Đặc điểm trình độ của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận vốn và tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 36)

Trình độ ngƣời lao động Nữ (%) Nam (%) Tổng số (%)

Không Tiểu học THCS THPT Lao động sợ cấp KT Lao động khơng có bằng cấp Lao động kỹ thuật Cao đẳng/Đại học 2,10 9,50 22,40 28,90 2,80 2,10 12,00 20,10 1,60 7,60 33,30 32,50 3,50 4,30 7,40 9,90 1,80 8,40 28,90 31,00 3,20 3,40 9,20 14,00 Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam (Final report 2009) Theo TS.Trương Quang Thông (2009) DNVVN phân bố không đồng đều giữa các ngành. Tập trung chủ yếu là ở vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 60% của miền bắc và chiếm 29% số lượng DNVVN cả nước) và vùng Đông Nam bộ (chiếm 80% miền nam và 39% số DNVVN của cả nước). Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn lao động dịch chuyển đến các vùng tập trung nhiều DN, làm mất cân đối lao động giữa các vùng. Theo Tran và Lê (2008) các DNVVN dịch chuyển chủ yếu đến HCM (23-28%) và HN (15-16%).Ngoài ra các DN cũng dịch chuyển đến các tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Vốn là phần quan trọng trong quá trình duy trì hoạt động sản xuất vì vốn là đầu vào cơ bản của bất kì một loại hình kinh doanh nào. Đối với DNVVN, nhu cầu về vốn lại cần thiết hơn bất kì một loại hình nào vì đầu tiên là do xuất phát điểm về quy mô vốn của những DN này thấp. Thêm vào đó DNVVN lại khó tiếp cận với các nguồn vốn chính thức hơn so với DN có quy mơ lớn hơn. Theo TS Trương Quang Thơng (2009) có khoảng 80% DNVVN ở Việt Nam phải vay vốn từ hệ thống tài chính phi chính thức

chính thức. Đơi khi họ phải trả mức lãi suất cao hơn từ 3-6 lần so với lãi suất nếu họ vay được từ các ngân hàng trong hệ thống tài chính. Cũng trong nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả cho biết DNVVN của Việt Nam chủ yếu vay vốn từ các nguồn: huy động nguồn vốn tự có, huy động nguồn vốn ứng trước, tìm kiếm nguồn vốn từ bạn bè và gia đình, vốn từ hệ thống cho vay bên ngoài và cuối cùng là vốn từ các nhà cung cấp. Những nguồn vốn này đáp ứng được nhu cầu vốn nhanh và kịp thời cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tránh khỏi các thủ tục rườm rà và tài sản thế chấp.Tuy nhiên, đối với nguồn vốn vay từ những người cho vay nặng lãi lại chứa đựng nhiều mối nguy hại tiềm ẩn cho doanh nghiệp.

Hiện nay quy mơ nguồn vốn của DNVVN có xu hướng tăng lên. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy DNVVN của Việt Nam phần nào đó đã giải quyết được vấn đề thiếu vốn.Điều này cũng được minh chứng trong hình 3.1. Biểu đồ ở hình 3.1 chỉ ra số lượng DN có quy mơ vốn dưới 500 triệu có xu hướng giảm qua các năm 2004, 2005 và 2006. Thay vào đó số lượng DN có quy mơ vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ tăng mạnh từ 41,2%-55,9%.

Hình 3.1: Cơ cấu DNVVN theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2004-2006

Nguồn: DNVVN và vấn đề tài trợ tín dụng (2009)

Như vậy, nhìn chung ở nước ta phần lớn các DNVVN hoạt động trong tình trạng thiếu vốn. Khi các nhà nghiên cứu của tổ chức CIEM (2009) hỏi các chủ DNVVN về những

vấn đề khó khăn lớn nhất mà DN gặp phải trong quá trình tăng trưởng DN thì yếu tố thiếu vốn được những người chủ DN này đưa lên hàng đầu (hình 3.2).Nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có và vay trên thị trường phi tài chính.Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ vốn như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng.Nhưng chỉ có một số ít các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn này.Theo GS.TS. Nguyễn Thị Cành (2008) các DNVVN ít có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng do thủ tục vay là nhiều nhất, cùng với đó là khơng đảm bảo các điều kiện cần thiết về tài sản đảm bảo cũng như các điều kiện vay vốn khác. Thêm nữa ngân hàng lại không đa dạng trong việc đa dạng hóa tài sản thế chấp cho doanh nghiệp, lãi suất vay cao là một trong những trở ngại lớn cho những năm gần đây khi mà dao động lãi suất lớn, khoảng cách dao động rộng.Ngồi ra, việc khó vay vốn còn liên quan đến khái niệm “quan hệ nghiệp vụ” của DN bị hạn chế. Bà cho rằng, trong quá trình vay vốn các DNVVN thiếu thông tin minh bạch trong các báo cáo tài chính làm cho các cán bộ tín dụng khó lịng tin tưởng để cho vay.

Hình 3.2: Những khó khăn lớn nhất đối với sự tăng trƣởng theo nhận thức của Doanh nghiệp

Hình 3.3: Nguồn gốc của đầu tƣ

Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam (Final report 2011) Phần lớn các DNVVN ở nước ta hiện nay đang sử dụng công nghệ lạc hậu một đến hai thế hệ cụ thể khoảng 15-20 năm đối với ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí... Đây là khó khăn có tính nội tại nhưng là thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận DNVVN.Theo CIEM (2007) có 88% DNVVN sử dụng thiết bị không quá 10 năm. Tuy nhiên, có tới 4% DN vẫn sử dụng công cụ bằng tay và 25% DN sử dụng máy móc thơ sơ. Có 61% được mua mới và 35% là mua những máy móc đã qua sử dụng.Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra không thể đáp ứng được mẫu mã, chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, đến việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các DNVVN Việt Nam còn thiếu vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất cùng với việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng khó khăn, chi phí vay từ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng lại khá cao.Các doanh nghiệp ở thành thị chịu khó thay đổi cơng nghệ hơn ở nông thôn và doanh nghiệp lớn thường làm việc này hơn so với các doanh nghiệp nhỏ về quy mô

(CIEM 2007, 2009). Trong nghiên cứu của CIEM (2007) cũng chỉ ra có trung bình khoảng 41% DN giới thiệu được sản phẩm mới trong 2 năm 2006,2007.

Hình 3.4: Việc sử dụng cơng nghệ mới ở các Doanh nghiệp

Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam (Final report 2009) Theo GS.TS Nguyễn Thị Cành (2008),các báo cáo, chứng từ của DNVVN thiếu chính xác, mang tính đối phó, khơng được chuẩn tắc theo quy định và cung cấp thông tin không đầy đủ. Trên thực tế có khơng ít doanh nghiệp xây dựng nhiều báo cáo khác nhau để nộp cho ngân hàng, cơ quan thuế và cho chủ doanh nghiệp. Điều này có thể xuất phát từ trình độ hiểu biết thấp về các quy định của chính phủ cũng như là do sự thiếu ý thức và các quy định hành chính thiếu đồng bộ, rườm rà. Bộ phận quản lý giám sát theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu hoặc sơ sài, thiếu kỹ năng quản lý làm giảm tính chính xác trong các báo cáo tài chính.Hầu hết các giao dịch của các doanh nghiệp này không sử dụng các văn bản chính thống do nhà nước quy định mà chủ yếu dùng qua các loại hợp đồng viết tay, hợp đồng miệng, giao kèo có tính quan hệ huyết thống và lấy chữ tín. Những việc làm này làm cho việc thống kê, ghi

chép gặp khó khăn và khơng chính xác. Do vậy các báo cáo tài chính của DNVVN không phải là cơ sở đáng tin cậy để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một đặc điểm nữa của DNVVN ở Việt Nam là việc tốn các chi phí phi chính thức mà các doanh nghiệp phải gánh vác. CIEM (2009) tính phi chính thức, quan liêu và thuế có mối quan hệ với các hoạt động lót tay, tham nhũng.CIEM (2011) cho rằng, chính các sắc thuế khắc nghiệt, chi phí tham gia ngành và chi phí tuân thủ luật phápcao làm cho các doanh nghiệp thường hoạt động dưới hình thức phi chính thức nhằm giảm chi phí. Chi phí này giảm càng nhiều phụ thuộc vào việc hối lộ quan chức nhà nước. Vấn đề này còn liên quan đến việc thiếu hiểu biết của doanh nghiệp và đặc biệt như một tư duy, lối hành xử theo lối mòn của những người chủ của các doanh nghiệp này. Như một thói quen, tập quán được hình thành từ đời trước chỉ nước bước cho người sau.Những người chủ này sẽ suy nghĩ là việc hối lộ cho quan chức nhà nước như một thủ tục bắt buộc, thông lệ và tin rằng làm vậy họ sẽ giảm được nhiều phiền phức từ phía khu vực chính quyền. Tạo điều kiện cho các viên chức này lợi dụng công vụ để chuộc lợi cá nhân thông qua những vi phạm do họ tưởng tượng hoặc có những lý giải khơng chuẩn về pháp luật.

Tóm tắt chƣơng III:

Chương III cung cấp một cái nhìn tổng qt hay nói cách khác là phác họa chân dung của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam thông qua việc đưa ra các đặc điểm của nó đi kèm với các số liệu làm bằng chứng.

CHƢƠNG IV

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng 3 bộ dữ liệu SMEs liên tục nhau đó là bộ 2005-2007-2009, trên cơ sở đó rà sốt lại một lần nữa các nhóm biến có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp bằng các mơ hình lý thuyết đã được xây dựng để nhằm tìm ra mơ hình phù hợp nhất lý giải cho mối quan hệ giữa sự phát triển của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh của Việt Nam.

Từ những lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, nghiên cứu đưa ra khung phân tích như sau:

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tiếp cận tín dụng Tăng trƣởng của DNVVN Đặc điểm của DNVVN - Tuổi (Age) - Kích cỡ (Size)

- Cải thiện sản phẩm (IP)

- Cải tiến công nghệ (IT)

- Đặc điểm thị trường mà DN hoạt động (MC)

- Doanh nghiệp được hỗ trợ (Sup)

- Ngành mà DN hoạt động (Nganhi)

Tiếp cận tín dụng: khu vực chính thức: F_credit

Tiếp cận tín dụng: khu vực phi chính thức: IF_credit

4.2 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu của bộ dữ liệu được trích từ 3 bộ dữ liệu Điều tra các Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs qua các năm 2005, 2007 và 2009. Đây là bộ dữ liệu được Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc BộLao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Khoa Kinh tế (DoE) của Trường Đại học Copenhagen, cùng với Đại sứquán Đan Mạch tại Việt Nam lên kế hoạch và thực hiện. Cuộc điều tra bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu đối với hơn 2.500 DNNVV ngoài quốc doanh hoạt động trong khu vực chế biến của Việt Nam. Điều tra được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HồChí Minh (HCMC), Hà Tây, Phú Thọ, NghệAn, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Cuộc điều tra DNNVV được thiết kế như các nỗ lực nghiên cứu với mục tiêu thu thập và phân tích số liệu đại diện cho khu vực tưnhân của Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng khơng chỉ có doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp đăng ký chính thức mới được phỏng vấn. Thay vào đó, điều tra DNNVV đã chú trọng đặc biệt đến việc thu thập số liệu và có được hiểu biết về sự biến động của cả DNNVV chính thức và phi chính thức ởViệt Nam. Các chủ đề đặc biệt được quan tâm bao gồm sự biến động của doanh nghiệp như hình thức pháp lý, tiếp cận tài chính, điều kiện việc làm và gần đây là tương tác của các doanh nghiệp với môi trường tự nhiên.Bộ dữ liệu cung cấp các thông tin cơ bản của các DNVVN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ dữ liệu của nghiên cứu, sau khi lọc ra các biến cần sử dụng cho nghiên cứu ở từng bộ dữ liệu thì nối các bộ này lại với nhau. Chỉ có những doanh nghiệp nào tham gia ở cả 3 bộ (tức là tham gia trả lời phỏng vấn ở cả 3 năm 2005, 2007 và 2009) sẽ được giữ lại làm quan sát nghiên cứu. Những Doanh nghiệp tham gia ít hơn 3 năm sẽ được loại bỏ khỏi bộ dữ liệu của nghiên cứu. Cuối cùng mẫu của

nghiên cứu bao gồm 1851 doanh nghiệp được lặp lại mỗi quan sát 3 lần trong 3 năm quan sát. Do đó số quan sát của mẫu là 5553 quan sát.

4.3 Biến số và mơ hình phân tích

Dựa vào các mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan ở Việt Nam và trên thế giới cũng như khả năng cho phép của bộ dữ liệu SMEs cùng với khung phân tích của mình, nghiên cứu đưa ra các biến như sau:

4.3.1 Biến phụ thuộc

Vì muốn đo lường xem những nhân tố nào tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó biến phụ thuộc của doanh nghiệp chính là biến tăng trưởng doanh nghiệp. Ở đây nghiên cứu sử dụng sự tăng trưởng về doanh thu qua các năm của doanh nghiệp làm biến tăng trưởng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là tăng trưởng nếu chênh lệch giữa doanh thu năm sau với năm trước là dương. Tăng trưởng doanh nghiệp giai đoạn 2005 và 2007 sẽ là:

Trong đó:

: tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2007

và : là doanh thu của doanh nghiệp vào các năm 2005 và 2007

4.3.2 Biến độc lập

Khả năng tiếp cận của Doanh nghiệp (F_credit; IF_credit; Credit) là số tiền vay

mà DN nhận được từ khu vực tài chính chính thống và khơng chính thống . Trong bộ dữ liệu của CIEM (2005, 2007, 2009) câu hỏi “Specification of the most important (in value terms) current formal loan (informal loan). Amount originally

borrowed?” (Cụ thể của khoản vay quan trọng nhất từ khu vực tài chính chính thức (phi chính thức) là bao nhiêu?) được chọn để đo lường biến này.

F_credit: vốn vay từ nguồn chính thức

IF_credit: vốn vay từ nguồn khơng chính thức

Credit: tổng vốn vay mà doanh nghiệp tiếp cận được từ cả 2 nguồn

4.3.3 Biến kiểm soát

Độ tuổi của doanh nghiệp (Age): số tuổi của doanh nghiệp được đo lường từ số

năm thành lập đến số năm được phỏng vấn. Beck (2005) cho rằng độ tuổi DN càng lớn thì DN càng thiếu năng động hơn do đó tăng trưởng chậm hơn. Tuy nhiên, lý thuyết giai đoạn của Lewis (1981) độ tuổi tác động tốt đến tăng trưởng DN hay làm cản trỡ phụ thuộc vào giai đoạn mà DN đang tồn tại.

Độ lớn Doanh nghiệp (Size): kích cỡ của doanh nghiệp là số lao động chính thức

không kể lao động bán thời gian của doanh nghiệp. Beck (2005) quy mô doanh nghiệp càng nhỏ càng gặp nhiều vấn đề trong hạn chế tăng trưởng.

Tính cạnh tranh của thị trường (MC): biến này cho biết doanh nghiệp hoạt động

trong thị trường có chịu cạnh tranh tăng hay khơng. Biến này được rút ra từ bộ dữ liệu CIEM (2005, 2007, 2009) khi DN trả lời cho câu hỏi “Do you face competition in your field of activity?” (Bạn có đối mặt với sự cạnh tranh trong lĩnh vực bạn hoạt động hay khơng?). Nếu DN trả lời có đối mặt với sự cạnh tranh thì biến MC=1, nếu trả lời không đối mặt với bất kì sự cạnh tranh nào thì biến MC=0.

Đổi mới sản phẩm (IP): biến này cho biết trong 2 năm của bộ dữ liệu nghiên cứu,

DN có bất kì sự cải thiện nào trong sản phẩm của mình thì biến IP=1, nếu DN khơng có bất cứ sự cải thiện nào thì biến IP=0.

Đổi mới công nghệ (IT): biến này cho biết trong 2 năm của bộ dữ liệu, doanh

nghiệp có bất cứ hoạt động nào cải thiện cơng nghệ sản xuất khơng. Nếu DN có bất kì sự cải thiện nào trong cơng nghệ sản xuất của mình thì biến IP=1, nếu DN khơng có bất cứ sự cải thiện nào thì biến IT=0.

Hỗ trợ (Sup): biến này cho biết doanh nghiệp có được nhận sự giúp đỡ từ bất cứ

cơ quan ban ngành nào hay không. Nếu DN trả lời nhận được sự giúp đỡ từ bất kì một cơ quan ban ngành, đồn thể nào thì biến Sup sẽ được mã hóa bằng 1 và ngược lại sẽ bằng 0.

Ngành: có tổng cộng 33 biến ngành khác nhau đại diện cho các ngành mà doanh

nghiệp đang hoạt động. Biến này cho biết liệu rằng các ngành hoạt động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận vốn và tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 36)