Những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình cho vay hộ gia đình tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình phước (Trang 56)

đình tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Phước:

- Khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, NHNN Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn nói chung, kinh tế hộ nói riêng, NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước cần nhạy bén, sang tạo để cụ thể hóa những hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời sâu sát; hoạch định các giải pháp, bước đi phù hợp thực tiển cuộc sống. Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn cần phải bám sát và thực hiện tích cực cho định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đầu tư cho nền kinh tế nói chung, cho nơng nghiệp nơng thơn nói riêng, NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt nam, đồng thời phải năng động linh hoạt trong chỉ đạo điều hành. Cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đở của các cấp chính quyền, các ban ngành; các tổ chức chính trị xã hội như : Hội nông dân, hội phụ nữ…

- NHNo & PTNT hoạt động trên địa bàn rộng lớn, để tiếp cận tốt nhất với nơng dân thì việc mở rộng mạng lưới phục vụ và xây dựng cơ sở vật chất khang trang là hết sức quan trọng và mang nhiều ý nghĩa chính trị xã hội. Trong 15 năm qua NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước đã tích cực xây dựng màng lưới rộng khắp trên toàn bộ 10 huyện thị với 29 chi nhánh và phịng giao dịch trong tồn tỉnh. Người dân tiếp cận với tín dụng và các dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng và tiết kiệm được chi phí.

- Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân của đội ngủ cán bộ công nhân viên.

- Cần đầu tư tín dụng với cơ cấu hợp lý giữa các thành phần kinh tế, giữa ngắn hạn và trung và dài hạn, xác định cây trồng vật nuôi cần ưu tiên vốn đầu tư. Khẳng định hộ gia đình, cá nhân là khách hàng truyền thống, lâu dài.Nông nghiệp nông thôn là thị phần chủ yếu, quan trọng của NHNo PTNT tỉnh Bình Phước trong hiện tại và tương lai.

- Tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay: Để cấp tín dụng cho một nhu cầu nào đó của hộ sản xuất, phải thực hiện một quy trình cấp tín dụng nhất định từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng, giám sát sử dụng tiền vay và thu hồi nợ. Năm q trình ấy đều có vai trị rất quan trọng nhưng ở khâu thẩm định tín dụng và khâu giám sát, thu hồi nợ là khâu có yếu tố quyết định. Sau khi tuân thủ các nguyên tắc các điều kiện tín dụng, thẩm định tín dụng được tiến hành trên các tiêu chí sau:

+Thẩm định năng lực của chủ hộ:Vì chủ hộ là người đại diện để giao dịch với ngân hàng nên việc xem xét tư cách của người chủ hộ hoặc người được uỷ quyền vay là người có đủ hành vi dân sự và năng lực dân sự khơng. Ngồi việc xem xét về năng lực pháp lý về dân sự của chủ hộ có xem đến uy tín của hộ, trong thực tế yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của hộ vay.

+ Thẩm định mục đích vay vốn của hộ:Ngân hàng cần phải biết mục đích vay vốn của hộ có phù hợp với những quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như các quy định về mơi trường, an tồn mơi trường.

+Thẩm định khả năng trả nợ của hộ gia đình cá nhân:Hộ vay vốn phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ đúng hạn cam kết với ngân hàng. Hộ sản xuất phải tham gia vốn tự có của mình vào q trình sản xuất kinh doanh, vốn tự có của hộ có thể là bằng tiền hoặc các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh…

+ Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay: Thẩm định đảm bảo tín dụng chỉ trong trường hợp hộ vay vốn có bảo đảm. Nếu bảo đảm tín dụng dưới hình thức thế chấp tài sản thì ngân hàng sẽ thẩm định tính pháp lý của quyền sở hữu về tài sản hoặc quyền sử dụng, tính thị trường của tài sản, giá trị của tài sản đảm bảo khi thực hiện nghĩa vụ. Nếu bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ 3 thì ngồi nội dung thẩm định trên ngân hàng còn thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi dân sự cũng như uy tín và khả năng tài chính của người bảo lãnh.

+ Phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng phải gắn liền với quyền lợi, lợi ích của hộ gia đình và cá nhân. Phải bảo đảm có mức chênh lệch lãi suất hợp lý để ngân hàng có điều kiện duy trì hoạt động của mình và mở rộng hoạt động tín dụng cho tương lai, và ngân hàng muốn kinh doanh được tốt thì trước hết phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở địa phương thật tốt nhất là đối với kinh tế hộ sản xuất nơng nghiệp vì nơng thơn, nơng dân là thị trường được xác định là tiềm năng của Agribank Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày, phân tích các vấn đề về thực trạng hoạt động kinh doanh tại Agribank tỉnh Bình Phước giai đoạn từ 2008-20011, cụ thể:

- Phân tích tình hình cho vay, cơ cấu đầu tư tín dụng, tình hình nợ q hạn, nợ xấu cho vay hộ gia đình của Agribank tỉnh Bình Phước; Vai trị của nông nghiệp, nông thôn đối với nền kinh tế. Chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn.

- Tình hình huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ nơng nghiệp, tại chi nhánh Agribank tỉnh Bình Phước.

- Trong phần này tác giả cũng đã nêu lên được những thành tựu và những khó khăn hạn chế trong cho vay hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn. Thực tiễn tín dụng hộ gia đình ở nước ta. Bên cạnh đó nêu lên được kinh nghiệm từ cho vay nơng nghiệp, nơng thơn, từ đó có hướng đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp và hạn chế thấp nhất rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực này.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH TẠI

NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN TỈNH

BÌNH PHƯỚC

3.1. Định hướng của tỉnh Bình Phước về nơng nghiệp, nơng thơn: 3.1.1. Định hướng chung về phát triển kinh tế:

3.1.1.1. Mục tiêu chủ yếu:

Thực hiện tốt các giải pháp cơ bản để ổn định các cân đối lớn, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Huy động tốt các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Nỗ lực phát huy các lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng hoặc cao hơn năm 2011. Kiên quyết giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

3.1.1.2. Dự kiến các chỉ tiêu tăng trưởng đến năm 2015.

 Các chỉ tiêu kinh tế

- Tổng giá trị gia tăng (GDP) tăng 13% năm 2012 so với năm 2011 và hàng năm tăng cao hơn tỷ lệ 13% , trong đó: khu vực nơng, lâm, thuỷ sản tăng 5,5 - 6%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 22 - 23%; khu vực dịch vụ tăng 16%;

- GDP bình quân đầu người khoảng 33 triệu đồng; đến năm 2015 GDP bình quân đầu người khoảng 55 triệu đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu: 790 triệu USD (tăng 15% so với năm 2011), các năm tiếp theo tăng trên 20%;

- Kim ngạch nhập khẩu: 133 triệu USD (tăng 10% so với năm 2011), các năm tiếp theo tăng bình quân 10%;

- Tổng thu ngân sách 3.800 tỷ đồng (tăng 8,5% so với năm 2011) và tăng ừ 15-20% ở các năm tiếp theo;

- Tổng chi ngân sách: 4.963 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2011) không để bội chi ngân sách các năm sau;

 Các chỉ tiêu xã hội:

- Tỷ lệ giảm sinh duy trì ở mức 0,7%o;

- Tỷ lệ xã đạt phổ cập trung học cơ sở đạt 100%;

- Giải quyết việc làm trên 29.400 lượt người; năm sau tăng hơn so với năm trước 10-20%.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 33%; đến 2015 đạt 67%. - Tỷ lệ giảm nghèo/năm là 1,3%/năm;

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 18%; đến 2015 chỉ còn 9%. - Tỷ lệ thất nghiệp thành thị cịn 3,5%; khơng để tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn đến 2015.

- Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 60%; đến 2015 đạt 90% có bác sỹ.

- Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 21,5 giường; đến 2015 đạt 32 giường.

- Số bác sỹ/vạn dân là 6,5 bác sỹ; nâng lên 8 bác sỷ năm 2015. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới đạt 92,5%; và đạt 98% năm 2015.

 Các chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh: 86%; đạt 99% năm 2015. - Tỷ lệ che phủ rừng chung tồn tỉnh đạt 57,47% (trong đó tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên là 20,85%). Năm 2015 đạt 65% độ che phủ.

3.1.2. Về phương hướng phát triển nông nghiệp – nông thôn:

Tập trung thực hiện các giải pháp như: hỗ trợ về vốn đầu tư, cây, con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho sản xuất nơng nghiệp; có các nghiên cứu và biện pháp nhằm giảm nhẹ thiên tai, dịch

bệnh và đối phó với biến đổi khí hậu cho trồng trọt và chăn ni. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân trong đó chú trọng đến đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, tạo việc làm cho nông dân, nâng cao năng suất lao động. Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, đặc biệt là phát triển mơ hình kinh tế trang trại và vùng nguyên liệu tập trung. Triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng nơng thơn mới cho 20 xã theo đúng quy họach, đề án.

3.2. Định hướng tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước:

3.2.1. Tác động của tín dụng Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh Bình Phước nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Thực hiện các chủ trương chính sách của chính phủ, NHNN về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh Bình Phước tiếp tục đẩy mạnh, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với kế hoạch mức tăng trưởng tín dụng trên 25% ở lĩnh vực nơng nghiệp.

- Nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường sinh thái của đất nước.

- Các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân phải được giải quyết đồng bộ, gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công

nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển tồn diện và hiện đại hóa nơng nghiệp là nhiệm vụ then chốt.

- Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp điều kiện kinh tế của địa phương, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng…Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho nơng dân.

3.2.2. Mở rộng tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn gắn với nâng cao chất lượng tín dụng:

Tăng cường mở rộng tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Agribank tỉnh Bình Phước, hiện nay dư nợ cho vay chiếm gần 70% dự nợ đầu tư của chi nhánh. Tuy nhiên việc đầu tư vào nơng nghiệp có mức độ rủi ro rất cao, khả năng khơng trả được nợ của bà con nông dân thường xuyên xẩy ra, việc trồng trọt chăn ni cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, trong khi đầu ra sản phẩm nơng nghiệp cịn q bấp bênh, thị trường tiêu thụ khơng ổn định gây khó khăn cho bà con nơng dân. Để hạn chế rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng đối với cho vay bà con nông dân, đi đôi với tăng cường đầu tư tín dụng ở lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước ln nâng cao chất lượng tín dụng, là nhiệm vụ mục tiêu chính để bảo tồn vốn cho nhà nước, đồng thời để tái đầu tư cho cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con vùng sâu vùng xa. Để hạn chế rủi ro tín dụng, mở rộng tín dụng đối với nơng nghiệp, nơng thơn cần phải có những giải pháp thích hợp, cụ thể:

- Phải thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại trình độ chun mơn nghiệp vụ và kiến thực về kỷ thuật sản xuất nơng nghiệp, có khả năng phân tích được sự biến động thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho cán bộ chuyên trách về đầu tư tín dụng. Từ đó họ có thể tư vấn, hướng dẫn cho bà con nông dân sẽ đầu tư vốn vào những cây con gì, số lượng vốn đầu tư bao nhiêu, khi nào đầu tư

và số lượng cần sản xuất như thế nào đề đáp ứng nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả cao nhất cho bà con nơng dân, hiệu quả đó sẽ dấn đến sự đầu tư hiệu quả của ngân hàng, hạn chế được rủi ro thấp nhất.

- Thực hiện quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẻ qua quá trình cho vay, vấn đề quan trọng là thẩm định kỷ trước khi cho vay đối với khách hàng về trình độ quả lý, năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn…Đồng thời phải tiến hành kiểm tra trong khi cho vay và kiểm trả sau khi cho vay, theo dõi khoản vay cho đến khi nào trả hết nợ cho Ngân hàng, quá trình kiểm tra sau khi cho vay nhằm phát hiện những rủi ro có thể xẩy ra trong suốt thời gian khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng.

- Đa dạng hóa các phương thức cho vay: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đồng tài trợ, cho vay trả góp, cho vay ưu đãi theo kế hoạch của nhà nước, cho vay các dự án ủy thác đầu tư…Thực hiện đa dạng hóa các phương thức cho vay sẽ giúp cho bà con tiếp cận với nguồn vốn đa dạng hơn, nguồn vốn đến bà con nông dân cũng sẽ dễ dàng hơn giúp bà con có đủ nguồn vốn để đầu tư sản xuất, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

- Tăng cường đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho các cơ sở chế biến các sản phẩm nông, lâm ngư, diêm nghiệp, đầu tư để các cơ sở này tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chế biến sản phẩm, làm cho sản phẩm nơng nghiệp có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình phước (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)