Hạn chế tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 53)

Chương 3 : Mơ hình và kết quả nghiên cứu

4.1 Một số giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của TTCK Việt Nam

4.1.1 Hạn chế tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường chứng khoán

Hiện tượng thông đồng để thực hiện mua bán chứng khoán tạo ra cung cầu giả, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết lơi kéo người khác liên tục mua bán để thao túng giá chứng khoán, lũng đoạn thị trường cần được ngăn chặn. Thao túng giá chứng khốn thật ra khơng phải là câu chuyện mới mẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng chỉ bắt đầu xuất hiện nhiều trong năm 2010, với

nhiều biến tướng ngày càng phức tạp hơn. Từ thời điểm cuối năm 2010 đến nay, khá nhiều vụ làm giá đã bị phanh phui và xử phạt, phần nào đem lại niềm tin cho thị trường. Tuy nhiên, số lượng bị phát hiện và mức xử phạt chưa có tính răn đe cao, tác giả xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần cụ thể và chi tiết hơn theo hướng tăng cường mức

độ xử phạt để cải thiện mức độ răng đe của pháp luật trong lĩnh vực này. Đầu tháng

8/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP với điểm nhấn là tăng

cường mức độ xử phạt đối với những hành vi gian lận trong chứng khoán và thao túng thị trường. Theo đó, cá nhân, tổ chức thơng đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả sẽ bị phạt từ 200-300 triệu đồng. Đây là một bước đi tích cực để TTCK hoạt động một cách minh bạch hơn, lành mạnh hơn. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt vì trong thời gian qua, đã có rất nhiều hành vi thao túng thị

trường hay giao dịch gian lận chứng khoán nhưng chỉ bị xử lý rất nhẹ, khơng tạo

được lịng tin cho các NĐT chân chính.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, tính răng đe của mức xử phạt như

về từ hành vi gian lận, thao túng giá. Điều này có nghĩa, sau mỗi đợt làm giá và bỏ ra khoản tiền tối đa là 300 triệu đồng để nộp phạt, cá nhân thực hiện hành vi gian lận vẫn còn dư một khoản lời lớn để bỏ túi. Do đó, mức độ xử phạt cho các hành vi lũng đoạn giá chứng khốn cần nghiêm khắc hơn, có thể là tịch thu toàn bộ số lời thu được từ thao túng giá, kể cả xử lý hình sự như vụ việc ông Lê Văn Dũng - Tổng giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị Dược Viễn Đơng. Các hình thức xử phạt bổ sung đối với những hành vi thao túng giá trong Nghị định 85/2010/NĐ-CP cũng cần phải quy định chi tiết hơn nữa. Đặc biệt là cần đưa ra được cách tính khoản thu lời bất chính mà đối tượng vi phạm có được nhờ tiến hành thao túng giá, để làm cơ sở cho việc thu hồi tồn bộ khoản thu lời bất chính.

Thứ hai, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính nên khơng tránh khỏi bị hạn chế về thẩm quyền, do đó, trong thời gian qua không thể xử lý nhanh nhạy những tình huống phát sinh trên thị trường chứng khốn. Chính vì vậy, cần trao quyền kiểm tra rộng hơn và độc lập xử lý sai phạm cho Ủy ban Chứng khốn Nhà nước. Cụ thể, Bộ tài chính nên trao cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyền được thanh tra, giám sát, xử lý các hành vi thao túng thị trường, kiếm lời bất chính, gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường chứng khốn. Theo đó, khi phát hiện những vấn đề nghi

vấn thông qua thanh tra, kiểm tra, Ủy ban Chứng khốn có quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp không giới hạn mọi thông tin, chứng từ khi được yêu cầu.

Thứ ba, cơ quan quản lý, giám sát thị trường phải hệ thống hóa được dấu hiệu của các tình huống giao dịch bất lợi cho thị trường để tiến hành kiểm tra ngay khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm.

Cuối cùng, khơng phải ở Việt Nam, mà ở các thị trường chứng khoán quốc tế đều cho thấy việc bắt lỗi thao túng giá chứng khốn là một việc làm khó khăn. Bởi những hành vi này thường diễn ra nhanh chóng và tinh vi trong khi để tìm

được bằng chứng phạm tội luôn cần nhiều thời gian điều tra, thẩm định. Vì thế, bên

cạnh hệ thống luật pháp, TTCK các nước phát triển ln có sự điều tiết bởi các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp với những người hành nghề. Các quy tắc này sẽ là cái

khung chung để mỗi người hành nghề căn cứ vào đó điều chỉnh hành vi của mình. Tại Việt Nam, thiết nghĩ các cơ quan có liên quan cần tiến hành chuẩn hóa bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán. Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên cho phép thành lập một cơ quan được quyền đào tạo và giám sát những người hành nghề có phù hợp với quy tắc hay khơng. Có như vậy, sẽ giúp có thêm một rào cản cho việc đầu cơ trên TTCK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)