3.2 Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyểngiá
3.2.1 Xác định giá giao dịch liên kết, ban hành Luật chống chuyểngiá
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài những tác động tích cực, hội nhập cũng xuất hiện những thách thức, ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý thuế như chuyển giá. Vì vậy luật quản lý thuế cần phải sữa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia về thu ngân sách nhà nước.
Luật quản lý thuế cần được bổ sung sữa đổi để luật hoá việc chống chuyển giá của Nhà nước.
Theo yêu cầu của Thông tư 66/2010/TT-BTC các giao dịch liên kết phải được so sánh với giá thị trường. Việc này thực hiện thông qua so sánh giá, hoặc gián tiếp thông qua so sánh lợi nhuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm chứng minh các giao dịch liên kết của mình được thực hiện theo giá thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp phải lập lưu trữ hồ sơ xác định giá tại thời điểm giao dịch. Hồ sơ này khác với hồ sơ tạo lập trong giao dịch thông thường, được sử dụng nhằm xác định giá của giao dịch như hóa đơn, hợp đồng,… Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ xác định giá, cơ quan thuế có quyền ấn định giá và việc này có thể gây ra những hậu quả xấu ngoài dự kiến, liên quan đến nghĩa vụ thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng cho tới nay, cơ quan thuế chưa có hướng dẫn chi tiết về cách thức xác định giá thị trường cũng như các nguồn dữ liệu dùng so sánh còn rất hạn chế. Hiện nay, cơ quan thuế Việt Nam vẫn nhận được các thơng tin từ phía nước ngồi nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào cho phép sử dụng các thông tin này trong việc xử lý các vấn đề về thuế. Vì vậy, cần thiết bổ sung nội dung cho phép cơ quan quản lý thuế được thu thập và sử dụng các thông tin do các đối tác nước ngoài cung cấp trên cơ sở các điều ước quốc tế, để khi xác định có hiện tượng, hành vi chuyển giá Cơ quan quản lý nhà nước có chứng cứ pháp lý chặt chẽ, khơng chỉ có giá trị trong nước mà cả giá trị pháp lý quốc tế đồng thời bác được sự bất hợp lý của DN. Khi đã xác định và cơng bố thì các MNC phải thừa
nhận đúng theo cam kết quốc tế, quyết định đưa ra phải có giá trị pháp lý, tính thuyết phục cao.
Theo quy định hiện hành việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện trong trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế khơng giải trình, bổ sung thơng tin, tài liệu. Do vậy luật cần điều chỉnh theo hướng cho phép thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế dưới hai hình thức là kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Đối với doanh nghiệp có độ rủi ro cao, khai lỗ lớn, kéo dài nhưng vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh,…cần phải thực hiện ngay kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Điều 107 quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn bị xử phạt 10% số thuế thiếu. Hành vi khai thiếu thường đi liền với việc chậm nộp tiền thuế (chiếm dụng tiền thuế), do đó cịn bị phạt chậm nộp 0,05%/ngày (theo Điều 106). Thực tế này, dẫn đến hiểu lầm là một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt hai lần (chưa phù hợp với nguyên tắc xử phạt hành chính). Và kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số nước (Úc, Mỹ, Canađa...) áp dụng mức phạt lũy tiến theo thời gian đối với việc khai sai dẫn đến thiếu thuế hoặc hoàn thuế cao hơn. Trong mức phạt lũy tiến này bao gồm yếu tố tiền phạt hành chính và tiền lãi chiếm dụng thuế. Áp dụng các mức phạt lũy tiến theo thời gian trên cơ sở tương ứng với mức 10% hiện hành cộng với mức phạt nộp chậm 0,05%/ngày.
Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN năm 2003 có quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước, và luật kế toán quy định việc lưu trữ chứng từ kế toán trong giới hạn 10 năm. Do đó, để phù hợp với thực tế khi kiểm tra, thanh tra thuế nếu có truy thu thuế phải dựa trên chứng từ kế toán, do vậy cần sửa đổi, bổ sung Điều 110 về thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật thuế theo hướng bổ sung, quy định áp dụng thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện ra gian lận.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để tăng tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế và nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng trốn lậu thuế, nhiều nước trên thế giới (như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Nga, Pháp, Mỹ...) đã giao nhiệm vụ điều tra thuế cho cơ quan quản lý thuế (khi cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu tội phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), một số nước còn tổ chức lực lượng cảnh sát thuế thuộc cơ quan thuế (như Mỹ, Nga...). Theo quy định của Luật quản lý thuế, ở Việt Nam cơ quan quản lý thuế bao gồm cả cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Tuy nhiên, ngồi các cơ quan như cơng an, quân đội,.. thì cơ quan Hải quan cũng được giao nhiệm vụ điều tra. Trong khi đó, cơ quan thuế đang quản lý số công ty nộp thuế khá lớn, số thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách Nhà nước; tình trạng trốn lậu thuế ngày càng tinh vi và phức tạp lại chưa được giao nhiệm vụ này.
Về bản chất, điều tra thuế là việc cơ quan thuế thực hiện quyền tố tụng về thuế trong trường hợp người nộp thuế cố tình trốn tránh nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (trốn thuế, gian lận thuế) với mục đích trục lợi. Phạm vi điều tra là các hồ sơ nghi vấn trốn thuế có tính chất liên hồn, thơng đồng (bao gồm cả tham nhũng). Thẩm quyền điều tra là được khám xét không báo trước cho người nộp thuế và được xét, hỏi, lấy lời khai của người nộp thuế và đối tượng liên quan,..
Do đó, để thống nhất về mặt nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về thuế, đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế cho phép cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ điều tra thuế.
Quy định này cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế. Các quy định này sẽ mang tính răn đe, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế của một bộ phận tổ chức, cá nhân móc nối với nhau có tính tổ chức với thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều tra thuế vẫn được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự.
3.2.2 Áp dụng phƣơng pháp thoả thuận giá trƣớc
Hiện nay, có một bộ phận doanh nghiệp nộp thuế không tương xứng với thực tế sản xuất kinh doanh, thậm chí có tình trạng khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thực hiện chuyển giá giữa cơng ty ở nước ngồi và công ty tại Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.
Để kiểm soát vấn đề này theo nguyên tắc giá thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa tuân thủ pháp luật tại nước nhận đầu tư và nước xuất khẩu vốn, nhiều nước đã ban hành cơ chế cho phép cơ quan thuế và các cơng ty đa quốc gia, các tập đồn lớn áp dụng cơ chế quyết định trước về phương pháp xác định giá tính thuế (được gọi là “Advance Pricing Arrangement” - APA).
APA là một dạng văn bản ràng buộc về nghĩa vụ thuế giữa cơ quan thuế (của một hoặc nhiều nước) và người nộp thuế về phương pháp xác định giá tính thuế được thiết lập trước khi diễn ra giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (thường là giữa công ty con ở Việt Nam và cơng ty mẹ ở nước ngồi) và thoả thuận này sẽ được áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định (3-5 năm). Việc ra quyết định áp dụng APA thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế (vì trong lĩnh vực thuế nội địa, đây là thẩm quyền quốc gia và có thể bao gồm cả việc đàm phán về phân chia quyền đánh thuế giữa các nước có liên quan).
Theo cơ chế này, các DN đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá thực hiện mua bán giữa các thành viên trong tập đoàn trước khi khai nộp thuế; cơ quan thuế Việt Nam, có thể phối hợp cùng cơ quan thuế nước ngồi có ký kết hiệp định chống đánh thuế hai lần với Việt Nam, sẽ giám sát, kiểm soát chống gian lận chuyển giá. Việc bổ sung cơ chế APA này tạo ra sự chủ động cho DN trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác tiến hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở DN đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.
Theo đó, cơ quan thuế sẽ tham khảo và tính tốn, đưa ra mức thuế rồi trao đổi với nhà đầu tư trước khi đầu tư. Khi phương thức thỏa thuận giá định trước được tuân thủ nghiêm ngặt, nguy cơ điều chỉnh chuyển giá sẽ được loại trừ. Doanh nghiệp liên quan cũng sẽ giảm bớt được thủ tục giấy tờ và tiết kiệm chi phí vì thời gian thực hiện một cuộc thanh tra chuyển giá rất dài, phải chuẩn bị rất nhiều tài liệu để xác định giá thị trường. Hơn nữa, việc dự kiến ban hành quy định về APA sẽ giúp cải thiện tính minh bạch về quy trình quản lý thuế thơng qua việc tham gia của cả cơ quan thuế và người nộp thuế vào một thỏa thuận ràng buộc, giúp hai bên kiểm soát và theo dõi tốt hơn các vấn đề về xác định giá thị trường. APA không chỉ tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn các quy định về xác định giá thị trường mà còn làm tăng khả năng chắc chắn của việc tuân thủ thông qua việc giảm thiểu hoặc tránh nguy cơ bị thanh tra về chuyển giá trong thời hạn áp dụng APA. APA cũng giúp ngăn ngừa việc đánh thuế trùng.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương ( CIEN) công bố thông tin doanh nghiệp mất 1.900 giờ/ năm tương đương khoảng 245 ngày làm việc/ năm nếu tính thời gian làm việc 8h/ ngày để lo việc thuế. Kết quả nghiên cứu này dựa trên phiếu thăm dò gần 360 doanh nghiệp đang hoạt động. Như vậy việc áp dụng cơ chế APA cũng được xem là một biện pháp cải cách hành chính về thuế, vừa tiết kiệm chi phí doanh nghiệp bỏ ra để chuẩn bị hồ sơ chuyển giá đồng thời tiết kiệm nhân lực, thời gian thanh tra giá chuyển giao của cơ quan thuế.
Quy trình thực hiện cơ chế thoả thuận giá trước gồm: họp sơ bộ giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, người nộp thuế gửi đề nghị của mình về cách xác định giá trị của giao dịch liên kết, cơ quan thuế xem xét, đi đến đàm phán, thỏa thuận sơ bộ, ký kết, kiểm soát trong giai đoạn được đề nghị thường là 3 đến 5 năm, sau đó sữa đổi, tái ký hoặc hủy bỏ.
Bảng 3. 1 Quy trình thực hiện APA của Trung Quốc
3.2.3 Xây dựng quy trình kiểm tốn, kiểm soát định giá giao dịch liên kết của doanh nghiệp, cơ quan thuế
Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục 1-GCN/CC ban hành kèm theo Thông tư 66/2010/TT-BTC. Thời hạn nộp Phụ lục 1-GCN/CC là 31/12 của năm sau cùng với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Và doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và lưu giữ hồ sơ gồm các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến giao dịch liên kết Khi có yêu cầu của cơ quan Thuế, doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu và chứng từ trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan Thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh có lý do chính đáng thì thời hạn này được gia hạn 1 lần không quá 30 ngày, kể từ ngày hết hạn. Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp thường mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ về giao dịch liên kết, thu thập số liệu, do đó cần có quy trình về kiểm sốt giá giao dịch liên
kết và kiểm toán nội bộ về giá giao dịch để đảm bảo tính chủ động của doanh nghiệp về chuyển giá.
Quy trình về định giá giao dịch liên kết : thông thường các công ty sẽ dựa vào tình hình thực tế và bản chất của giao dịch để quyết định lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường và xây dựng cơ chế giá của doanh nghiệp ví dụ như giá chuyển giao nội bộ sẽ bằng giá thành cộng với tỷ suất lợi nhuận bình quân nghành hay chi phí lãi vay nội bộ sẽ bằng lãi suất Libor cộng với tỳ lệ phần trăm lợi nhuận...Từ đó cơng ty chuẩn bị sẵn hồ sơ về giao dịch liên kết đó : cơ sở tính ra giá thành, tỷ suất lợi nhuận trung bình của thị trường tại thời điểm đó, so sánh với các giao dịch độc lập từ đó điều chỉnh chính sách giá cho phù hợp.
Quy trình thanh tra giá của giao dịch liên kết đối với cục thuế là một quá trình phức tạp hơn vì đặc thù riêng biệt của từng ngành nghề, thông tin để so sánh phải có tính pháp lý và địi hỏi phải có tính thuyết phục, cơ sở pháp lý đối với các quyết định thanh tra. Quy trình về thanh tra giá đối với giao dịch liên kết cần đảm bảo tiến hành các bước:
Kiểm tra sơ bộ về người nộp thuế : Thông qua báo cáo về giao dịch liên kết xác định đối tượng cần thanh tra: doanh nghiệp khai lỗ liên tiếp trong 3 năm, doanh nghiệp có giá trị giao dịch liên kết lớn đáng kể, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp khơng phù hợp với mức chung của ngành...
Thanh tra tại doanh nghiệp: Kiểm tra các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn đối chiếu với báo cáo về giao dịch liên kết, tìm hiểu quy trình sản xuất, bản chất của giao dịch liên kết, thực hiện so sánh về đặc tính sản phẩm, chức năng tài sản và rủi ro, điều kiện hợp đồng, điều kiện kinh tế của giao dịch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, lựa chọn và áp dụng phương pháp tính giá thị trường của giao dịch liên kết phù hợp, đối chiếu với báo cáo của người nộp thuế, ra báo cáo thanh tra và lấy xác nhận của người nộp thuế.
3.2.4 Xây dựng bộ dữ liệu giá chuẩn
Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính (Thơng tư 66) về cơ bản đã điều chỉnh được các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết. Việc quy định các bên liên kết đã rõ ràng, cụ thể hơn các quy định trước đây. Đặc biệt, nguồn thông tin, dữ liệu được phép sử dụng để phân tích, so sánh về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xác định giá thị trường của doanh nghiệp và cơ quan thuế, như quy định về khác biệt trọng yếu trong so sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc lập đã được lượng hóa đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng thống nhất giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và giữa nội bộ cơ quan thuế với nhau; hướng dẫn về xác định giá thị trường đã được quy định riêng đối với trường hợp mua và trường hợp bán, đảm bảo thống nhất giữa nguyên tắc chung với việc hướng dẫn cụ thể về xác định giá thị trường; mẫu biểu kê khai thông tin giao dịch liên kết được quy định cụ thể, rõ ràng hơn cho người nộp thuế…