2.2.1 Các hình thức chuyển giá
2.2.1.1 Định sai giá trị vốn góp trong liên doanh
Trong q trình đầu tư vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh, các MNC có máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại nên sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị hiện đại này. Do Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại thiết bị cơng nghệ máy móc nên dễ bị các đối tác nước ngoài định giá các thiết bị, công nghệ cao hơn giá trị thực tế của chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá trị vốn góp trong liên doanh của bên nước ngồi và chiếm lấy quyền quản trị cơng ty. Về phía Việt Nam đa phần chỉ góp vốn bằng giá trị sử dụng đất, nên giá trị vốn góp trong liên doanh thường rất thấp.
Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở lại cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thơng qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước Việt Nam thất thu thuế, Ví dụ có trường hợp, cơng ty nâng giá trị của máy móc thiết bị lên 1.000 USD (giá trị thực của máy móc thiết bị chỉ có 10.000 USD, nhưng khi góp vốn liên doanh thì đối tác nước ngoài đã nâng lên là 11.000 USD). Ngay khi góp vốn nếu máy móc này được mua từ cơng ty mẹ thì đối tác nước ngồi đã chuyển 1.000 USD này về cho công ty mẹ và nếu máy móc này được khấu hao theo đường thẳng trong 10 năm thì mỗi năm chi phí khấu hao tăng thêm do phần định giá nâng lên là 100 USD một năm. Thuế suất hiện nay là 25 % thì Chính phủ Việt Nam mỗi năm mất thêm 25 USD tiền thuế TNDN. Hiện tượng nâng giá này dẫn đến giá thành sản phẩm trở nên mắc hơn do chi phí nhiều hơn.
Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt Nam. Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn nhỏ lại; Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải tiêu dùng sản phẩm với giá cả đắt hơn giá trị thực tế của sản phẩm.
Do nâng giá trị tài sản góp vốn, nên tỷ lệ vốn của nước ngồi thường cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên đối tác nước ngồi sẽ nắm quyền kiểm soát và điều hành cơng ty. Theo mục đích của họ, họ sẽ cho tình hình thua lỗ kéo dài và bên liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động, đành phải bán lại phần vốn góp và hàng loạt các cơng ty liên doanh trở thành cơng ty 100% vốn nước ngồi, ví dụ như Coca-cola mua lại Chương Dương.
2.2.1.2 Chuyển giá qua giao dịch nội bộ
Sau khi công ty đi vào hoạt động, chuyển giá được thực hiện trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất thành phẩm. Cách phổ biến là cơng ty mẹ ở nước ngồi bán nguyên vât liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị cho cơng ty con với giá cao hơn thị trường để làm tăng chi phí.
Trong khi đó, lúc sản xuất ra thành phẩm, các công ty con bán lại cho những đối tác liên kết với giá thấp hơn cả giá vốn, cá biệt có doanh nghiệp kê khai doanh thu chỉ bằng 50% giá vốn. Sự việc này điễn ra nhiều năm liên tục và là nguyên nhân dẫn đến lỗ lã.
Bên cạnh việc mua nguyên liệu với giá cao, các cơng ty tại Việt Nam cịn kê khai lỗ, do chia xẻ chi phí quản lý, nghiên cứu, phát triển sản phẩm, chi phí quảng cáo tiếp thị từ công ty mẹ.
Đứng đầu danh sách doanh nghiệp FDI liên tục lỗ là một công ty đến từ Mỹ. Bản báo cáo tài chính năm 2009 của cơng ty cho thấy doanh thu từ hàng hóa dịch vụ hơn 1.752 tỷ, trong đó chi phí sản xuất kinh doanh gần 1.562 tỷ đồng, lãi 190 tỷ. Tuy nhiên, phần doanh thu được giảm trừ cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu đại lý, nhà phân phối … lên đến 171.3 tỷ. Sau khi trừ chi phí khác, dẫn đến lợi nhuận thuần âm 72 tỷ đồng, lỗ lũy kế của doanh nghiệp hơn 33.6 tỷ đồng. Và năm 2009 là năm lỗ ít nhất. Năm 2006, doanh nghiệp này lỗ 250 tỷ. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của doanh nghiệp này là do doanh nghiệp tìm mọi cách kê
khai cả phần chi phí làm thương hiệu của cơng ty mẹ, trong đó có chi phí cắm cờ mang màu sắc đặc trưng của tập đoàn trên sao Hỏa.
Một trường hợp khác năm 2010, Cục thuế Đồng Nai đã phát hiện từ tháng 1 năm 2006 Công ty liên doanh thuốc lá BAT-Vinataba đã ký kết hợp đồng với Công ty BAT Marketing Singapore về cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ như: quản lý, phân cấp chất lượng và tính ổn định của nguyên liệu thuốc lá, kế hoạch nhu cầu và thay thế lá thuốc lá ( bao gồm cả việc quản lý nguyên liệu thuốc lá và hương liệu từ nhà cung cấp trong nội bộ tập đoàn BAT hay các bên thứ ba cung cấp), duy trì cơng thức pha trộn. Giá cả chi phí được thanh tốn là 0.25 USD/ 1kg sợi thuốc lá đầu ra mang nhãn hiệu BAT trong 2 năm đầu và 0.5 USd/1kg cho những năm tiếp theo. Công ty BAT- Vinataba đã hạch tốn chi phí này vào giá vốn hàng bán làm giảm thu nhập chịu thuế trong 4 năm ( từ năm 2004 đến 2008) tổng cộng hơn 217 tỷ. Nhưng công ty không thể chứng minh được các chứng từ thể hiện BAT Marketing Singapore đã thực hiện các dịch vụ này và lợi ích mà BAT – Vinataba tại Việt Nam đã nhận được. Đồng thời khoản chi phí này đã làm tăng thêm khoản chi cho BAT Marketing Singapore ngoài giá bán nguyên liệu sợi thuốc lá nhập. Đây được xem là khoản cơng ty cố tình chuyển thu nhập từ cơng ty chịu thuế suất cao sang cơng ty liên kết có thu nhập chịu thuế suất thấp ở nước ngồi.
2.2.1.3 Xuất khẩu hàng hóa đến các nƣớc có thuế suất thấp hơn ở Việt Nam
Tương tự như trường hợp trên, các doanh nghiệp FDI còn lợi dụng sự khác biệt thuế suất giữa các quốc gia để trốn thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam là 25%, trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, Bristish Virgin Islands … thuế suất là 0%, các quốc gia trong khu vực như Singapore là 17%, Thái Lan là 23%..
Một số quốc gia có mức thuế suất thuế TNDN thấp
Andorra 0%
British Virgin Islands 0%
United Arab Emirates 0%
Montenegro 9%
Albania, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria,
Burkina Faso, Cyprus... 10%
Cụ thể vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp Mỹ thành lập một đơn vị kinh doanh ở Singapore do thuế suất thấp 17%, đồng thời xây dựng một nhà máy sản xuất ở Việt Nam do các điều kiện mơi trường ít khắt khe và tiền cơng lao động rẻ. Dựa vào Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nên doanh nghiệp sẽ chọn Singapore để nộp thuế 17% thay vì 25% ở Việt Nam hay khoảng 30% ở Mỹ bằng cách khai khống chi phí đầu vào nhập khẩu và hạ thấp giá bán đầu ra của nhà máy ở Việt Nam, để chuyển lợi nhuận của cơng ty sang Singapore.
Ngồi ra do thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở Singapore thấp hơn nhiều so với Việt Nam, nên những người lao động nước ngoài muốn đăng ký và nhận lương tại Singapore. Nếu một người Việt và một người nước ngoài yêu cầu một mức thu nhập rịng như nhau thì doanh nghiệp sẽ tuyển dụng người nước ngoài. Kết quả là Việt Nam khơng chỉ thất thu thuế và việc làm có kỹ năng cao, mà tình trạng nhập siêu cịn trầm trọng hơn.
2.2.2 Nguyên nhân thực hiện chuyển giá tại Việt Nam:
Việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trước khi ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC chưa được coi trọng, do có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, mục tiêu của Nhà nước là tạo mọi điều kiện
thuận lợi để cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo nguồn lực để phát triển kinh tế. Về nguyên nhân chủ quan là do năng lực quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của cơ quan thuế cịn hạn chế; chưa có đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực giá chuyển nhượng, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc thanh tra, kiểm tra, lập hồ sơ xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết.
Do chưa tập trung bố trí nguồn kinh phí để hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Thuế; việc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với cơ quan quản lý và cấp phép đầu tư, cơ quan quản lý giá, cơ quan thống kê, cơ quan thuế nước ngoài cịn hạn chế nên việc tìm kiếm thơng tin, dữ liệu phục vụ cho việc xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết rất khó khăn, đặc biệt đối với những trường hợp mà sản phẩm, hàng hố, máy móc thiết bị khơng có bán tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó các nguồn thơng tin đang được cơ quan thuế thường xuyên sử dụng (từ cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ kê khai thuế của các DN và báo cáo tài chính của DN đã qua kiểm tốn) cịn nhiều hạn chế. Cụ thể: thông tin cung cấp từ giấy chứng nhận đầu tư thường bị hạn chế do chỉ cung cấp được thông tin về các bên liên kết không thể hiện được các giao dịch trong kỳ phát sinh đối với các bên liên kết; Thông tin từ báo cáo tự kê khai thông tin giao dịch liên kết của DN bị hạn chế do phụ thuộc vào tính trung thực khi kê khai của DN; Đối với báo cáo kiểm toán, các thơng tin cung cấp mang tính độc lập, trung thực cao và theo chuẩn mực kiểm toán và kế toán yêu cầu phải trình bày và thể hiện đầy đủ thông tin quan hệ giao dịch liên kết trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chế độ báo cáo kiểm toán của các DN không mang lại đầy đủ thông tin như yêu cầu, và còn nhiều DN né tránh không phản ảnh thông tin giao dịch liên kết. Hiệu quả của việc kiểm toán độc lập cịn hạn chế.
Ngồi ra, Doanh nghiệp có hành vi chuyển giá thường là các công ty đa quốc gia, vốn kinh doanh lớn, có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi có rất nhiều kinh nghiệm
trong việc xây dựng kế hoạch tránh thuế thông qua xác định giá chuyển giao, nên để phát hiện và đấu tranh đối với các trường hợp này là rất khó khăn…
2.3 Thực trạng kiểm soát hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
2.3.1 Các văn bản pháp lý về kiểm soát hoạt động chuyển giá từ năm 1997 đến năm 2010 năm 2010
Văn bản pháp lý đầu tiên ở Việt Nam quy định về chuyển giá như Thông tư 74/1997/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 20 tháng 10 năm 1997; thông tư 89/1999/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 1999; thơng tư 13/2001/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 08/03/2001 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nội dung điều chỉnh về kiểm sốt giá trong các văn bản này cịn giản đơn và mang khuynh hướng chống chuyển giá. Thông tư 89 đã giới thiệu 3 phương pháp xác định giá: phương pháp giá bán gộp, phương pháp giá cộng lãi, phương pháp so sánh.
Sau đó, Thơng tư 13/2001/TT-BTC đổi tên gọi “biện pháp chống chuyển giá” thành “biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”. Đến năm 2003 Luật thuế TNDN ra đời
Và Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 29/05/20005 hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết đã được hình thành một cách độc lập, đầy đủ hơn và tương đồng với hướng dẫn của OECD.
Gần đấy nhất Thông tư 66/2010/TT-BTC ra đời, kế thừa TT 117/2005/TT- BTC có một số sửa đổi về thuật ngữ và được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh chi tiết nhất về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết tính đến nay. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam và Bộ tài chính khi ban hành thơng tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 sau sự ra đời của thông tư 117 cho thấy sự quyết liệt trong công
tác chuyển giá, chống thất thu thuế. Việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết có thể làm tăng nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp.
2.3.2 Các văn bản pháp lý về kiểm soát hoạt động chuyển giá từ năm 2010 đến nay nay
2.3.2.1 Thông tƣ 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ tài chính
Hồ sơ định giá giao dịch liên kết
Thông tư 66/2010/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp (khi được cơ quan thuế yêu cầu) thông tin, tài liệu và chứng từ được sử dụng như là cơ sở cho việc thiết lập giá giao dịch độc lập.
Các tài liệu, thông tin, bản lưu thích hợp cho các hoạt động kinh doanh và phương pháp chuyển giá của các bên liên kết phải được lập vào thời điểm các giao dịch liên kết diễn ra phải được cập nhật và bổ sung trong quá trình thực thi các giao dịch, các giao dịch liên kết.
Ngồi ra các bên liên kết phải có bổn phận tuân thủ các yêu cầu về tài liệu hiện hành, bao gồm thông tin chung về doanh nghiệp và các bên liên kết, thông tin về giao dịch của doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm và cách xác định giá thị trường của giao dịch liên kết.
Theo như thông tư, các tài liệu chuyển giá phải được lưu giữ phù hợp với luật kế toán, thống kê và thuế, liên quan đến việc lưu giữ các bản ghi kế toán và sổ kế toán.
Luật kế toán năm 2003, yêu cầu người nộp thuế phải lưu giữ các bản ghi, tài liệu và chứng cứ cho ít nhất 10 năm, đặc biệt là các bảng ghi kế toán, tài liệu và các bản ghi được sử dụng trực tiếp để nhập vào sổ kế toán và các báo cáo tài chính hàng năm. Do đó, các tài liệu chuyển giá phải được lưu giữ bởi người nộp thuế cho ít nhất 10 năm từ thời điểm của giao dịch liên quan.
Thông tin về doanh nghiệp
Thông tin chung về doanh nghiệp bao gồm:
- Thông tin về quan hệ liên kết gữa các bên liên kết với doanh nghiệp
- Các tài liệu cập nhật về chiến lược phát triển sản phẩm, điều hành, kiểm soát giữa các bên liên kết, chính sách xây dựng giá giao dịch về từng nhóm sản phẩm theo định hướng chung của doanh nghiệp và các bên liên kết
- Các tài liệu, báo cáo về quá trình phát triển, chiến lược kinh doanh, dự án kế hoạch đầu tư, quy định và quy trình về chế độ báo cáo tài chính và kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp
- Tài liệu mô tả sơ đồ tổ chức, chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích ngành
Khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết, điều kiện giao dịch thường khơng hồn tồn trùng khớp nhau, nhưng phải đảm bảo tính tương đương, khơng có khác biệt gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Do đó việc phân tích ngành cũng là một trong các phần bắt buộc của một bộ hồ sơ chuyển giá. Phân tích ngành cho chúng ta thấy được đặc thù của ngành: nguồn nhân lực nhiều hay ít, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thói quen khách hàng, thị phần…Từ đó ảnh hưởng đến giá của giao dịch sản phẩm, ví dụ như ngành độc quyền thì giá sẽ ảnh hưởng khác với các ngành thơng thường, chịu sự kiểm sốt của Nhà nước.