Chương 3 : Mơ hình và kết quả nghiên cứu
3.4 Kết quả thực nghiệm
3.4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng 3.1: Kết quả thống kê mô tả các biến Dữ liệu ngày Dữ liệu tuần
CSAD CSAD Trung bình 0.02187 0.00054 0.02136 0.00253 Lớn nhất 0.08632 0.08050 0.08279 0.20660 Nhỏ nhất 0.00166 (0.04840) 0.00318 (0.15630) Độ lệch chuẩn 0.01136 0.01675 0.01113 0.04652 Số quan sát 2242 2242 448 448
Theo bảng kết quả, CSAD ở cả hai trường hợp thống kê theo tuần và thống kê theo ngày có giá trị trung bình và độ phân tán tương đương nhau cho thấy khơng có sự thay đổi tỷ suất sinh lợi một cách đột biến của một nhóm cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường trong thời kỳ khảo sát. Nếu có sự biến động thì đây là biến động
khơng đáng kể của một vài cổ phiếu cá biệt hoặc là sự biến động chung của tất cả
cổ phiếu theo xu hướng chung của thị trường. Một mặt khác, trung bình thống
kê theo tuần lớn hơn thống kê theo ngày (0,25% > 0,05%) và độ lệch chuẩn thống kê theo tuần lớn hơn theo ngày (0.046 > 0.016). Do đó, có thể thấy quyết định đầu tư theo tuần có khả năng mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn nhưng lại có mức rủi ro cao hơn.
3.4.2 Kết quả hồi quy
Tác giả hồi quy mơ hình bằng phương pháp OLS với ba biến CSAD,
& cho tồn bộ 2.242 quan sát ngày, trong đó có 1.154 ngày Rm,t dương và 1.088 ngày Rm,t âm.
Bảng 3.2: Kết quả hồi quy hành vi bầy đàn cho toàn bộ dữ liệu ngày và trong hai trường hợp thị trường tăng & giảm
Toàn bộ quan sát Thị trường tăng (Rmt > 0) Thị trường giảm (Rmt < 0) R-squared 0.1569 0.2024 0.1183 (p-value) 0.0000 0.0000 0.0000 -5.8678 -4.4018 -9.1963 (p-value) 0.0406 0.0062 0.0001 Số quan sát 2,242 1,154 1,088
Từ kết quả cho thấy mặc dù mang giá trị không cao nhưng p-value của mơ hình ở cả ba trường hợp đều rất thấp (nhỏ hơn rất nhiều so với 0.05), điều đó
chứng minh được mơ hình là phù hợp với mức ý nghĩa 5%. Với giá trị đều âm và p-value của nó ở cả ba trường hợp đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (0.0406 < 0.05; 0.0062 < 0.05 và 0.0001 < 0.05), ta có thể kết luận giả thuyết (khơng tồn tại hành vi bầy đàn) bị từ chối và chấp nhận giả thuyết có tồn tại hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kể cả lúc thị trường đi lên hay đi xuống.
Cũng từ kết quả trên ta có thể thấy giá trị ở trường hợp thị trường tăng
(Rmt > 0) và trường hợp thị trường giảm (Rmt < 0) là khơng bằng nhau (-4.4018 ≠
-9.1963). Điều đó cho thấy giả thuyết (hành vi bầy đàn là đối xứng) bị từ chối và chấp nhận giả thuyết hành vi bầy đàn là không đối xứng trong hai trường hợp thị trường đi lên và đi xuống. Nói cách khác phản ứng bầy đàn của nhà đầu tư khi thị trường tăng so với khi thị trường giảm cùng một mức độ là không giống nhau.
Để làm rõ hơn tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khốn Việt Nam, đề tài
cịn khảo sát trên ba giai đoạn của thị trường như đã đề cập ở chương 2. Đầu tiên là giai đoạn tăng trưởng nóng từ năm 2005 đến tháng 2/2007; tiếp đến là giai đoạn từ tháng 3/2007 đến tháng 2/2009 là giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng của TTCK và cuối cùng là giai đoạn phục hồi từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2012.
Tiếp theo, tác giả hồi quy mơ hình bằng phương pháp OLS với ba biến CSAD, & trong ba giai đoạn cụ thể của thị trường.
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy hành vi bầy đàn cho ba giai đoạn cụ thể của thị trường
Giai đoạn tăng trưởng nóng (2005-2006)
Giai đoạn sụt giảm (2007-2008)
Giai đoạn phục hồi (2010-2012)
R-squared 0.2717 0.0784 0.1229
-27.2005 3.7668 -8.5315
(p-value) 0.0000 0.1577 0.0000
Số quan
sát 500 492 748
Nguồn: Thống kê của tác giả
Theo kết quả hồi quy, với p-value nhỏ hơn 0.05 cho thấy mơ hình đều phù hợp ở cả 3 giai đoạn khác nhau của thị trường. Giá trị của trong trường hợp thị trường tăng trưởng nóng mang giá trị âm (-27.2005) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (0.0000 < 0.05) cho thấy tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư trong giai
đoạn này là rất mạnh. Chứng minh rõ nhất chính là tình trạng NĐT ồ ạt tham gia thị
trường mà khơng hề tìm hiểu, phân tích thơng tin của cổ phiếu mà mình muốn mua, thậm chí cịn khơng biết mã cổ phiếu đó là của cơng ty nào. Người sau thấy người trước cứ tham gia là có lời nên lập tức huy động tài sản đầu tư vào chứng khoán. Tâm lý bầy đàn ngày càng lan rộng trong giới đầu tư. Tình trạng này chỉ chấm dứt vào tháng 2/2007 khi giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao, vượt xa giá trị thực của nó. Chính điều đó đã tạo nên tình trạng sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn tiếp
theo.
Trong giai đoạn từ đầu năm 2007 đến đầu năm 2009 chính là giai đoạn u ám của thị trường chứng khốn Việt Nam. Nhưng theo kết quả phân tích thì giá trị của lại mang giá trị dương (3.7668) và khơng có ý nghĩa thống kê (0.1577 > 0.05) lại cho thấy khơng có dấu hiệu của hành vi bầy đàn trong giai đoạn này. Điều này có thể được giải thích bằng lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky (1979).
Nhà đầu tư trong giai đoạn này mang nặng tâm lý bảo thủ, sợ thua lỗ và ghét rủi ro. Họ không hề muốn bán cổ phiếu đang giảm giá và hy vọng rằng giá chứng khoán sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Kết quả là giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư đã “bốc hơi” nhanh chóng; dẫn đến tình trạng thua lỗ, phá sản hàng loạt của nhiều cá nhân và tổ chức trong thời gian này.
Giai đoạn gần đây của thị trường chính là giai đoạn phục hồi sau cơn sốc mà giai đoạn trước đó gây ra. Theo kết quả phân tích trên, giá trị của mang giá trị
âm (-8.5315) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (0.0000 < 0.05) cho thấy tiếp tục có tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư trong giai đoạn này. Một số nhà đầu tư lớn có tổ chức đã có được những kiến thức cũng như kinh nghiệm nhất định về thị trường. Do đó, khi có sự thay đổi lớn giá cổ phiếu, các nhà đầu tư có tổ chức này sẽ kịp thời phản ứng, nhưng tiếp theo đó là hành động bắt chước của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Minh chứng cụ thể nhất là sự kiện bầu Kiên bị bắt đã kéo theo rất nhiều mã chứng khốn khơng hề có liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng và bất động sản cũng giảm sàn nhiều phiên liên tiếp. Điều này cho thấy đến nay vẫn còn xuất
hiện tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ kết quả trên, ta có thể kết luận có tồn tại hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và hành vi này xuất hiện trong cả hai trường hợp thị trường tăng cũng như thị trường giảm trong khoảng thời gian khảo sát từ năm 2004 đến năm 2012. Tuy nhiên phản ứng bầy đàn của nhà đầu tư khi thị trường tăng so với khi thị trường giảm là khơng giống nhau. Bên cạnh đó nghiên cứu còn cho thấy tâm lý bầy đàn đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2005 đến đầu năm 2007, đây chính là giai đoạn tăng trưởng “bong bóng” của thị trường. Hai năm tiếp theo, trong giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng của thị trường, nghiên cứu lại cho thấy một kết
quả hoàn toàn trái ngược. Tâm lý bầy đàn không xuất hiện trong giai đoạn này. Đây chính là minh chứng rõ nhất cho lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky (1979). NĐT trong thời điểm này đã “giam lỗ” quá lâu, mà đúng ra là phải lập tức “cắt lỗ” khi thị trường giảm điểm mạnh. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng thua lỗ và phá sản hàng loạt của các NĐT. Trong những năm gần đây, thị trường đã dần
đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn nhưng tâm lý bầy đàn vẫn tồn tại là điều khơng thể tránh khỏi. Nhìn chung TTCK Việt Nam là một thị trường vẫn cịn đang trong q trình phát triển và hoàn thiện. Các cổ phiếu thường biến động theo
CHƯƠNG 4: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM GIA TĂNG HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM