ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay vẫn còn là nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp trong nước và phía Việt Nam là đối tác trong liên doanh vẫn chưa nhận thức được có thể chuyển giá đang xảy ra trong đơn vị mình. Bên cạnh đó pháp luật về chuyển giá ra đời từ những năm 1997, nhưng chuyển giá vẫn là một vấn đề mới mẻ đối với doanh nghiệp cũng như các cơ quan thuế Việt Nam.
Để xác định được giá chuyển giao có tuân thủ theo nguyên tắc thị trường hay khơng địi kỹ thuật và sự hiểu biết nhất định của cán bộ thuế về ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế chung ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó cơ quan thuế lại chưa hình thành một bộ phận chuyên biệt để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chuyển giá và các chế tài trong quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá chưa rõ ràng, chưa đủ sức răn đe.
Ngồi ra chính sách ưu đãi thuế TNDN của Chính phủ đối với 1 số vùng, ngành nghề trong cả nước cũng làm tăng động cơ các doanh nghiệp trong nước thực hiện chuyển giá.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong những năm trở lại đây Việt Nam vẫn là một trong những nơi hấp dẫn nhất trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư này đã mang lại những hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực. Tuy nhiên cùng với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp FDI là hiện tượng các doanh nghiệp dùng các thủ thuật chuyển giá khác nhau để kê khai lỗ hoặc lời nhằm đạt được các mục đích riêng. Việc ra đời của Thơng tư 66/2010/TT-BTC được xem là một bước chuyển biến mạnh mẽ của Việt Nam trong việc chống chuyển giá. Với hướng dẫn của thông tư này, dựa trên hướng dẫn của Tổ chức phát triển kinh tế OECD cũng như là xu hướng của các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam từng bước thực hiện các biện pháp chống chuyển giá, thanh tra vả xử lý điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp vi phạm. Kết quả của việc này là ngoài việc tránh thất thu thuế hàng ngàn tỷ đồng, còn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn, nghiêm túc chấp hành pháp luật. Đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp có lợi nhuận thực sự bảo đảm quyền lợi của cổ đông, với doanh nghiệp liên doanh thì có cổ đơng là Nhà nước.
Vấn đề chủ yếu trong công tác chống chuyển giá của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới là làm cách nào để xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết giữa các công ty đa quốc gia, để làm được điều này đòi hỏi phải sự phối hợp giữa các cơ quan như Thuế, Hải quan, Bộ công thương.
Chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một số giải pháp để kiểm sốt hoạt động chuyển giá đang diễn ra tại Việt Nam.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI