũng thực hiện thắt chặt tín dụng thì sẽ làm mất khách hàng, bởi vì, khơng giống như nhà cung cấp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 60)