KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THỬ ĐỘ HÒA TAN CẤU TRÚC

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định hệ dung môi hòa tan lignocellulose trong rơm rạ (Trang 76 - 78)

LIGNOCELLULOSE RƠM RẠ TRONG DUNG MÔI BKC VÀ DMSO- BKC.

Thí nghiệm kết thúc bằng sự đánh giá trạng thái hỗn hợp mẫu và căn cứ sự so

Bảng 3.7. Kết quả thử độ hòa tan rơm rạ trong dung môi BKC và DMSO– BKC.

Các thông số và kết quả

STT Mẫu Dung môi sử dụng Trạng thái hỗn hợp Nhiệt độ hòa tan (o C)

1 1 BKC Tan một phần 135

2 2 DMSO–BKC Tan hoàn toàn 120

Kết quả xác định dung môi DMSO–BKC cũng là một dung môi có khả năng

hòa tan lignocellulose rơm rạ. Ban đầu, khi cho rơm vào và gia nhiệt, nhiệt độ đạt

75oC hai mẫu đều có sự chuyển màu (màu vàng nâu) chứng tỏ có sự hòa tan cấu

trúc lignin bên ngoài. Tiếp tục gia nhiệt, ở mẫu 1 lúc đầu rơm tập trung một chỗ khi

nhiệt độ càng tăng cao rơm tản dần ra , lúc này sử dụng đũa thủy tinh khuấy đều để tăng sự tiếp xúc bề mặt rơm với toàn dung môi (vì BKC dạng sánh), nhiệt độ đạt

112oC dịch sánh dần và rơm tan dần hỗn hợp chuyển màu đậm đen dần ( do sự hòa tan lignin tăng); tiếp tục gia nhiệt nhiệt độ lên 135oC mẫu rơm ban đầu vẫn không tiếp tục tan chỉ ở dạng sánh, phần rơm rạ trộn lẫn trong hỗn hợp dung môi BKC,

trong khi đó nếu tiếp tục gia nhiệt mẫu rơm càng chuyển màu đậm và có thể cháy. Một điều thú vị là đối với mẫu 2 khi bổ sung thêm DMSO vào hỗn hợp BKC và

rơm, kết quả hoàn toàn khác ngay khi hỗn hợp đạt 100 oC toàn bộ khối hỗn hợp trong rơm đã chuyển màu khá đậm nhưng sắc màu sáng hơn mẫu 1; tiếp tục gia

nhiệt và khuấy đến 127oC mẫu gần như đã tan hoàn toàn và gần đạt 120oC mẫu đã tan hoàn toàn.

Sự kết hợp DMSO–BKC (Hình 3.11 (b)) không chỉ làm giảm nhiệt độ hòa tan cấu trúc lignocellulose rơm rạ mà làm dịch có màu sáng hơn, mức độ hòa tan cao

hơn so với mẫu sử dụng riêng BKC (Hình 3.11 (a)).

Giải thích cho điều này phải nói đến tính chất hoạt động bề mặt tuyệt vời của

BKC, và tính chất này cũng được thể hiện ở DMSO. Ngay ở mẫu 1 đã có sự hòa tan lignoceliulose tuy nhiên do tính chất tác động lên các thành phần cấu trúc

lignecellulose chưa đủ mạnh chỉ làm tan một phần mẫu đã sử dụng. Sự kết hợp DMSO và BKC làm tăng sự giải thể cấu trúc lignocellulose, tăng tính tác động lên bề mặt các thành phần lignocellulose. Thật ra, DMSO không hề tác dụng với BKC

mà được xem như một sự kết hợp hoàn hảo phá hủy các tế bào, ngay sau sự tác động lên bề mặt của BKC, DMSO thực hiện chức năng phá hủy cấu trúc các tế bào dẫn đến toàn bộ cấu trúc lignocellulose bị giải thể.

Hình 3.11. Mẫu rơm sau xử lý với dung môi BKC (a) và DMSO–BKC (b). Kết luận: dung môi DMSO-BKC có khả năng hòa tan cấu trúc lignocellulose rơm rạ trong điều kiện nhiệt độ 120oC và phương pháp khá đơn giản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định hệ dung môi hòa tan lignocellulose trong rơm rạ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)