3. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu:
3.3.3. Mơ hình nghiên cứu:
Trong luận văn này, tác giả sử dụng mơ hình sau đây để tìm ra sự đa dạng trong HĐQT tác động như thế nào đến thành quả hoạt động của công ty. Mơ hình cụ thể như sau:
Perform=0+β1Diversity+β2PreviousPerform+ β3FirmSize+ ε (1) Trong đó:
Perform là thành quả hoạt động của công ty được đo bằng Tobin‟s Q hoặc lợi nhuận
trên tổng tài sản ROA.
Diversity là thước đo các đặc điểm của HĐQT, cụ thể gồm các đ ặc điểm:
Độ tuổi trung bình HĐQT - AGE. Số lượng thành viên HĐQT - BSIZE.
Trình độ học vấn của HĐQT - EDUCATION. Tỉ lệ thành viên nữ - FEMALERATE.
Tỉ lệ sở hữu - OWN.
Previous Perform là một giá trị trễ của Tobin‟s Q hoặc lợi nhuận trên tổng tài sản. FirmSize là kích thước cơng ty.
Trong nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm HĐQT và thành quả hoạt động doanh nghiệp, nhiều nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất kết hợp với ảnh hưởng cố định (FEM – fixed effects model) và hồi quy bình phương nhỏ nhất qua 2 giai đoạn (2SLS – two stage leas squares). Hai phương pháp này được xem là có hiệu quả trong việc giải quyết hiện tượng nội sinh tồn tại giữa các biến – vấn đề đặc trưng trong kiểm định mối tương quan giữa đặc điểm HĐQT và thành quả hoạt động doanh nghiệp. Do đó, kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, đối với mơ hình (1), luận văn cũng sử dụng hai phương pháp thố ng kê: hồi quy bình phương nhỏ nhất kết hợp với ảnh hưởng cố định cho các công ty (FEM – fixed effects model) và hồi quy bình phương nhỏ nhất qua 2 giai đoạn (2SLS – two stage leas squares).
3.3.3.1. Hồi quy bình phương nhỏ nhất kết hợp với ảnh hưởng cố định (FEM):
Biến độc lập Diversity – thước đo đặc điểm HĐQT trong phương trình (1) bao gồm: độ tuổi trung bình, số lượng thành viên, kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc, trình độ học vấn, tỷ lệ nữ và tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT. Tuy nhiên có thể có nhiều nhân tố khác khơng được đưa vào mơ hình nhưng có khả năng ảnh hưởng đến cả đặc điểm HĐQT lẫn thành quả hoạt động, điều này dẫn đến hiện tượng nội sinh trong mơ hình.
Về vấn đề nội sinh, nghiên cứu của nhóm tác giả Hermalin và Weisbach (2003) cho rằng mối quan hệ của đặc điểm HĐQT và thành quả hoạt động là cùng nội sinh. Nhóm tác giả Adams và Ferreira (2009) lập luận các vấn đề nội sinh nảy sinh bởi vì các biến bị bỏ sót khơng đưa vào mơ hình đã ảnh hưởng đến cả việc lựa chọn sự đa dạng các thành viên HĐQT và hiệu suất cơng ty. Nhóm tác giả này đã sử dụng ảnh hưởng cố định đối với cơng ty trong phân tích của họ và chứng minh được rằng ảnh hưởng cố định của công ty có một tác động đáng kể vào kết quả.
Garay và Gonzalez (2008) sử dụng mơ hình phương trình đơn với biến phụ thuộc có độ trễ để giải quyết các vấn đề nội sinh. Kế thừa cách tiếp cận của nhóm tác giả Garay và Gonzalez (2008) và nhóm tác giả David A. Carter, Frank D‟Souza, Betty J.Simins và W.Gary Simpson (2010), luận văn này sử dụng độ trễ biến phụ thuộc và sử dụng thêm ảnh hưởng cố định cho các công ty để giải quyết vấn đề nội sinh. Việc sử dụng các ảnh hưởng cố định của công ty giúp giảm thiểu các biến bị bỏ sót và kiểm soát những đặc điểm riêng ổn định không quan sát được qua thời gian.
Luận văn cũng sử dụng các biến độc lập có độ trễ trong mơ hình phương trình đơn với ảnh hưởng cố định bởi vì giả thuyết rằng tác động của sự đa dạng HĐQT vào thành quả hoạt động sẽ xảy ra theo thời gian. Lý thuyết không dự đoán một khoảng thời gian c ần thiết cho một ảnh hưởng. Số lượng độ trễ sẽ trở thành một vấn đề kinh nghiệm mà khơng có bằng chứng từ lý thuyết. Tác giả áp dụng phương pháp của Farrell & Hersch (2005), Carter và cộng sự (2010) khi sử dụng độ trễ 1 năm với biến độc lập. Phương pháp này cũng phù hợp với mẫu dữ liệu trong luận văn (không đủ dữ liệu với độ trễ hai năm). Vì vậy, mơ hình được hồi quy với độ trễ một năm. Độ trễ trong biến đặc điểm HĐQT không được sử dụng trong ước tính 2 SLS bởi vì mơ hình được giả thuyết là đồng thời và nội sinh.
3.3.3.2. Hồi quy hệ phương trình đ ồng thời qua 2 giai đoạn (2 SLS):
Vấn đề thứ hai liên quan đến nội sinh là mối quan hệ nhân quả ngược lại (Adams & Ferreira, 2009). Các đặc điểm của HĐQT có thể ảnh hưởng đến thành quả hoạt động, nhưng cũng có thể là các cơng ty với thành quả hoạt động tốt quyết định lựa chọn cơ cấu HĐQT. Sau khi chạy mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất kết hợp với ảnh hưởng cố định, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để phát hiện có tồn tại hiện tượng nội sinh giữa các biến hay không. Kết quả từ kiểm định Hausman cho thấy vẫn có hiện tượng nội sinh, do đó một phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này đó là hồi quy hệ phương trình đồng thời qua hai giai đoạn (two stage least square – 2SLS).
Kỹ thuật hồi quy hệ phương trình đồng thời được sử dụng gần đây trong nghiên cứu về quản trị công ty (Bebchuk, Cremers Peyer, 2007; Bhagat & Bolton, 2008; Jackling & Johl, 2009; Prevost, Rao & Hossain, 2002; Setia-Atmaja, 2009). Hermalin và Weisbach
(2003) cho rằng mối quan hệ của đặc điểm HĐQT và thành quả của công ty là nội sinh đồng thời điều này ngụ ý rằng một hệ thống các phương trình là thích hợp nhất. Áp dụng phương pháp của Bhagat và Bolton (2008), Jackling và Johl (2009), Carter và cộng sự (2010), các giá trị trễ của Tobin‟s Q và ROA được sử dụng làm biến công cụ (instruments variable) trong kỹ thuật hồi quy 2 SLS.
Trong phương pháp hồi quy 2 SLS, thành quả hoạt động và các đặc điểm của HĐQT được cho là nội sinh và các biến khác trong hệ phương trình được xác định trước (biến độc lập) (Pindyck & Rubinfeld, 1998). Tuy nhiên, rất nhiều các biến quan tâm trong điều tra quản trị doanh nghiệp không thực sự là biến độc lập mà là nội sinh (Hermalin & Weisbach, 2003). Áp dụng theo Pindyck & Rubinfeld (1998), Carter và cộng sự (2010), luận văn sử dụng giá trị trễ của các biến đặc điểm HĐQT là các biến độc lập khi thực hiện hồi quy 2 SLS.