Kiểm tra các giả định hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lòng trung thành với thương hiệu và các thành phần khác của tài sản thương hiệu trường hợp thương hiệu PNJSILVER (Trang 80 - 81)

4 .Nghiên cứu chính thức

5.5 Kiểm định nhóm giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần cấu thành tài sản

5.5.3 Kiểm tra các giả định hồi qui

Các giả định hồi qui sẽ được kiểm tra với các mơ hình hồi qui tuyến tính đơn của từng biến độc lập và hồi qui tuyến tính bội của cả bốn biến độc lập.(Xem thêm tại Phụ lục 5)

™ Giả định liên hệ tuyến tính

Theo kết quả từ kiểm định hồi qui tuyến tính đơn và bội, các đồ thị cho thấy các

phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa đều phân tán ngẫu nhiên trong một

vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng cụ thể nào. Điều đó cho thấy giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.

™ Giả định phương sai của sai số không đổi

Giả định này được kiểm định bằng kiểm định tương quan hạng Spearman, với giả

thuyết H0: hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0, được thực hiện cho biến giá trị

tuyệt đối của phần dư và các biến BW, PQ, DE, BS. Theo kết quả từ kiểm định

Spearman, giá trị Sig. của các biến BW, DE, BS với giá trị tuyệt đối của phần dư lần

lượt là 0,191; 0,388; 0,052; 0,866 đều lớn hơn 0,05. Điều này cho thấy giả thuyết H0

không bị bác bỏ, nghĩa là hệ số tương quan hạng của tổng thể khác 0, hay phương sai của sai số không đổi.

™ Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Đồ thị histogram cho biến phần dư chuẩn hóa của các phương trình hồi qui tuyến

tính đơn cho giá trị mean=0, Std. Dev=1. Như vậy giả định phần dư có phân phối

Với phương trình hồi qui tuyến tính bội, đồ thị histogram cho biến phần dư chuẩn hóa của cho giá trị mean=0, Std. Dev=0,99. Như vậy giả định phần dư có phân phối chuẩn cũng khơng bị vi phạm.

™ Giả định khơng có tương quan giữa các phần dư

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) có thể dùng để kiểm định tương quan của

các sai số kề nhau. Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Với hồi

qui tuyến tính đơn, ta cón = 220 quan sát và k = 1 biến độc lập, tra bảng Durbin-

Watson ta có dL = 1,664 và dU = 1,684, vậy vùng chấp nhận của giá trị d là [dU; 4- dU] =

[1,684; 2,316]. Tương tự với hồi qui tuyến tính bội, ta có n = 220 quan sát và k = 4

biến độc lập, tra bảng Durbin-Watson ta tìm được vùng chấp nhận của giá trị d là

[1,715; 2,285]. Kết quả từ Phụ lục 5cho thấycác giá trị d đều nằm trong vùng chấp nhận, vì vậy ta kết luận khơng có tương quan giữa các phần dư.

™ Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (Đa cộng tuyến)

Độ chấp nhận (Tolerance) của các biến độc lập BW, PQ, DE, BS khá cao, với giá

trị lần lượt là 0,910; 0,816; 0,858; 0,829.

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập BW, PQ, DE, BS đều nhỏ hơn 10, với giá trị lần lượt là 1,099; 1,226; 1,166; 1,206.

Hai điều này cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến hay khơng có mối

tương quan giữa các biến độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lòng trung thành với thương hiệu và các thành phần khác của tài sản thương hiệu trường hợp thương hiệu PNJSILVER (Trang 80 - 81)