Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (Trang 45 - 48)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKTING-MIX TRONG NGÂN HÀNG

2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động Marketing–mix của Ngân hàng

2.2.1.4 Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật

Theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về cơng nghệ thơng tin thì cơng nghệ thông tin VN tăng 9 bậc, từ 82 lên 73/127 nước với nhiều chỉ số khả quan như: phát triển hạ tầng (đứng thứ 16), giá cước di động (28), ưu tiên của chính phủ (37)...Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều điểm yếu như: an ninh mạng (101), quyền sở hữu trí tuệ (100), chất lượng đào tạo kém (109), gánh nặng do các qui định nhà nước (105), sử dụng Internet trong kinh doanh (101)... Và qua thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng viễn thông ở VN năm 2009 tiếp tục tăng trưởng mạnh, phát triển mới trên 19,5 triệu thuê bao, nâng tổng số điện thoại của cả nước lên 143,8 triệu thuê bao, tăng 56,2% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,9 triệu thuê bao cố định, tăng 30,4% và 123,9 triệu thuê bao di động, tăng 61,4%. Tổng Cục Bưu chính Viễn thơng cũng đã có kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD để phát triển mạng lưới thông tin viễn thông.

Cũng theo Tổng Cục Thống kê, số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước tính tới cuối tháng 4/2010 khoảng 3,2 triệu, tăng 35,6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó VNPT đạt 2,3 triệu thuê bao, tăng 49,8%. Ngoài ra, số người sử dụng Internet cũng đạt 24,3 triệu người, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2008.

VN đã ứng dụng thành công công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, ứng dụng cơng nghệ trực tuyến; góp phần bước đầu hình thành Chính phủ điện tử một cách chuyên nghiệp và có hệ thống. Các SP điện tử, máy tính và linh kiện của VN tiếp tục là một trong các SP xuất khẩu hàng đầu.

Trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng: VN đã có Luật Giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020” cũng như “đề án hiện đại hóa NH” của NHNN. Song, trình độ cán bộ khơng theo kịp những yêu cầu phát triển công nghệ đã trở thành một lực cản không nhỏ đối với nhiều NH khi muốn hiện đại hóa các hoạt động của

mình. Các NH vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu chiến lược công nghệ thông tin, trình độ thiết kế tổng thể cịn yếu, hệ thống ứng dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu định hướng dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động.

Trong số gần 100 NHTM và các định chế tài chính đang hoạt động thì chỉ có khoảng 16 đơn vị đầu tư hệ thống “core banking”. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều NHTM đã thực hiện các nghiệp vụ NH điện tử nhưng đa phần mới chỉ dừng lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin. Mặt khác, dù hoạt động NHBL đã được phân phối qua nhiều kênh khác nhau: mạng lưới chi nhánh, mạng lưới ATM, các trung tâm xử lý, SMS banking, phone banking, mobile banking, internet banking… nhưng chủ yếu vẫn là thực hiện trực tiếp tại quầy, chứ các giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến hoặc đang hoạt động ở mức độ thử nghiệm.

DV thanh tốn thẻ cịn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển được sâu rộng trong đại bộ phận dân chúng. Số lượng máy ATM ở VN cịn q ít, chỉ 65 máy trên 1 triệu người dân trong khi các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Hongkong, Singapore, Nhật tuần tự là 66, 77, 142, 251, 405, 415, 1246; nguyên do ở VN hiện nay đang thiếu đường truyền và vấn đề an ninh chưa đảm bảo nên chỉ đặt máy tại chi nhánh NH hoặc UBND phường, xã. Dù rằng lợi ích của việc chia sẻ hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới đã được khẳng định từ lâu trong cộng đồng NH, nhưng trên thực tế việc kết nối giữa các NH trong nước với nhau vẫn triển khai chậm chạp và càng kết nối kém với các NH nước ngoài; nhất là hệ thống này vẫn chưa cho phép tự động gửi tiền, kiểm đếm tiền gửi. Ngoài ra, do thiếu sự phối hợp giữa các NHTM trong việc lắp đặt và ứng dụng cơng nghệ thanh tốn này vào thực tiễn nên tiện ích của thẻ ATM chưa cao. DV thẻ tín dụng quốc tế hay một số DV thẻ hiện đại khác vẫn chưa được NH áp dụng rộng rãi. DV mua bán trực tuyến khá phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới nhưng chưa phát triển mạnh ở VN do thói quen của người dân VN là phải nhìn tận mắt mặt hàng định mua và trình độ cơng nghệ NH chưa cho phép triển khai mạnh mẽ loại hình DV này.

Theo đánh giá của các chuyên gia và cả người tiêu dùng, DV giao dịch NH trực tuyến của hệ thống NH VN chưa đạt tiêu chuẩn và chưa theo kịp tốc độ phát triển của

thị trường, cũng như thiếu đầu tư chiều sâu về công nghệ nên dễ dẫn đến mất lòng tin ở người tiêu dùng.

2.2.2 Yếu tố môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp ngân hàng).

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Theo thống kê của NHNN, tổng số NH hiện nay trên lãnh thổ VN 94 ngân hàng trong đó: 39 NH TMCP đô thị, 5 NHTM nhà nước. Đối với NH có yếu tố nước ngồi hiện nay gồm 40 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH 100% vốn nước ngồi dưới hình thức Cơng Ty TNHH một thành viên và 5 NH liên doanh thành lập tại VN. Qua đó cho thấy sức cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng quyết liệt, đối thủ cạnh tranh của TCB ngày càng đa dạng hơn.

Căn cứ theo phạm vi hoạt động, quy mô vốn – tài sản, thị phần, tác giả đưa ra nhận định 10 NH quan tâm của TCB bao gồm:ACB, Sacombank, Excimbank, SCB, Đông Á, VCB, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, BIDV, HSBC, đây có thể là những đối thủ cạnh tranh của TCB trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới (tham khảo phụ lục 3-Bảng 2.6 -Số liệu so sánh 10

ngân hàng quan tâm của TCB).

Trong các đối thủ cạnh tranh trên, một số NH đạt hiệu quả kinh doanh khá cao là Ngân hàng TMCP Công thương (ROE = 26,83%); BIDV (ROE = 26,83%); Ngân hàng TMCP Á Châu (ROE = 28,12%); và đặc biệt là Ngân hàng TNHH 1 TV HSBC VN mặc dù mới thành lập tại VN nhưng hiệu quả đạt được là khá cao (ROE = 25,39%). Đây là những NH có tiềm lực tài chính cao, lượng khách hàng lớn, thị trường hoạt động tương đối ổn định và có khả năng mở rộng, sức cạnh tranh ở mức khá cao. (tham khảo phụ lục 3 – Bảng 2.7, Bảng 2.8, Bảng 2.9, Bảng 2.10)

Phân tích so sách 6 ngân hàng là đối thủ cạnh tranh chính của TCB: bao gồm ACB, Sacombank, Excimbank, Vietinbank, Vietcombank, HSBC Việt Nam (tham

khảo phụ lục 4- Hình 2.6: Các biểu đồ so sánh quy mô hoạt động của TCB so với 6

ngân hàng đối thủ cạnh tranh)

Trên thực tế hiện nay, TCB có hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ACB và Sacombank. Do vậy, việc xây dựng chiến lược của TCB cần hướng đến sự hồn thiện điểm yếu để tấn cơng ngân hàng ACB và thực hiện phòng thủ ngân hàng Sacombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)