Chương 2 : Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
2.3 Tình trạng đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn có yếu tố tâm lý tác động đến quá
trình ra quyết định của NĐT trên TTCK Việt Nam. Thậm chí là đa số các NĐT đều dựa vào tâm lý chủ quan để đầu tư. Chính điều này tạo mơi trường thuận lợi để tình trạng đầu cơ phát triển. Đầu cơ trên TTCK là hoạt động kinh doanh cổ phiếu dựa
theo các tín hiệu ngắn hạn của thị trường hoặc cố tình tạo ra biến động trên thị
trường để trục lợi ngắn hạn. Các nhà đầu cơ thường được chia thành hai nhóm là đầu cơ theo phong trào và đầu cơ chuyên nghiệp hay còn gọi là các “tổ lái”, trong đó thành phần đầu cơ theo phong trào chiếm số đông. Các tay đầu cơ chuyên
nghiệp thường là những "ông lớn" dày dạn kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính mạnh. Tuỳ theo các thơng tin tích cực hay tiêu cực trên thị trường mà họ đưa ra các lệnh mua bán áp đảo để cố tình tạo ra xu hướng và kéo theo các nhà đầu cơ phong trào vào cuộc chơi, tạo ra một vịng xốy theo hướng đi lên hoặc đi xuống, qua đó dần thiết lập một mặt bằng giá mới theo hướng có lợi cho việc mua bán tiếp theo.
Đầu cơ chuyên nghiệp thao túng giá là một hoạt động cần phải được theo dõi và
ngăn chặn kịp thời; nếu khơng, trong một vài trường hợp, nó có thể gây đổ vỡ thị trường. Tác giả xin nêu ra một số ví dụ về làm giá chứng khốn để minh chứng cho tình trạng đầu cơ trên TTCK hiện nay:
Một chiêu thức làm giá phổ biến là sử dụng tài khoản ảo để tung hứng giá chứng khoán. Trong vụ thao túng giá chứng khoán liên quan đến cổ phiếu của Công ty CP sản xuất kinh doanh dược và thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV), ông Võ Văn Trường đã sử dụng hai tài khoản của mình và 10 tài khoản đứng tên người khác rồi thơng đồng với ơng Phạm Đình Phú để giao dịch, tạo cung cầu ảo về cổ phiếu này suốt hai tháng. Kết quả giá cổ phiếu tăng một mạch từ 16.000 đồng/CP lên đến 37.000 đồng/CP. Trường hợp thứ hai là mã cổ phiếu SQC của Công ty CP khống sản Sài Gịn - Quy Nhơn. Đứng đằng sau mã cổ phiếu này là ơng Hồng Minh
Hướng và bà Quách Thị Nga. Trong một thời gian ngắn, hai nhà đầu tư này đã "làm giá" bằng cách đặt nhiều lệnh mua khối lượng lớn cổ phiếu SQC với giá trần hoặc
sát trần trong nhiều phiên liên tục. Kết quả là mã cổ phiếu này đã lập một "kỳ tích" vơ tiền khống hậu trong lịch sử chứng khoán Việt Nam: 12 phiên liên tiếp tăng giá. Từ giá trị 81.000 đồng/CP, nhiều thời điểm SQC đã tăng tới 159.800 đồng/CP. Sau khi sự bất thường bị phát hiện, các nhà đầu tư đã “sốc” khi biết rằng nhà máy của SQC đã ngưng hoạt động. Một “kịch bản” tương tự từng diễn ra với cổ phiếu của Công ty CP Thương mại dịch vụ vận tải xi măng Hải Phịng (HCT), Cơng ty CP quốc tế Sơn Hà (SHI), Cơng CP bêtơng Hịa Cầm - Intimex (HCC)... Trước
đây, những mã này rất ít được NĐT biết đến nhưng sau khi có “bàn tay” của các
“đội lái” thì những mã này tăng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn. Thế nhưng, sau khi bị “đội lái” bán ra, phần lớn những mã này trở về giá trị còn thấp hơn giai đoạn trước khi được “đội lái” tung hứng.
Một chiêu thức làm giá khác từng được một số NĐT và tổ chức áp dụng là tung tin thâu tóm một doanh nghiệp để đẩy giá cổ phiếu, sau đó âm thầm bán ra cổ phiếu để bỏ túi chênh lệch giá. Vụ thao túng giá cổ phiếu DHT (Dược Hà Tây) là một ví dụ. Ông Lê Văn Dũng, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám
đốc DVD, cùng nhóm người liên quan đã âm thầm gom cổ phiếu DHT trước khi
tung tin thâu tóm doanh nghiệp này, nhưng sau đó đã ào ạt bán ra cổ phiếu DHT.
Tuy nhiên, người “tiên phong” trong việc sử dụng “chiêu thức” này là bà Nguyễn Kim Phượng, từng là một cổ đông lớn của Công ty CP Vật tư và vận tải ximăng (VTV) với tỉ lệ nắm giữ 8,5%. Với việc tung tin thâu tóm VTV thơng qua hình thức chào mua công khai vào đầu tháng 2/2010, khi giá VTV tăng cao, bà Phượng không mua mà âm thầm bán ra VTV để thu về một khoản lợi nhuận lớn. Theo ước tính của nhiều nhà đầu tư, chỉ riêng phi vụ này bà Phượng có thể đã bỏ túi hàng
chục tỉ đồng, do chênh lệch giá giữa thời điểm chào mua công khai với thời điểm bán lên tới 20.000 đồng/CP.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong suốt thời kỳ từ năm 2004 đến năm 2012, TTCK Việt Nam có thể
được tóm lại thành 3 giai đoạn chủ yếu. Giai đoạn đầu từ năm 2005 đến tháng
hồi từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2012. Qua đó có thể thấy TTCK Việt Nam là một thị trường cịn non trẻ và khơng ổn định. Đây là mơi trường thuận lợi để tình trạng
đầu cơ diễn ra. Nếu khơng có biện pháp khắc phục kịp thời thì NĐT khi tham gia
vào thị trường có thể gặp rủi ro xuất phát từ sự khơng ổn định này và tồi tệ hơn là