Tương quan giữa nhóm yếu tố cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu, quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Xây dựng các giả thiết nghiên cứu

3.1.1. Tương quan giữa nhóm yếu tố cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động

hoạt động

3.1.1.1. Tỷ lệ sở hữu của nhà nước và hiệu quả hoạt động

Ở Việt Nam, quá trình đổi mới DNNN với trọng tâm là cổ phần hóa DNNN đã hình thành nhiều CTCP với nhà nước là cổ đông lớn. Sở hữu nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phần lớn các cơng ty có sở hữu nhà nước đều phải thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mà khơng phải lúc nào hai mục tiêu này cũng hài hòa nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các CTCP có vốn nhà nước, thậm chí dẫn đến bất đồng trong nội bộ do mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước không nhất quán với mục tiêu của các cổ đông khác. Bên cạnh đó, một số CTCP có vốn nhà nước được giao kinh doanh những mặt hàng chiến lược của nền kinh tế nhằm đóng vai trị bình ổn thị trường. Nhưng đơi khi điều đó cũng dẫn đến việc hình thành độc quyền nhóm do thiếu vắng sự cạnh tranh trên thị trường cũng như sự đe dọa từ các đối thủ. Các CTCP này sẽ khơng có đủ động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Ngồi ra, tại các CTCP có cổ đơng chi phối là nhà nước, cổ đông đang đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của ban lãnh đạo đại diện cho phần vốn góp của nhà nước. Trong bộ máy quản trị của một loạt CTCP có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao, ban lãnh đạo của các cơng ty khơng sở hữu hoặc sở hữu rất ít cổ phần. Như vậy, họ có thực sự tâm huyết, trách nhiệm với cơng ty khơng hay chỉ xem

mình như cán bộ được giao trách nhiệm và nhận lương theo quy định. Chưa kể đến những người đại diện sở hữu nhà nước trong công ty thực thi quyền lực nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến lợi ích của cơng ty và lợi ích của nhà nước.

Xuất phát từ lý thuyết và thực tiễn Việt Nam, tác giả đưa ra giả thiết nghiên cứu sau:

Giả thiết 1: Tỷ lệ sở hữu của nhà nước có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty.

3.1.1.2. Tỷ lệ sở hữu của tổ chức và hiệu quả hoạt động

Các tổ chức đầu tư được cho rằng thường đạt hiệu quả đầu tư cao hơn các nhà đầu tư cá nhân do có cơ chế giám sát tốt, đồng thời cũng có khả năng giám sát các cơng ty với chi phí thấp hơn. Các tổ chức đầu tư cịn được cho là bao giờ cũng được dẫn dắt bởi các nhà quản lý tài chính chun nghiệp, vì vậy mà quyết định của các tổ chức đầu tư thường khơn ngoan, có độ chính xác và hợp lý khá cao. Vì vậy, các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của các tổ chức đầu tư cao thì được giám sát chặt chẽ hơn, làm giảm bớt chi phí đại diện và do đó gia tăng giá trị doanh nghiệp. Gillan và Starks (2003) đã chứng minh có mối tương quan dương giữa trình độ quản trị cơng ty và tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức. Các tác giả cũng làm nổi bật vai trò đặc biệt của các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài trong việc thúc đẩy sự thay đổi trong thực hành quản trị công ty. Nhiều nghiên cứu cho thấy giữa tỷ lệ sở hữu của các tổ chức đầu tư và hiệu quả hoạt động có mối tương quan dương. Các nghiên cứu ở các thị trường mới nổi của Black và các cộng sự (2006), Durnev và Kim (2005) cũng cho kết quả tương tự.

Với các lập luận trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu như sau:

Giả thiết 2: Tỷ lệ sở hữu của các tổ chức đầu tư có tương quan dương với hiệu quả hoạt động.

3.1.1.3. Tỷ lệ sở hữu của HĐQT và hiệu quả hoạt động

Theo Các nguyên tắc quản trị cơng ty của OECD (2004) thì “Cùng với chiến lược chỉ đạo công ty, HĐQT chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả công tác quản lý và đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho cổ đơng đồng thời ngăn ngừa các xung đột lợi ích và cân bằng yêu cầu cạnh tranh cho công ty”.

Theo Luật doanh nghiệp 2005, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Thành viên HĐQT được cổ đông lựa chọn để giám sát các kế hoạch hành động và triển khai các sáng kiến của cơng ty. HĐQT cũng có quyền lựa chọn và bãi miễn BGĐ của cơng ty. Bên cạnh đó, HĐQT cịn có thể góp phần loại trừ chi phí đại diện qua vai trò giám sát, khen thưởng BGĐ để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Vì vậy, trong các CTCP, HĐQT hoạt động như cơ chế sơ cấp để giám sát hoạt động của BGĐ.

Nhiều nghiên cứu ở các nước đã được tiến hành để kiểm định mối tương quan giữa tính chất của HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty. Các kết quả nghiên cứu cung cấp nhiều bằng chứng về ảnh hưởng hỗn hợp của HĐQT lên giá trị doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, nhiều CTCP có các thành viên HĐQT đa số là cổ đơng lớn

của cơng ty. Vì vậy, họ có tinh thần chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của cơng ty và có động lực để giám sát hoạt động của BGĐ và các cán

bộ quản lý cấp cao, bởi điều đó gắn liền với lợi ích của chính cổ đơng. Với lập

luận trên, tác giả đưa ra giả thiết nghiên cứu như sau:

Giả thiết 3: Tỷ lệ sở hữu của HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty.

3.1.1.4. Tương quan giữa tỷ lệ sở hữu của BGĐ và hiệu quả hoạt động của công ty

Theo Khoản 2, Điều 116 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao”.

BGĐ không nhất thiết phải là người nắm giữ cổ phần của công ty. Tuy nhiên, cơng ty khơng do chính chủ sở hữu quản lý sẽ dễ gặp phải “vấn đề đại diện”, những người điều hành cơng ty có thể đặt lợi ích của mình cao hơn lợi ích của cơng ty. Khi lợi ích của người đại diện đặt lên trên thì lợi ích thực sự của cơng ty và các cổ đơng sẽ bị đe dọa. Thậm chí có những trường hợp người đại diện không nắm giữ cổ phần của cơng ty nhưng lại được thụ hưởng nhiều lợi ích mà khơng chịu sự tổn thất nào, hay trường hợp những người đại diện sở hữu cổ phần của nhà nước có ảnh hưởng tới cơng ty, họ có thể yêu cầu các loại ưu đãi cho bản thân với chi phí do cơng ty gánh chịu. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng BGĐ nên là những cổ đông thực sự của cơng ty. Chính vì vậy, một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa sở hữu và quản lý là tạo điều kiện cho thành viên BGĐ sở hữu cổ phần của công ty, nhằm giảm chi phí đại diện và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của tác giả cho thấy hơn 60% các công ty niêm yết trên HOSE đều có nhà

nước tham gia nắm giữ cổ phần và tỷ lệ sở hữu của BGĐ cịn khá thấp. Do đó, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu sau:

Giả thiết 4: Tỷ lệ sở hữu của BGĐ có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu, quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 29)