Các yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (Trang 39 - 42)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKTING-MIX TRONG NGÂN HÀNG

2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động Marketing–mix của Ngân hàng

2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Trong năm 2009 Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng và kịp thời giúp nền kinh tế hoàn thành hai mục tiêu: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ

tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Năm qua kinh tế VN đã đạt mức tăng trưởng 5,32% - vượt mục tiêu đề ra. Lạm phát 6,52% - thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thơng qua. Thu ngân sách vượt dự tốn và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra.

Theo NHNN, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn ngành NH năm 2009 là 37,73% vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% đề ra cho cả năm. Do tác động của các giải pháp kích thích kinh tế, nhu cầu vay vốn của các DN, hộ sản xuất tăng cao, kéo theo tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH ở mức cao. Huy động vốn của các TCTD đã gặp nhiều khó khăn trong năm qua, ảnh hưởng đến khả năng cân đối vốn của các TCTD. Lãi suất huy động tăng cao trong khi trần lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất cơ bản làm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc trích lập DPRR và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các TCTD (tham khảo phụ lục 2-Hình 2.2: Biểu đồ diễn biễn tăng trưởng tín dụng và kinh tế hàng

quý giai đoạn 2000-2008).

Việc nới lỏng CSTT, nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng đang ở mức cao, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động CSTT.

Trong các định hướng của năm 2010, NHNN xác định mức tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế năm 2010 được đặt ra tăng khoảng 25% so với cuối năm 2009. Việc định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 25% được NHNN xem xét trên cơ sở yêu cầu “thắt” dần CSTT để phòng ngừa khả năng lạm phát cao trở lại, nhưng cũng tránh việc thắt chặt đột ngột có thể gây “sốc” đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động của các DN.

So với năm 2008, năm điển hình của CSTT thắt chặt, mức tăng trưởng trên cũng cao hơn: 25% so với 21%. Tất nhiên, bối cảnh kinh tế của năm 2010 được dự báo đã có nhiều khác biệt so với năm 2008.

NHNN tiếp tục khẳng định quan điểm sẽ tập trung tín dụng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nơng thơn, hạn chế tín dụng đối với các nhu cầu vốn ở các lĩnh vực phi sản xuất.

Như vậy, sau năm 2009 với tăng trưởng tín dụng khá cao, từ ngày 1/1/2010, các NHTM bắt đầu dự kiến kế hoạch phát triển tín dụng theo định hướng tăng trưởng 25%. Khơng loại trừ tình huống mốc định hướng này có thể được điều chỉnh trong năm, như đã diễn ra trong năm 2009, bởi NHNN cho biết chính sách điều hành vẫn linh hoạt theo bối cảnh của nền kinh tế và sự ổn định chỉ mang tính tương đối.

Dự kiến trong năm 2010 và năm 2011 ngân hàng nhà nước vẫn kiểm sốt tăng trưởng tính dụng khoảng 20-25%, và coi kiểm sốt tăng trưởng tín dụng là 1 trong những biện pháp làm giảm áp lực lạm phát (tham khảo phụ lục 2-Hình 2.3: Biểu đồ diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát từ 2008-2009).

Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại VN. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần...(tham khảo phụ lục 2-

Hình 2.4: Diến biến tỷ giá USD/VND từ 2008-2009).

Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường khơng chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn ln nằm ngồi biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá:

VND đã chịu sức ép giảm giá so với USD trong một thời gian dài. So với đầu năm 2007, VND đã tăng giá khoảng 20% so với USD tính theo tỷ giá hiệu dụng thực, trong đó ngun nhân chính là do lạm phát (đo bằng CPI) ở VN trong hai năm 2007 và 2008 rất cao, lần lượt là 12,7% và 20%.

Trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6,52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh tốn. Nhìn vào Bảng 1, có thể thấy cán cân thanh tốn của VN đã thặng dư lớn trong năm 2007 (+10,2 tỷ USD), tuy nhiên mức thặng dư này đã giảm mạnh trong năm 2008 (chỉ còn + 0,5 tỷ USD), và chuyển sang thâm hụt (-5,7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009 (tham khảo phụ lục 2-

Hình 2.4 Biểu đồ diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009).

Bên cạnh những yếu tố lạc quan, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn một số hạn chế. Tăng trưởng kinh tế tuy đã vượt qua được giai đoạn suy giảm, nhưng chưa thực

sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Xuất khẩu hàng hoá đạt 32,55 tỷ USD, giảm 12%; kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 36,18 tỷ USD, giảm 31%, do vậy nhập siêu hàng hoá năm 2009 vẫn ở mức 3,63 tỷ USD. Điều này cùng với nguồn vốn FDI giảm mạnh trong năm dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối bị co hẹp. (tham khảo phụ lục 2-Hình 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2004-2009).

Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của các tổ chức dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, gây khó khăn cho các TCTD trong việc cân đối vốn.

Trước những biến động khôn lường trong năm qua NHNN đã thực hiện hàng loạt các giải pháp điều hành CSTT, như: (i) Triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; (ii) Điều chỉnh giảm hoặc tăng lãi suất cơ bản phù hợp với yêu cầu của thị trường, trong từng giai đoạn; (iii) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống các TCTD và ổn định thị trường tiền tệ; (iv) Thực hiện hoán đổi ngoại tệ để giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn VND và ngoại tệ cuả các NHTM, đồng thời bổ sung thêm nguồn ngoại tệ để NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết; (v) Điều hành chính sách tỉ giá linh hoạt phù hợp với tín hiệu của thị trường...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)