Các mơhình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty tại việt nam (Trang 28)

CHƯƠNG III : PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Các mơhình nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình phân tích hồi quy bội để xác định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của cơng ty.

Mơ hình tổng quát:

GOPit = β0 +∑ βi Xit + ε

Trong đó:

GOPit: Khả năng sinh lợi của công ty i tại thời điểm t, i=1,2,3,...,305.

β0: Hệ số góc của phương trình.

βi: Hệ số hồi quy của biến Xit.

Xit: Các biến độc lập khác nhau của vốn luân chuyển của công ty i tại thời điểm t. t: thời gian: 1, 2, 3,.., 7 năm.

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy bội với các biến điều khiển như LnS, FD, FA là các nhân tố cố định, các biến độc lập như AR, AP, INV, CCC sẽ

được sử dụng lần lượt ở các mơ hình nhằm phân tích tác động của từng thành phần

trong vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của công ty. Do vậy, khi chuyển đổi mơ hình trên theo các giả thuyết của bài nghiên cứu thì mơ hình tổng quát sẽ được khai triển thành các phương trình cụ thể như sau:

Mơ hình 1: Mơ hình phân tích mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và

khả năng sinh lợi của Công ty:

GOPit = β0 + β1(ARit)+ β2(FDit)+ β3 (LnSit)+β4(FAit)+ ε

Mơ hình 2: Mơ hình phân tích mối quan hệ giữa kỳ trả tiền bình quân và khả

năng sinh lợi của Cơng ty:

Mơ hình 3: Mơ hình phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi hàng tồn

kho và khả năng sinh lợi của Công ty:

GOPit = β0 + β1(INVit)+ β2(FDit)+ β3 (LnSit)+β4(FAit)+ ε

Mơ hình 4: Mơ hình phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

và khả năng sinh lợi của Công ty:

GOPit = β0 + β1(CCCit)+ β2(FDit)+ β3 (LnSit)+β4(FAit)+ ε

Trong đó:

GOP: tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh (Gross Operating Profit). AR: Kỳ thu tiền bình quân.

INV: Chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho. AP: Kỳ trả tiền bình quân.

CCC: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. FD: Tỷ lệ nợ.

LnS: Quy mơ cơng ty.

FA: tài sản tài chính/tổng tài sản.

ε: Sai số.

3.3 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Để phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của

Công ty, nghiên cứu này sử dụng các biến dựa trên nghiên cứu của Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathurvề mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả

năng sinh lợi của các công ty. Các biến sử dụng bao gồm biến phụ thuộc, các biến độc lập và một số biến điều khiển.

Tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh được sử dụng như thước đokhả năng sinh lợi của công ty được là biến phụ thuộc.Tỷ lệ này được tính bằng doanh số

Theo tác giảDeloof (2003) thì tài sản tài chính chủ yếu là cổ phần trong các cơng ty trực thuộc, nhằm đóng góp vào các hoạt động của công ty nắm giữ chúng, bằng cách thiết lập một mối quan hệ lâu dài và cụ thể.

Đối với một số công ty, tài sản tài chính là một phần quan trọng của tổng tài

sản.Khi tài sản tài chính là một phần chính của tổng tài sản thì các hoạt động kinh doanh sẽ đóng góp ít vào lợi nhuận trên tài sản tổng thể. Do đó, đây là lý do tại sao lãi rịng trên tài sản khơng được coi là một thước đo của khả năng sinh lợi. Lý do cho việc sử dụng biến này thay vì sử dụng lợi nhuận trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) hay lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế, là vì tác giả muốn kết hợp hoạt

động “thành công” hay “thất bại” với các tỷ số hoạt động và liên hệ biến này với

các biến hoạt động khác (ví dụ, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt). Hơn nữa, tác giả muốn loại trừ sự tham gia của bất kỳ hoạt động tài chính nào khỏi hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Vì vậy, tác giả trừ đi tài sản tài chính khỏi tổng tài sản.

Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng như một đại diện cho các chính sách thu tiền, đây là một biến độc lập. Kỳ thu tiền bình qn được tính bằng các khoản phải thu x365/ doanh số bán hàng. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách bán chịu của cơng ty. Nếu kỳ thu tiền bình qn thấp tức là vịng quay khoản phải thu thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém đi do vốn bị chiếm dụng nhiều.

Nhưng ngược lại, kỳ thu tiền bình quân quá cao thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng kỳ thu tiền bình qn có mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc đo lường khả năng sinh lợi của công ty là tỷ lệ lãi gộp trên tài sản hoạt động kinh doanh.

Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho được sử dụng như một đại diện cho các chính sách hàng tồn kho, thể hiện khả năng quản trị các khoảnhàng tồn kho của

công ty, đây là một biến độc lập. Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho được tính bằng hàng tồn kho x 365/ chi phí của hàng hóa bán ra. Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho

trong một năm cho phép đánh giá khả năng doanh nghiệp đó chuyển hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng hay khơng.Tốc độ luân chuyền hàng tồn kho chậm

thường dẫn đến tình trạng có q nhiều vốn bị chôn trong hàng tồn kho. Điều này

gây tốn nhiều chi phí, như các chi phí lưu kho, ngồi ra cơng ty cũng mất đi cơ hội

đầu tư vào phương án kinh doanh khác nếu vốn nằm trong hàng tồn kho quá nhiều. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng thời gian chuyển đổi hàng tồn

kho có mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc đo lường khả năng sinh lợi của công ty là tỷ lệ lãi gộp trên tài sản hoạt động kinh doanh.

Kỳ trả tiền bình quân được sử dụng như một đại diện cho các chính sách thanh tốn, đây là một biến độc lập. Kỳ trả tiền bình quân được tính bằng khoản

phải trả x 365/ chi phí của hàng hóa bán ra.Các nghiên cứu trước đây cho thấy có hai kết quả về mối quan hệ giữa kỳ trả tiền bình quân và khả năng sinh lợi. Có

nghiên cứu tìm ra mối tương quan dương giữa kỳ thanh tốn bình qn và khả năng sinh lợi như nghiên cứu của Mathuva (2009), Biger và Mathur (2010)… Trong khi

đó, nghiên cứu khác lại tìm thấy mối tương quan âm giữa kỳ thanh tốn bình quân

và khả năng sinh lợi như nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009). Việc chúng ta kéo dài thời gian thanh toán tiền mua hàng hóa cho nhà cung cấp có một chi phí tiềm ẩn khá cao do công ty đã bỏ qua các khoản chiết khấu thanh tốn, ngồi ra việc này có thể làm giảm uy tín của cơng ty, về lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của cơng ty. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng kỳ trả tiền bình qn có mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc đo lường khả năng sinh lợi của công ty là tỷ lệ lãi gộp trên tài sản hoạt động kinh doanh.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được sử dụng như một thước đo toàn diện về quản trị vốn luân chuyển, đây cũng là một biến độc lập. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

được tính bằng cách lấy kỳ thu tiền bình qn + Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho

- Kỳ trả tiền bình quân. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt

mặt nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, chu kỳ

chuyển đổi tiền mặt lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải đầu tư thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình.Quá trình sản xuất

càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải cần thêm để đầu tư càng lớn. Khi

lượng vốn đầu tư thêm vào vốn luận chuyển nghĩa là công ty bị mất đi cơ hội đầu tư

vốn vào những mục đích khác có thể đem lại khả năng sinh lợi cao hơn cho công ty. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty dựa trên mẫu nghiên cứu là các công ty tại Việt Nam. Do đó, tác giả lần luợt kiểm định sự tác động của kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó đến khả năng sinh lợi của cơng ty qua bốn mơ hình hồi quy. Để thực hiện điều đó, bài nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định dựa trên giả

thuyết được xây dựng như sau:

H01: Khơng có mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị vốn luân chuyển và khả

năng sinh lợi của các công ty ở Việt Nam.

H11: Có mối quan hệ đồng biến giữa hiệu quả quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty của các công ty ở Việt Nam. Các Công ty quản trị vốn luân chuyển càng hiệu quả thì khả năng sinh lợi của công ty càng cao và ngược lại.

Bên cạnh các biến chính, bài nghiên cứu cịn sử dụng một số biến điều khiển khác. Logarit của doanh số bán hàng được sử dụng như là thước đo quy mô của công ty là một biến điều khiển. Vì quy mơ cơng ty theo nghiên cứu này được tính theo doanh thu. Do đó, quy mơ cơng ty càng cao đồng nghĩa với doanh thu cao và lợi nhuận cơng ty có sẽ cao hơn do đó tác giả kỳ vọng khi tăng quy mơ thì sẽ làm

tăng khả năng sinh lợi của cơng ty. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ

hai nhằm tìm hiểu mối sự tác động của quy mô công ty đến khả năng sinh lợi của

công ty như sau:

H02: Khơng có mối quan hệ giữa quy mơ công ty và khả năng sinh lợi của cơng ty.

H12: Có tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quy mô và khả năng sinh lợi cơng ty.Điều này có thể là do các cơng ty lớn có khả năng giảm mức độ thâm hụt về

tiền mặt.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ được sử dụng như một đại diện cho địn bẩy, tính bằng

cách chia tổng số nợ cho tổng tài sảnvà tỷ lệ của tài sản tài chính với tổng tài sản cũng có thể là biến điều khiển trong các hồi quy. Sử dụng địn bẩy tài chính có thể

làm tăng giá trị cho công ty do tận dụng được lợi ích từ tấm chắn thuế nhưng nó

cũng tạo ra áp lực cho cơng ty vì các khoản chi trả lãi vay và nợ gốc là nghĩa vụ bắt buộc. Do đó, cơng ty tài trợ nhiều từ nợ có rủi ro lớn. Tại Việt Nam, các rủi ro phát sinh từ sử dụng nợ là rủi ro vỡ nợ, rủi ro kiệt quệ tài chính là khá lớn, nên khi thực hiện bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng có mối quan hệ nghịch biến giữa việc sử dụng nợvà khả năng sinh lợi của công ty. Tác giả đưa vào giả thuyết nghiên cứu thứ

ba về quan hệ giữa việc sử dụng nợ và khả năng sinh lợi của các công ty tại Việt

Nam như sau:

H03: Khơng có mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ và khả năng sinh lợi của các cơng ty ở Việt Nam.

H13: Có mối quan hệ nghịch biến giữa việc sử dụng nợ và khả năng sinh lợi của công ty. Những cơng ty có vay nợ cao thì có khả năng sinh lợi thấp và ngược lại.

Bảng 3.1 tổng hợp về các biến, cách tính các biến và kỳ vọng về ảnh hưởng của các biến lên biến phụ thuộc là khả năng sinh lợi của công ty.

Bảng 3.1: Ký hiệu và định nghĩa các biến và dự báo kỳ vọng ảnh hưởng

Ký hiệu biến Cách tính các biến Kỳ vọng dấu

AR Các khoản phải thu x365/ doanh số bán hàng - AP Khoản phải trả x 365/ chi phí của hàng hóa bán ra - INV Hàng tồn kho x 365/ chi phí của hàng hóa bán ra - CCC Kỳ thu tiền bình quân + Thời gian chuyển đổi hàng

tồn kho - Kỳ trả tiền bình quân - LnS Logarit của doanh số bán hàng, tính cho giai đoạn

một năm +

FD Các khoản nợ ngắn hạn + Nợ vay dài hạn chia cho

tổng tài sản -

FA Tài sản tài chính chia cho tổng tài sản -

Trong đó, các ký hiệu được diễn tả thành tên biến như sau:

AR: Kỳ thu tiền bình quân. AP: Kỳ trả tiền bình quân.

INV: Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho. CCC: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. LnS: Quy mô của công ty.

FD: Tỷ lệ nợ.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Eview

6.0, bao gồm kết quả thống kê mơ tả, kết quả phân tích tương quan và hồi quy, các kiểm định của mơ hình hồi quy.

4.1 Mơ tả thống kê

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy các đặc điểm của mẫu bao gồm giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn của các biến nghiên cứu được sử dụng trong mơ hình.Bảng 4.1 cung cấp số liệu thống kê mô tả cho 305 công ty phi tài

chính trong giai đoạn từ 2006 đến năm 2012 với tổng số 2135 quan sát.

Bảng 4.1:Bảng mô tả thống kê dữ liệu 305 công ty cổ phần tại Việt Nam giai

đoạn 2006–2012:

Biến Cỡ mẫu Giá trị

trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất AR 2135 61,46599 41,85000 73,27902 0,000000 993,2500 AP 2135 44,11368 29,61000 58,31751 0,000000 1327,450 INV 2135 94,14275 71,74000 100,2694 0,000000 1210,440 CCC 2135 111,4951 87,35000 129,0045 -664,1800 1540,030 LnS 2135 11,53662 11,52067 0,631907 9,479215 13,83443 FD 2135 0,501813 0,528666 0,222679 0,003781 0,944343 FA 2135 0,057765 0,019348 0,091176 0,000000 0,639601 GOP 2135 0,213618 0,178838 0,150589 -0,408980 1,523011

Giá trị trung bình của tỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh (GOP) là 21,36% với độ lệch chuẩn là 15,06%. Con số này có ý nghĩa rằng giá trị của tỷ lệ lãi

phía là 15,06%. Giá trị lớn nhất của lệ lãi gộp/tài sản sản hoạt động kinh doanh của

Công ty trong năm là 152,30 % và giá trị nhỏ nhất là -40,89 %.

Thông tin từ bảng mô tả thống kê cũng cho thấy kỳ thu tiền khách hàng (AR) có giá trị trung bình là 62 ngày, trung vị 42 ngày với độ lệch chuẩn 74 ngày, nghĩa làcác công ty cho các khách hàng của họ thời gian trả nợ trung bình là khoảng gần hai tháng.

Trong khi đó thời gian cơng ty trả tiền nợ cho nhà cung cấp trung bình là 45 ngày. Trung vị 30 ngày, với độ lệch chuẩn 59 ngày.

Hàng tồn kho mất trung bình 95 ngày mới được bán, trung vị 72 và độ lệch chuẩn 101 ngày. Điều này cho thấy thời gian tồn kho hàng hóa tại Việt Nam khá

dài.Các công ty Việt Nam cần phải có một chiến lược tồn kho hợp lý để vừa giảm

được chi phí vừa đảm bảo đựơc nhu cầu khách hàng.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có giá trị trung bình khoảng 112 ngày, trung vị 88 và độ lệch chuẩn 129 ngày. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là khoảng thời gian từ

lúc trả tiền mua nguyên vật liệu đến khi thu tiền bán hàng. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dương cho thấy các cơng ty có khoảng thời gian khá dài để quay vòng vốn.

Tất cả các biến độc lập trên đều có độ lệch chuẩn khá lớn, điều này phản ánh mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình là khá thấp. Mẫu nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên các công ty sản xuất trong nhiều lĩnh vực, do các ngành sản xuất khác nhau có chính sách quản trị các thành phần trong vốn luân chuyển khác nhau nên có thể đây là một trong những lý do làm cho số liệu thống kê có sự dao động như vậy.

Logarit tự nhiên của doanh số bán hàng đo lường quy mô của công ty, được sử dụng như là một biến điều khiển. Từ bảng 2, chúng ta có thể thấy rằng giá trị trung bình của logarit của doanh số bán hàng là 11,54 triệu và độ lệch chuẩn là 0,6319 triệu. Giá trị tối đa của logarit của doanh thu cho một công ty trong một năm là 13,83 triệu trong khi gái trị tối thiểu là 9,47 triệu.

Tỷ lệ nợ được sử dụngđể kiểm tra mối quan hệ giữa nợ vay và khả năng sinh lợi. Tỷ lệ này cũng được sử dụng như là một biến điều khiển. Kết quả thống kê mơ tả cho thấy tỷ lệ nợ trung bình là 50,18% với độ lệch chuẩn là 22,27%. Tỷ lệ nợ vay tối đa được sử dụng bởi một công ty là 94,43% là bất thường bởi vì nợ vay quá nhiều trên tổng tài sản. Khi tỷ lệ nợ tối thiểu là là 0,3%, điều này có nghĩa rằng có một số công ty chỉ sử dụng một khoản nợ nhỏ trong hoạt động của mình.

Cuối cùng, tỷ lệ tài sản tài chính trên tổng tài sản được sử dụng như là một biến điều khiển. Giá trị trung bình tỷ lệ này là 5,78% với độ lệch chuẩn 9,11%. Giá trị tối đa của tài sản tài chính trong tổng tài sản là 63,96 % và giá trị tối thiểu là 0%.

4.2 Kết quả phân tích tương quan

Tác giả sử dụng ma trận tương quan để khảo sát tương quan giữa các biến,

được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan và xem xét hệ số tương

quan cặp giữa các biến độc lập và biến kiểm sốt, tìm ra những cặp biến có hệ số

tương quan quá cao. Ma trận tương quan được thiết lập cho các biến trong mơ hình được thể hiện trên Bảng 4.2.

Kếtquảbảngphântíchtươngquanchothấymốiquanhệgiữakỳthutiềnbìnhqnvàt

ỷ lệ lãi gộp/tài sản hoạt động kinh doanh là quan hệ mang dấu âm, với hệ số tương

quan = -0,328728và giá trị p-value = 0,0000. Kết quả này có nghĩa là nếu kỳ thu tiền khách hàng tăng thì sẽ tác động ngược chiều làm cho khả năng sinh lợi của công ty giảm với hệ số p-value rất nhỏ nên có kết quả này phù hợp với mọi mức ý nghĩa.

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Covariance Analysis: Spearman rank-order

Correlation GOP AR AP INV CCC LNS FD FA GOP 1,000000 AR -0,328728 1,000000 AP -0,327220 0,430914 1,000000 INV -0,220381 0,306238 0,360016 1,000000 CCC -0,242704 0,627227 0,165101 0,805357 1,000000 LNS 0,111259 -0,181055 -0,165625 -0,152421 -0,169023 1,000000 FD -0,350257 0,080651 0,295080 0,183199 0,083009 0,209806 1,000000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)