Phân tích tương quan Spearman

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 52 - 56)

PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN SPEARMAN

90 CƠNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN HOSE, 2006-2011, MẪU NGHIÊN CỨU: 540

AR AP INV CCC LOS DR FATA GROSSPR

AR Hệ số Spearman 1 Sig. (2- tailed) . AP Hệ số Spearman .304** 1 Sig. (2- tailed) .000 . INV Hệ số Spearman .238** .215** 1 Sig. (2- tailed) .000 .000 . CCC Hệ số Spearman .599** -.204** .491** 1 Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 . LOS Hệ số Spearman -.299** -.297** -.046 -.116* 1 Sig. (2- tailed) .000 .000 .273 .007 . DR Hệ số Spearman -.051 .175** .116** -.065 .229** 1 Sig. (2- tailed) .241 .000 .007 .131 .000 . FATA Hệ số Spearman .001 .044 -.046 -.074 .134** -.364** 1 Sig. (2- tailed) .979 .303 .288 .086 .002 .000 GROSSPR Hệ số Spearman -.393** -.215** -.177** -.291** .224** -.298** .214** 1 Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .

Chúng ta bắt đầu phân tích với kết quả tương quan giữa kỳ thu tiền bình quân và tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích tương quan cho thấy hệ số âm là -0.393 với p-value = 0,000. Kết quả p-value này nhỏ hơn 0,05 nên có ý nghĩa cao ở mức  =1%, điều này có nghĩa rằng nếu kỳ thu tiền bình qn tăng sẽ có

tác động nghịch chiều lên khả năng sinh lợi làm khả năng sinh lợi của công ty giảm. Kết luận này phù hợp với thực tế hiện nay, thơng thường một cơng ty bán hàng thích thu tiền mặt ngay nhưng do áp lực cạnh tranh nên các công ty thường thực hiện bán hàng thu tiền sau để tăng doanh số bán hàng. Khi thực hiện bán hàng tín dụng tức là cơng ty đã cung cấp một khoản tín dụng cho người mua, nếu thời gian thu hồi các khoản tín dụng ngày càng dài, tức là công ty phải đầu tư nhiều hơn vào tài sản lưu động thì cơng ty càng mất cơ hội sử dụng các khoản tín dụng đó vào các đầu tư khác dẫn đến giảm khả năng sinh lợi của công ty. Mối tương quan giữa thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và khả năng sinh lợi cũng cho thấy kết quả tương tự. Hệ số tương quan là -0,177 và p-value = 0,000. Điều này lại một lần nữa cho thấy kết quả là rất có ý nghĩa cao ở mức  =1%. Mối tương quan này chỉ ra rằng, nếu công ty cần nhiều

thời gian hơn để bán hàng tồn kho sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng sinh lợi của công ty. Khi công ty đầu tư vào hàng tồn kho thì vốn đầu tư tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm, nếu công ty mất nhiều thời gian để bán hàng tức là vốn đầu tư sẽ bị giam ở trạng thái hàng tồn kho lâu hơn và hàng sẽ lâu được bán để thu tiền hơn, dẫn đến đầu tư khơng hiệu quả, chi phí cơ hội lớn, làm mất cơ hội đầu tư vào các dự án sinh lời khác dẫn đến giảm khả năng sinh lợi của công ty. Tương tự như vậy, kết quả tương quan giữa kỳ thanh tốn bình qn và khả năng sinh lợi của công ty cũng âm với hệ số tương quan là -0,215 và p-value = 0,000. Kết quả này cũng có mức ý nghĩa cao tại mức  =1%. Điều này có nghĩa là các cơng ty sẽ bị ảnh hưởng bất lợi nếu trì hỗn các khoản thanh tốn cho nhà cung cấp. Mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thanh tốn bình qn và tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh là phù hợp với quan điểm cho rằng các cơng ty có ít lợi nhuận phải mất nhiều thời gian để thanh tốn các hóa đơn cho nhà cung cấp. Trong trường hợp này khả năng sinh lợi tác động đến kỳ thanh tốn bình qn của cơng ty và ngược lại. Một lý do khác giải thích mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thanh tốn bình qn và tỷ lệ lãi

gộp/tài sản hoạt động kinh doanh có thể là do các công ty ở Việt Nam mất quá nhiều thời gian để thanh tốn các hóa đơn cho nhà cung cấp. Đẩy nhanh quá trình thanh tốn cho nhà cung cấp có thể làm tăng lợi nhuận vì các doanh nghiệp thường được giảm giá đáng kể khi thanh toán sớm hoặc thanh toán kịp thời.

Chu kỳ chuyển thành tiền mặt được sử dụng như một thước đo toàn diện về quản trị vốn luân chuyển cũng có mối tương quan âm với tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh với hệ số tương quan là -0,291 và p-value là 0,000. Kết quả cũng cho thấy mức ý nghĩa cao với  =1%. Điều này chứng tỏ rằng có thể giảm chu kỳ chuyển thành tiền mặt để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty. Kết luận này phù hợp với phát hiện của các nghiên cứu trước đây. Chu kỳ chuyển thành tiền mặt giảm tức là khoản thời gian lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong một chu kỳ giảm. Quá trình từ khi mua hàng đến khi bán hàng thu tiền được rút ngắn. Lượng vốn cần đầu tư vào tài sản lưu động sẽ giảm giúp gia tăng khả năng sinh lợi của cơng ty. Bằng cách phân tích các mối tương quan trên, ta có thể kết luận rằng nếu cơng ty có thể giảm bớt khoản thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng tính từ thời điểm ghi hóa đơn, giảm bớt thời gian chuyển đổi hàng tồn kho, và thanh toán cho nhà cung cấp đúng hạn thì sẽ đem lại hiệu quả quản trị vốn luân chuyển. Điều này dẫn đến gia tăng khả năng sinh lợi của cơng ty.

Kết quả từ phân tích tương quan cũng cho thấy có mối tương quan dương giữa logarit tự nhiên của doanh số được dùng để đo lường quy mô công ty và tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh. Hệ số tương quan là 0,224 và p-value là 0,000. Kết quả có mức ý nghĩa cao tại  =1%. Mối tương quan dương này cho thấy, khi quy mơ cơng ty tăng lên thì sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của công ty và ngược lại. Các cơng ty có quy mơ lớn thường là các công ty đã tồn tại một thời gian dài trên thị trường, có doanh thu từ hoạt động kinh doanh lớn, các công ty này thường sẽ có uy tín và có nhiều mối quan hệ nên khả năng tiếp cận với các nguồn vốn có chi phí rẻ thường dễ dàng hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ.

Phân tích tương quan Spearman cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều đáng kể giữa kỳ thu tiền bình quân và chu kỳ chuyển thành tiền mặt với hệ số tương quan là 0,599 và p-value = 0,000. Kết quả này có ý nghĩa cao tại mức  =1%. Điều này có

nghĩa rằng, nếu cơng ty mất nhiều thời gian hơn để thu tiền mặt từ khách hàng thì sẽ làm tăng chu kỳ hoạt động hay chu kỳ chuyển thành tiền mặt của công ty.

Đồng thời, phân tích tương quan cũng cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa thời gian chuyển đổi hàng tồn kho với chu kỳ chuyển thành tiền mặt, điều này chứng tỏ rằng nếu cơng ty cần có nhiều thời gian hơn để bán hàng tồn kho thì sẽ làm tăng chu kỳ chuyển thành tiền mặt (Hệ số tương quan dương là 0,491, p-value là 0,000, cho thấy kết quả có ý nghĩa tại mức  =1%.)

Tuy nhiên, kỳ thanh tốn bình qn và chu kỳ chuyển thành tiền mặt lại có mối quan hệ nghịch chiều. Hệ số tương quan là -0,204 và p-value là 0,000 có ý nghĩa cao tại mức  =1%. Điều này cho thấy, khi công ty mất nhiều thời gian hơn để thực

hiện các khoản thanh toán cho nhà cung cấp thì chu kỳ chuyển thành tiền mặt sẽ giảm.

Tất cả những phát hiện về mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh tốn bình qn với chu kỳ chuyển thành tiền mặt là phù hợp với các lý thuyết về chu kỳ chuyển thành tiền mặt. Về mặt lý thuyết, chu kỳ chuyển thành tiền mặt được tính bằng cách cộng kỳ thu tiền bình quân và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và trừ cho kỳ thanh tốn bình qn. Do đó, có thể rút ngắn chu kỳ chuyển thành tiền mặt bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; hoặc giảm kỳ thu tiền bình qn bằng thúc đẩy chính sách bán hàng và thu nợ hợp lý; hoặc kéo dài thời gian thanh tốn bằng cách trì hỗn thời gian thanh tốn cho nhà cung cấp. Các công ty thực hiện các hoạt động này làm rút ngắn chu kỳ chuyển thành tiền mặt nếu chúng khơng làm tăng chi phí cũng như khơng làm giảm doanh số.

Tóm lại, các mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển thành tiền mặt, kỳ thu tiền bình qn, kỳ thanh tốn bình qn và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho với khả năng sinh lợi của công ty là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Deloof (2003) hay của Raheman cùng Nasr (2007) và có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty.

4.3.2. Phân tích hồi quy

Một thiếu sót trong phân tích tương quan Spearman là không xác định nguyên nhân từ kết quả. Do đó, tác giả sử dụng phân tích hồi quy để điều tra tác động của vốn luân chuyển đối với khả năng sinh lợi của công ty. Các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của cơng ty được ước tính theo mơ hình hồi quy với các nhân tố cố định. Mơ hình các nhân tố cố định này giả định cố định một số biến cụ thể để từ đó nắm bắt được tác động của những biến đặc biệt lên khả năng sinh lợi của công ty một cách liên tục theo thời gian. Trong bài nghiên cứu này giả định các biến cố định là DR, LOS, FATA và các biến cần xem xét là AR, AP, INV, CCC.

4.3.2.1. Mơ hình 1

GROSSPRit = β0 + β1 (ARit) + β2 (DRit) + β3 (LOSit) + β4 (FATAit) + ε

Trong mơ hình 1, tác giả sử dụng tỷ lệ Lãi gộp/Tài sản hoạt động kinh doanh (GROSSPR) như là một biến phụ thuộc. Kỳ thu tiền bình quân (AR) là biến độc lập. Trong khi đó, tỷ lệ nợ (DR), quy mô công ty (LOS), và tỷ lệ Tài sản tài chính/Tổng tài sản (FATA) là các biến điều khiển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 52 - 56)