Kết quả hồi quy mơ hình 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 56 - 58)

Tỷ lệ lãi gộp/Tài sản hoạt động kinh doanh (GROSSPR)

 Std. Error Sig. VIF

AR -.254 .039 .000 1,188 LOS .213 .041 .000 1,265 DR -.354 .040 .000 1,179 FATA .105 .039 .008 1,133 F-value 20.105 .000 Durbin-Watson 1.926 N = 540 R-Sq 27,5% R-Sq (adj) 26,2%

Mơ hình 1 được ước tính với các tác động cố định và bao gồm cả kỳ thu tiền bình quân đại diện cho một thước đo của chính sách tài khoản phải thu. Trong mơ hình 1, hệ số phản ánh tác động của kỳ thu tiền bình quân đối với khả năng sinh lợi

của công ty. Kết quả hồi quy này chỉ ra rằng hệ số  của các khoản phải thu với khả năng sinh lợi là âm (-0.254), tức là với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi kỳ thu

tiền bình qn tăng 10% thì khả năng sinh lợi của cơng ty giảm 2,54%. Với p-value =

0,000 (p-value<0,05), kết quả có mức ý nghĩa cao tại α = 0,01. Điều này ngụ ý rằng sự gia tăng hoặc giảm các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của công ty. Kết quả này phù hợp với thực tế và phát hiện trong các nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm thường không yêu cầu khách hàng phải thanh toán tiền ngay mà hầu hết là cho phép trả chậm. Đối với một doanh nghiệp khoản phải thu chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tài sản lưu động. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải sử dụng chính sách bán chịu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Một trong những kỹ thuật làm giảm rủi ro khi thực hiện chính sách bán chịu đó là tăng tốc độ thu tiền. Khi kỳ thu tiền bình quân giảm tức là công ty tăng được tốc độ thu tiền, giảm rủi ro liên quan đến việc thu hồi nợ, đồng thời giảm các chi phí liên quan đến việc giám sát và thu hồi nợ, do đó làm tăng khả năng sinh lợi của công ty.

Tỷ lệ nợ được sử dụng như một đại diện cho các địn bẩy, từ phân tích hồi quy cho thấy rằng tỷ lệ nợ có mối quan hệ âm với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan là - 0,354 và có ý nghĩa ở mức α = 0,01, tức là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,

khi tỷ lệ nợ của cơng ty tăng 10% thì khả năng sinh lợi của công ty giảm 3,54%. Điều

này có nghĩa rằng nếu có sự gia tăng tỷ lệ nợ sẽ dẫn đến giảm khả năng sinh lợi của công ty. Kết luận trên phù hợp với lý thuyết tài chính về tác động của địn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ tương đối lớn trong cấu trúc vốn sẽ có các chi phí tài chính cố định tương đối lớn do khi doanh nghiệp vay nợ nhiều đến một mức nào đó thì thường các chủ nợ sẽ địi hỏi một mức lãi suất lớn hơn từ khoản vay đó để bù đắp những rủi ro mà họ có thể gặp phải.

Kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng có một mối quan hệ dương giữa ln(doanh thu), tài sản tài chính/tổng tài sản và khả năng sinh lợi của công ty. Các hệ số tương ứng là 0,213 và 0,105. Cả hai đều có ý nghĩa tại α = 0,01. Điều đó ngụ ý rằng quy mơ của cơng ty có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Quy mô công ty càng lớn sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi càng tăng. Các cơng ty có quy mơ lớn thường có khả

năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài trợ trên thị trường hơn các cơng ty nhỏ nên có thể giảm được thâm hụt tiền mặt trong công ty, cũng như vay nợ kịp thời với chi phí thấp để đáp ứng các khoản thanh tốn khẩn cấp trong cơng ty.

R2 điều chỉnh bằng 26,2%. Thống kê F được sử dụng để kiểm tra ý nghĩa của R. Từ kết quả của SPSS, chúng ta thấy rằng mơ hình là phù hợp với F-thống kê 20.105 và p-value là 0,000 < 0,05. Kết quả cho thấy mức ý nghĩa cao tại α = 1%.

Vậy từ kết quả hồi quy trên có thể kết luận rằng kỳ thu tiền bình qn có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty và đây là mối quan hệ nghịch chiều. Các nhà quản lý có thể tăng khả năng sinh lợi của cơng ty bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân bằng nhiều cách như tăng tốc độ thu tiền, tăng chiết khấu với các khoản thanh tốn sớm, tăng chi phí đối với các khoản thanh tốn muộn,….

4.3.2.2. Mơ hình 2

GROSSPRit = β0 + β1 (APit) + β2 (DRit) + β3 (LOSit) + β4 (FATAit) + ε

Trong mơ hình 2, có biến phụ thuộc tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh và các biến độc lập giống mơ hình đầu tiên. Sự khác biệt duy nhất là biến kỳ thu tiền bình quân (AR) được thay bằng biến kỳ trả tiền bình quân (AP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần phi tài chính ở việt nam (Trang 56 - 58)