Nam:
Sau 11 năm, TTCK VN đã hình thành và ngày càng phát triển về nhiều mặt, tuy nhiên, trong những giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh nhất vẫn cịn bộc lộ những hạn chế như tính thanh khoản của thị trường thấp dẫn đến mất cân đối cung cầu làm giá cả biến động thất thường. Sự tăng trưởng của thị trường chưa bắt nguồn từ động cơ tích cực khi nhà đầu tư cịn chạy theo phong trào, thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn. Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị trường còn nhiều hạn chế, khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập khi mà Luật Chứng khoán đã ban hành song chưa đầy đủ ở một số hành vi như giao dịch khống, giao dịch các sản phẩm phái sinh… Vì vậy, các chiến lược đầu tư nâng cao như chiến lược bán khống, chiến lược đầu tư thị trường trung lập và chiến lược đầu tư tồn cầu khơng thể thực hiện tại
TTCK VN vào thời điểm hiện tại. Do đó, trong phần ứng dụng các chiến lược đầu tư
cổ phiếu vào TTCK VN, chúng ta hãy cùng tập trung phân tích ứng dụng của bốn chiến lược cơ bản nhất, đó là: chiến lược đầu tư tăng trưởng, chiến lược đầu tư giá trị, chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng và chiến lược đầu tư kỹ thuật. Từ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong bốn chiến lược cơ bản này hoặc kết hợp chúng với nhau hoặc
kết hợp thêm các chiến lược đầu tư khác như chiến lược đầu tư từ trên xuống dưới,
chiến lược giao dịch nội bộ, chiến lược mua và giữ, chiến lược đầu tư trái ngược và sử dung giá trị vốn hóa thị trường như một chiến lược đầu tư để có được một chiến lược phù hợp với TTCK VN và sở thích của bản thân.
2.2.1. Chiến lược đầu tư tăng trưởng:
Để ứng dụng phương pháp đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng của Thomas Rowe
Price, điều đầu tiên địi hỏi nhà đầu tư phải có tính kỷ luật trong đầu tư, có sự kiên định trong suốt quá trình đầu tư ngay cả trong việc phân tích cơ bản.
Tiếp theo, các nhà đầu tư phải vận dụng bằng nhiều cách khác nhau để có thể tìm kiếm những công ty được quản lý tốt nằm trong các lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao hơn lạm phát của toàn bộ nền kinh tế. Đối với Việt Nam trong những năm gần đây luôn phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát hai con số (năm 2010: 11,75%) thì vấn đề lựa chọn được cơng ty có khả năng sinh lợi phải vượt trội hơn tỷ lệ đó. Ví dụ, ngành sữa là một
trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18%/năm trong vài năm gần đây sau khi gia nhập WTO. Đối với việc chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện, do vậy, vấn đề chăm lo sức khỏe cũng được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là nhu cầu về sữa với tất cả mọi lứa tuổi. Chính vì thế, ngành sữa sẽ có tiềm năng phát triển rất nhiều. Trong đó, Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) được xem như công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam với tốc độ tăng
trưởng tổng doanh thu cao là 26% trong 5 năm gần đây. Danh mục sản phẩm trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Vinamilk được phủ đều 64/64 tỉnh thành
cũng như xuất khẩu sang nhiều thị trường ở Mỹ, Úc, Campuchia, I-rắc, Philippines…
Để xác định cổ phiếu của một cơng ty có phải là cổ phiếu tăng trưởng hay không,
các nhà đầu tư cần phân tích dựa theo các đặc điểm mà John Train, tác giả cuốn “The
Money Masters” đã tổng hợp những kinh nghiệm của Thomas Rowe Price, cổ phiếu VNM sẽ được xem như một minh họa cho phần phân tích:
Vinamilk có xây dựng Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản
phẩm được công ty hết sức quan tâm. Chiến lược của công ty đối với hoạt động nghiên cứu sản phẩm gồm 2 mục tiêu lớn:
- Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thành một tập đồn thực phẩm mạnh của Việt Nam: Vinamilk tiếp tục chiến lược đa dạng hố sản phẩm thơng qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách
hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Ngồi ra, cơng ty xác định đa dạng hóa sản phẩm để tận dụng cơng nghệ thiết bị sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển tiến tới trở thành một tập đoàn thực phẩm mạnh tại Việt Nam.
- Liên kết để thâm nhập vào thị trường cao cấp: Trong chiến lược dài hạn,
Vinamilk sẽ kết hợp với một số các tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới để cùng
nhau hợp tác đầu tư tại Việt Nam với mục tiêu thu hút nguồn vốn và chất xám cho Vinamilk nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng thị trường của Vinamilk trong nước cũng như quốc tế.
Trong những năm qua, Vinamilk đã thật sự thực hiện hiệu quả những chiến lược
đề ra về việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm. Hiện nay,
Vinamilk đã đưa ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa. Đáp
ứng nhu cầu sữa của mọi lứa tuổi, Vinamilk có sữa Dielac Alpha, Dielac Pedia…dành
cho trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi, sữa đặc, sữa chua các loại, sữa tươi tiệt trùng, …,
Dielac Sure dành cho người bị bệnh, người lớn tuổi…. Tháng 9/2010, Vinamilk nhận
được giấy phép của Bộ kế hoạch và đầu tư cho phép Vinamilk đầu tư góp 12.5 triệu
NZD (chiếm 19.3%) vào dự án sản xuất sữa bột tại Miraka Limited, New Zealand. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng rất quan tâm đến hoạt động Marketing:
- Hoạt động xây dựng thương hiệu: Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để Vinamilk tồn tại và phát triển. Do vậy, Vinamilk đã và đang xây dựng thương hiệu để giữ được
vị trí của mình trên thị trường:
+ Cơng ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến phân phối.
+ Các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị… đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu.
+ Tất cả nhãn hiệu của Vinamilk đều có nhân sự chịu trách nhiệm quản lý để theo dõi.
+ Công ty tăng cường việc sử dụng các công ty tư vấn, công ty PR…
+ Công ty cũng đầu tư mạnh cho công tác đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cho những vị trí này (tham gia các khóa đào tạo về quảng cáo, thương hiệu của Vietnam Marcom, thuê chuyên gia Thụy Điển, Singapore huấn luyện riêng…)
+ Khẩu hiệu “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” đã và đang trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước.
- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị: Hoạt động marketing mạnh mẽ thông qua các
chương trình quảng cáo truyền hình, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tổ chức sự kiện và thực hiện tài trợ chính cho chương trình ca nhạc thiếu thi Đồ Rê Mí, tài trợ chương trình giải trí trên truyền hình “Cặp đơi hồn hảo”,… Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Vinamilk được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được ưa
thích trên thị trường.
- Quan hệ cộng đồng (PR): Vinamilk tham gia nhiều hoạt động mang tính chất
cộng đồng : tài trợ 750 triệu đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, hàng ngàn suất học bổng cho học sinh giỏi các trường trên cả nước, thực hiện nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho khách hàng, thực hiện các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ em trên truyền hình…
- Mạng lưới phân phối: Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi.
- Chính sách giá: Đối với từng kênh bán lẻ và nhà phân phối, Vinamilk đều có chính sách giá khá hợp lý.
Với việc tái cấu trúc, loại bỏ các nhãn hiệu nhỏ, dồn lực vào những sản phẩm chủ lực là sữa, tăng cường niềm tin về chất lượng sản phẩm với cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính phù hợp của sữa Vinamilk với người Việt và gia tăng đầu tư các trang trại chăn ni bị sữa với quy mô lớn và hiện đại, Vinamilk đã đạt được những
thành công:
- Trong khi thị trường còn đang chưa rõ ràng giữa nhãn mác sữa tươi và sữa hoàn nguyên, Vinamilk đã đưa ra cam kết "sữa tươi tiệt trùng 100%" với chiến lược giá hết sức cạnh tranh vào thời điểm giá sữa tăng vọt trong giai đoạn 2008-2009. Chiến dịch marketing "sữa chua là thức ăn thiết yếu cho sức khỏe" thành công giúp cho sản phẩm sữa chua Vinamilk tăng đột biến.
- Dịng sữa đặc có đường tung ra thị trường hộp 1 lít để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng và cắt giảm khoản quảng cáo không cần thiết, nhờ đó doanh số sản phẩm vẫn tăng mạnh.
- Dòng sản phẩm sữa đậu nành V-fresh - "nguồn sống từ đất mẹ" của Vinamilk
cũng tăng trưởng ngoạn mục với 25% thị phần là nhãn hiệu phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2009.
Hiện nay, danh mục sản phẩm trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Vinamilk được phủ đều 64/64 tỉnh thành cũng như xuất khẩu sang nhiều thị trường ở
Mỹ, Úc, Campuchia, I-rắc, Philippines…
Như vậy, những thông tin trên chứng tỏ rằng Vinamilk có hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ vượt trội.
* Không bị cạnh tranh quá gay gắt:
Các sản phẩm của Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần, trong đó, cơ cấu thị phần như sau: sữa đặc chiếm khoảng 75%, sữa tươi 53% (tính trên 36 thành phố), sữa chua các loại 90% và sữa bột 25% (tính trên 6 thành phố). Theo nghiên cứu mới đây của Euromonitor (hãng chuyên nghiên cứu về thị trường và người tiêu dùng) cho biết: thị trường sữa Việt Nam tập trung vào một số công ty lớn như Vinamilk (chiếm 39% thị phần), Dutch Lady (24%), các sữa bột nhập khẩu (22%), 15% còn lại thuộc các hãng nội địa: Anco Milk, Hanoimilk, Mộc Châu, Hanofood, Nutifood,… Như vậy, sản
phẩm của Vinamilk có thương hiệu được người dân ưa chuộng nên không bị cạnh tranh quá gay gắt.
* Tương đối ít bị trói buộc bởi các quy định của Chính phủ:
Cơng nghiệp phát triển sữa nhận được nhiều hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà
nước. Ngày 26/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167 về chính sách phát triển chăn ni bị sữa Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010. Đồng thời bộ trưởng Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ sẽ đẩy mạnh phát triển đàn bị sữa và phát triển cơng nghiệp chế biến sữa theo hướng
tăng tỷ lệ sử dụng sữa bò tươi nguyên liệu trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu.
* Nhân viên được trả lương tốt nhưng tổng chi phí lao động không cao:
Về công tác nhân lực, những năm qua, Vinamilk đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về cơng nghệ sữa làm nịng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Thực hiện nâng lương, nâng
bậc đúng niên hạn cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3%; tổ chức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty;
tham gia thành phố 5 đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chun mơn được đảm bảo đầy
đủ. Tổng số cán bộ công nhân viên năm 2010 là 4,500 người. Trong năm 2010, Công
ty Vinamilk đã phát hành 1,806,820 cổ phiếu của chương trình cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP) đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2006 thông qua. Như vậy, nhân viên của Vinamilk đã được quan tâm và trả lương khá tốt. Tổng chi phí lao động so với doanh thu là khơng cao vì lợi nhuận của công ty vẫn tăng mạnh qua các năm.
* Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đạt ít nhất 10%, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cao và bền vững, tăng trưởng lợi nhuận trên đầu cổ phiếu vượt trội.
Trong giai đoạn từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh của Vinamilk không ngừng được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh
thu tăng từ 1.5 đến 2.6 lần; thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩu tăng dần theo từng năm: từ 28 triệu USD (1998) lên 168 triệu USD (2002); tổng sản lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít.
Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mơ hình cổ phần hóa, cơng ty đã đạt thành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Từ năm 2006 đến năm 2010, doanh thu và tăng trưởng tăng đều qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROE) đạt gần 30% trong những năm 2006 đến 2008, sang năm 2009 và 2010 ROE đã có sự tăng vọt lên trên 40% cho thấy việc sử dụng vốn của Vinamilk rất hiệu quả. Tỷ lệ EBIT trên doanh thu của Vinamilk liên tục tăng cao qua các năm, với 11% năm 2006 thì đến năm 2010 đạt đến 27%. Vì kết quả kinh doanh đạt hiệu quả có sự tăng trưởng cao qua các năm nên tăng trưởng EPS cũng đạt những con số ấn tượng. EPS cơ bản năm 2007 đạt 5,607 đồng tăng 35.11% so với năm 2006, sang năm 2008 đạt 3,563 đồng nhưng đã
giảm 36.45% so với năm 2007, đến năm 2009 EPS đã nhanh chóng tăng trở lại đạt
6,769 đồng và năm 2010 là 10,251 đồng. Tuy EPS năm 2008 có sụt giảm so với các
năm khác nhưng việc trả cổ tức của Vinamilk vẫn ln được duy trì ở mức cao với 1,900 đồng vào năm 2006 thì năm 2010 cổ tức được trả đến 4,000 đồng. Với mức trả cổ tức cao như vậy thì Vinamilk đã trở nên vượt trội hơn các công ty khác trong việc chi trả cổ tức.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk từ năm 2006 đến năm 2010
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 6,619.10 6,648.19 8,208.98 10,613.77 15,752.87 Lợi nhuận thuần (tỷ đồng) 731.59 963.4 1,248.70 2,376.07 3,615.49 EPS cơ bản (đồng) 4,150 5,607 3,563 6,769 10,251 Trả cổ tức (đồng) 1,900 2,900 2,900 3,000 4,000
ROA (%) 19.49 21.33 21.95 32.88 37.56
ROE (%) 29.37 27.33 27.54 41.68 49.53
EBIT/ Doanh thu (%) 11 14 17 26 27
Tăng trưởng EPS (%) 35.11 -36.45 89.98 51.44
Tóm lại, Vinamilk đã đáp ứng những đặc điểm là cổ phiếu tăng trưởng theo quan
điểm đầu tư của Thomas Rowe Price.
Sau khi phân tích lựa chọn được cổ phiếu tăng trưởng thì các nhà đầu tư sẽ phải
nhận định thời điểm mua bán thích hợp để có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng. Nhà đầu tư phải thật tỉnh táo khi nhận thấy sự phấn khích một cách vơ cớ của thị trường với cổ phiếu tăng trưởng thì đưa ra quyết định bán hợp lý trước khi các cổ phiếu này rớt giá
nhanh và mạnh.
2.2.2. Chiến lược đầu tư giá trị:
Theo nhà nghiên cứu Henry Oppenheimer đã phân tích kết quả của những cổ phiếu đạt 10 tiêu chuẩn của Benjamin Graham trong giai đoạn 1974 - 1981, kết quả là