Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Chương 2 : Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

2.1 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM

Dựa vào số liệu thống kê của UBCKNN, Cục thống kê TP.HCM cùng với các sự kiện, thông tin được đăng tải trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, tác giả đã tóm tắt diễn biến của thị trường chứng khoán TP.HCM qua các năm như sau:

2.1.1 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2004 - 2005

Chứng kiến sự khởi sắc của TTCK TP.HCM sau giai đoạn chập chững từ năm 2000 đến 2004, từ tháng 8 năm 2005, giao dịch bức phá sau nhiều tháng trầm lắng. Mức độ vốn hóa thị trường đạt 7.472 tỷ đồng, chiếm 0.89% GDP. Trong năm này, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu phát hành thành công ra công chúng. UBCK

cũng cấp phép niêm yết cho 7 công ty với vốn điều lệ 2.117 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk có vốn điều lệ trên 1.500 tỷ đồng.

Nhà nước đã đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, có nhiều thay

đổi trong chính sách liên quan đến TTCK theo hướng ngày càng hoàn thiện, nhất là đối với các NĐT nước ngoài. Cụ thể đã nới lỏng tỷ lệ sở hữu từ 30% lên 49% đối

với các NĐT nước ngoài, cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential, Manulife và một số tổ chức liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở TP.HCM.

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Jan/04 Apr/04 Jul/04 Oct/04 Jan/05 Apr/05 Jul/05 Oct/05

VN-Index

Hình 2.1: Thị trường chứng khoán Tp.HCM năm 2004 - 2005 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.2 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2006

Năm 2006 là năm đột phá của TTCK với hoạt động giao dịch sôi động.

VNIndex từ đầu năm chỉ 305 điểm và đến cuối năm lên đến 751 điểm (tăng 146%). Mức độ vốn hóa thị trường đạt 147.967 tỷ đồng, chiếm 15.19% GDP. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006, TTCK TP.HCM trở thành TTCK có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới. Chính điều này đã thu hút hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Trong khoản từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đơng”, mua bán theo phong trào, qua đó

đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, xuất hiện hiện tượng “bong bóng”.

300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

VN-Index

Hình 2.2: Thị trường chứng khốn Tp.HCM năm 2006 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.3 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2007

Năm 2007 Luật chứng khốn ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính cơng khai minh bạch của các tổ chức niêm yết được

tăng cường. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm, mức tăng trưởng 23.3%. Mức độ vốn hóa thị trường đạt 364.425 tỷ chiếm 31.88% GDP. Trong ba tháng đầu năm 2007, tiếp theo đà tăng “chóng mặt” của năm 2006, TTCK có những đợt sóng cao, chỉ số VNIndex đạt mức 1.170,67 điểm, cao nhất

sau 7 năm hoạt động. Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các cổ phiếu đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch đầu năm, trong đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100% như: STB (113%), REE (122%)… Rất nhiều mã cổ phiếu thiết lập mức giá cao nhất kể từ khi lên sàn trong giai đoạn này. Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm

nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, ban hành những thiết chế

để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản ứng với với hành động

này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt. Các đợt điều chỉnh giảm của thị

trường đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Kết quả là cuối năm tất cả các

yếu tố của thị trường đều giảm rõ rệt.

700 750 800 850 900 950 1000 1050 1100 1150 1200

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

VN-Index

Hình 2.3: Thị trường chứng khốn Tp.HCM năm 2007 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.4 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2008

TTCK năm 2008 khép lại với sự sụt giảm mạnh, thị giá các cổ phiếu giảm mạnh, nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá, tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và bán bớt cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đặc biệt là các doanh

nghiệp quy mô lớn, chưa kể hàng loạt ngân hàng, cơng ty chứng khốn, doanh nghiệp…phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng

TTCK có nguy cơ khủng hoảng thừa.

Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can

thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng UBCKNN đã có 4 lần thay đổi biên độ giao động giá. Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khốn, ngày

04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường. Chính nhờ vậy, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2008, VNIndex đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. Trong giai đoạn này nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm dầu khí, ngun vật liệu và cơng nghệ. Nhưng đến ba tháng cuối năm 2008, thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập đầu năm. Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các

ngành ngun vật liệu, cơng nghiệp, tài chính và cơng nghệ. VNIndex từ đầu năm là 921 điểm đến cuối năm rơi xuống 316 điểm (giảm 66%). Mức độ vốn hóa thị

trường đạt 169.346 tỷ chiếm 11,46% GDP. VNIndex tuột dốc thảm hại khiến nhiều NĐT rời bỏ thị trường. Đây là năm đen tối nhất từ trước đến nay của TTCK

TP.HCM. Tỷ trọng vốn hóa thị trường so với GDP thậm chí cịn thấp hơn cả năm 2006.

200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900 950 1000

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

VN-Index

Hình 2.4: Thị trường chứng khốn Tp.HCM năm 2008 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.5 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2009

TTCK TP.HCM năm 2009 đã có sự phục hồi tương đối ấn tượng. Mức độ

vốn hóa thị trường đạt 495.094 tỷ chiếm 30% GDP, trở lại với tỷ lệ của năm 2007. Năm 2009 cũng đánh dấu sự lên sàn của hàng loạt doanh nghiệp lớn như

Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank… Sự góp mặt của các đại gia này đồng nghĩa với việc nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn. Các

mã cổ phiếu bảo hiểm và ngân hàng trở thành những cổ phiếu “nóng” trên thị trường.

chứng khốn (CTCK) tung các địn bẩy tài chính hỗ trợ NĐT. Hầu hết các CTCK

đều phối hợp với một hay vài đối tác tài chính khác để hỗ trợ vốn cho NĐT với

hình thức đa dạng và thơng thống. Nguồn lực từ các địn bẩy tài chính đã khiến thị trường liên tiếp thiết lập các kỷ lục về thanh khoản nhưng kèm theo đó là những nỗi lo ngày càng lớn dần. Cuối tháng 6 năm 2009, UBCKNN đã phải lên tiếng yêu cầu các CTCK thực hiện nghiêm túc các quy định, đồng thời ngừng ký các hợp đồng

repo mới, NHNN yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứng khoán. Tác

động này đã giúp giảm rủi ro trên TTCK nhờ hạn chế được những dịng tiền ngắn

hạn theo kiểu T+, từ đó NĐT bớt lo lắng với các dòng tiền nợ, làm cho tính ổn định của thị trường tăng lên. Chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính phủ là động lực chính để TTCK phục hồi. Tuy nhiên, do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ công gia tăng nên trong 2 tháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt, dẫn đến thanh khoản trên thị trường giảm sút.

200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

VN-Index

Hình 2.5: Thị trường chứng khốn Tp.HCM năm 2009 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.6 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2010

Nửa đầu năm 2010, TTCK biến động trong biên độ hẹp 480 – 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi ngang trong sáu tháng đầu năm là do tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dịng tiền.

Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, TTCK bước vào giai đoạn lao dốc, mất hơn 16%. VNIndex từ đầu năm là 517 điểm đến cuối năm giảm nhẹ còn 484 điểm (giảm 6%). Mức độ vốn hóa thị trường đạt 590.873 tỷ, đạt xấp xỉ 30%

GDP.

Năm 2010 được xem là năm của các “đội lái”. Những điển hình cho thành cơng của các “đội lái” có thể kể đến như HTV, VHG… Trước đây các mã này rất ít

được NĐT biết đến nhưng sau khi có “bàn tay” của các “đội lái” thì những mã này

tăng điểm chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn với thanh khoản cao. Thế nhưng sau khi bị “đội lái” buông ra, phần lớn những mã này lại quay về với những gì vốn có, thậm chi cịn thấp hơn trước đó. Năm 2010 là năm khối ngoại mua vào với số

lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất kể từ ngày thị trường hoạt động. Cổ

phiếu ngân hàng khơng cịn hấp dẫn các NĐT, thậm chí trong các phiên tăng nóng của thị trường thì nhóm cổ phiếu này cũng chỉ đi ngang.

300 350 400 450 500 550 600 650 700

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

VN-Index

Hình 2.6: Thị trường chứng khốn Tp.HCM năm 2010 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.7 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2011

Trong cả năm 2011, xu thế giảm điểm chiếm ưu thế mạnh, chỉ có khoảng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 và giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, các đợt tăng điểm này chỉ mang tính chất hồn bù cho đợt giảm

trước đó chứ khơng phải chuyển sang một xu thế mới. Hai đợt tăng này chủ yếu là do dòng tiền đầu cơ tham gia thị trường mà dòng tiền này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Do đó thị trường sớm quay trở lại kênh giảm điểm do không được hỗ trợ từ tình hình vĩ mơ. Năm 2011 là năm giảm điểm mạnh của hầu hết các cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình. Bình quân mức giảm điểm là 40%- 50% so với thời điểm đầu năm. Chỉ số VNIndex bị chi phối mạnh bởi một nhóm

các cổ phiếu vốn hóa lớn điển hình là BVH và MSN, vận động của VNIndex khơng phản ánh chính xác xu thế chung của toàn thị trường, mà chỉ phản ánh xu thế của một vài mã cổ phiếu Bluechips.

Năm 2011 chứng kiến niềm tin của giới đầu tư vào thị trường sụt giảm mạnh mẽ, khi liên tiếp các thông tin vỡ nợ từ những vụ tín dụng đen có liên quan đến lĩnh vực bất động sản và chứng khoán lần lượt được đưa ra ánh sáng. Đồng thời, đây

cũng là năm của rất nhiều phiên bán sàn hàng loạt, thanh khoản thấp, người bán khơng có người mua, giá cổ phiếu xuống quá thấp. Tính đến thời điểm cuối năm có khoảng 430 mã có giá giao dịch dưới mệnh giá, có 9 mã cổ phiếu có giá trên 50.000

đồng. Có thể nói đây là năm mà giá cổ phiếu rẻ nhất từ trước tới nay, thậm chí cịn

rẻ hơn thời kỳ khủng hoảng năm 2009 khi đáy của VNIndex là 235 điểm.

Năm 2011 khối đầu tư ngoại mua ròng mạnh ở hai quý đầu năm và bán ròng mạnh ở hai quý cuối năm. Trong năm, VNIndex đã giảm 35% tại thời điểm cuối

năm so với thời điểm đầu năm. Có thể thấy khối đầu tư ngoại chịu thiệt hại khá

300 350 400 450 500 550 600 650 700

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

VN-Index

Hình 2.7: Thị trường chứng khốn Tp.HCM năm 2011 Nguồn: Số liệu lịch sử từ Công ty FPTS [2]

2.1.8 Diễn biến thị trường chứng khoán TP.HCM năm 2012

Thị trường chứng khốn trong năm 2012 khơng thực sự phát huy tốt vai trò là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp do rủi ro tăng cao và triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết bị tác động xấu trước những biến động khơng tích cực của kinh tế trong nước cũng như thế giới. Thống kê của UBCK cho thấy, 9 tháng đầu năm 2012, toàn thị trường có tới 143 doanh nghiệp bị lỗ, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, có tới 438 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chi phí đầu vào của doanh nghiệp (như giá xăng dầu, điện, chi phí lãi vay…) tăng cao, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, hàng tồn kho tăng trong khi đầu ra cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc hay tự nguyện rút khỏi sàn. Tính đến thời điểm ngày 14/12/2012, VNIndex tăng 11,6% so với cuối

năm 2011 trong khi HNX giảm 7,6%. HNX đã liên tục phá đáy lịch sử trong những ngày giao dịch của tháng 11/2012, với mức đáy kỷ lục thiết lập ngày 06/11/2012 là 50,33 điểm.

Có thể nói năm 2012 là năm có nhiều chuyển biến tích cực lẫn tiêu cực nhất trong 5 năm gần đây. Hàng loạt các biện pháp kích cầu của Bộ Tài chính và UBCK

đưa ra nhằm thúc đẩy thanh khoản cho thị trường ở thời điểm cuối năm 2012 như:

- Lần đầu tiên đưu vào áp dụng hai chỉ số VN30 và HNX30 bao gồm 30 cổ phiếu thanh khoản nhất trên mỗi sàn.

- Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

- Chính thức luật hóa nghiệp vụ margin (60:40). - Áp dụng lệnh thị trường MP.

- Chính thức giảm ngày thanh tốn cổ phiếu từ 15 giờ chiều ngày T+3 sang 9 giờ sáng ngày T+3.

- Chính thức cấp phép cho quỹ đầu tư mở.

Các thông tin này giúp VNIndex tăng gần 40%, HNX tăng 44% trong vòng 5 tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK phục hồi ấn

tượng nhất trong khư vực Châu Á. Ngoài ra, năm 2012 đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc hoàn thiện khung pháp lý trên TTCK Việt Nam. 15 đề án, nghị định,

thông tư đã được ban hành; 10 văn bản pháp lý đã hoàn thiện chờ ban hành và hàng loạt văn bản pháp lý khác trong lĩnh vực chứng khoán đang được soạn thảo. UBCK

đã tổ chức tới 7 đoàn thanh tra, 60 đoàn kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh

chứng khốn, cơng ty đại chúng, cơng ty kiểm tốn về các vấn đề thao túng giá. Kết quả, 146 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt trên 8,5 tỷ đồng. Việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng đã phần nào

củng cố được niềm tin của NĐT tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)