7. Bố cục của luận văn
2.3.2 Thước đo hiệu quả của vốn đầu tư
ể đo lường hiệu quả đầu tư, các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá, ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn – tư bản và đầu ra – GDP. Có nhiều cách để tính tốn hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn thì ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam là thấp, để tăng một đồng GDP cần phải bỏ ra 5,2 đồng vốn trong giai đoạn 2000-2007, trong khi ở giai đoạn trước chỉ vào khoảng 2-3 trong thời gian 1970- 1984. Ngoài ra, khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam hiện nay vào những năm 1950-1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1-2. Thậm chí trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, ICOR ở
các nước cũng thấp hơn con số 5 như ài Loan là 2,7 (giai đoạn 1981-1990), Hàn Quốc khoảng 3,2 (giai đoạn 1981-1990), Nhật Bản khoảng 3,2 giai đoạn (1961- 1970), Trung Quốc chỉ là 4,1 (giai đoạn 1991-2003).
Tuy nhiên, nếu so sánh xét hiệu quả đầu tư theo tổng tích luỹ tài sản, thì ICOR của tồn nền kinh tế Việt Nam thuộc loại cao, song không vượt quá nhiều so với một số nước ASEAN.
Bảng 2.2: So sánh ICOR của Việt Nam và của một số nƣớc ASEAN
So với ICOR tính theo tổng vốn đầu tư thì điều này cho thấy có một số lượng vốn đáng kể được bỏ ra nhưng đã khơng trở thành tài sản. Nói một cách khác là hiệu quả đồng vốn bỏ ra kém là bởi vì đã phải chi cho nhiều khâu không trực tiếp liên quan tới sản xuất. Ngoài ra, việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực nhà nước còn do những nguyên nhân chủ quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng, v.v.
Kết luận chƣơng 2
Chương này tác giả đã đánh giá thực trạng về đầu tư cơng và tình hình kinh tế ở Việt Nam và một số nước ASEAN, qua đó cho thấy hoạt động đầu tư cơng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhanh, cơ cấu đầu tư cũng đã có bước chuyển
tích cực qua đó góp phần quan trọng vào việc duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế tế vĩ mơ và tăng cường xố đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động đầu tư cơng những năm qua vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như cơ cấu đầu tư còn dàn trải, hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực chậm được cải thiện. ầu tư luôn đi cùng với lãng phí và thất thốt, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung vào việc tìm các giải pháp nhằm cơ cấu lại đầu tư công; đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, đồng thời thực hiện đa dạng hố các hình thức đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư công.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU