Các yếu tố tác động đến TTCKVN trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu phù hợp với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 80)

3.4. Lựa chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu phù hợp với TTCK VN:

3.4.1.Các yếu tố tác động đến TTCKVN trong giai đoạn hiện nay

- Điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam không thuận lợi:

+ Lạm phát trong 3 tháng của quý 3 năm 2011 tiếp đà giảm tốc từ tháng 5 và

tháng 6 sau những nỗ lực ổn định hóa quyết liệt của Chính phủ. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt nguồn cung thực phẩm tạm thời trong tháng 7 và tháng 8, cùng ảnh hưởng của yếu tố thời vụ tựu trường trong tháng 9 nên tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

hàng tháng trong quý vẫn ở mức cao. Tính đến hết tháng 9, CPI đã tăng 22.42% so với cùng thời điểm của năm trước, và đã lên tới 16.63% so với cuối năm 2010. Đáng lưu ý, giá cả của nhóm hàng thực phẩm đã tăng tới 27.72% từ đầu năm, tiếp đó là nhóm ăn uống ngồi gia đình tăng 21.33%, nhóm vận tải có mức tăng 19.01%, nhóm vật liệu xây dựng và nhà ở tăng 16.59%; trong khi đó bưu chính-viễn thơng là nhóm duy nhất có mức giá giảm 1.87%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2011 tăng 0.36% so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 3.2%. Tính đến tháng 10/2011, CPI tăng 17.05% so với tháng 12/2010 và tăng 21.59% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân mười tháng năm 2011 tăng 18.5% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.

+ Nợ xấu tăng mạnh: Xuất hiện hàng loạt vụ vỡ nợ liên quan đến tín dụng đen với quy mô hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng xuất hiện. Từ vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị

Huyền Như với quy mô điều tra tại thời điểm hiện tại là 5,000 tỷ đồng đã gây ra hàng loạt vụ vỡ nợ liên quan và gây ra tình trạng nợ xấu trong hệ thống NHTM do tính chất

domino của nó.

+ Hiện tượng thanh khoản suy giảm sau quy định trần lãi suất và hàng loạt các

chế tài khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hàng loạt ngân hàng nhỏ phải vay nợ trên thị trường liên ngân hàng và kênh này đang trở thành kênh kiếm tiền chủ yếu của các ngân hàng lớn, các ngân hàng có nhiều ưu thế về vốn. Một số ngân hàng nhỏ đã mất khả năng thanh toán trên thị tr ờng liên ngân hàng khi

không trả được các khoản vay nợ liên ngân hàng đến hạn. Điều này đã gây ra cú sốc

lớn cho hệ thống NHTM và khiến một số ngân hàng lớn thực hiện chiến lược phịng thủ bằng cách cắt hạn mức tín dụng trơn đối với các NHTM nhỏ, thay vào đó yêu cầu thêm về tài sản đảm bảo hoặc vốn đối ứng. Lãi suất cho vay liên ngân hàng đã có lúc lên đến mức 40%. Bên cạnh đó, một số NH TMCP nhỏ cũng gặp rất nhiều khó khăn

về thanh khoản khi thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với các khoản tiền gửi

đến ngày đáo hạn.

+ Doanh nghiệp gặp khó khăn khi chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện:

Ngày 25/10/2011, theo số liệu do NHNN cơng bố thì trong tám tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng thực của toàn hệ thống NHTM đạt 11.7%, cả năm ước đạt

17%) trong khi con số này của những năm trước xấp xỉ 30% - 35%. Điều này đã phần nào thực hiện được mục tiêu đầu tiên là thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát

trong nghị quyết 11 từ đầu năm của Chính phủ. Tuy nhiên, mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh dường như đã khơng thực hiện được khi chi phí đi vay cao đã khiến nhiề u dự án đình đốn, doanh nghiệp không dám mở rộng mà thậm chí phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng kinh doanh. Ủy ban kinh tế đã thống kê rằng chỉ trong bảy tháng đầu năm 2011, 30% số lượng doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng sản xuất. Một chỉ báo khác là xu hướng giảm của chỉ số hàng tồn kho cũng cho thấy quy mô cung đang dần bị thu hẹp. Theo Tổng cục thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/09/2011 của tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo đã giảm

5.5% so với cùng kỳ năm trước.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn so với cùng kỳ: Những khó khăn trên đã

III năm 2011 tăng trưởng kinh tế đạt mức 6.1%, tuy cao hơn tốc độ tăng trưởng của

hai quý trước đó do có tính chất chu kỳ, song vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước

ở mức 7.2%. Ba quý đầu năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều thấp hơn

so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, có thể thấy chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có tác động khơng nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.

+ Vấn đề mất cân đối trong tín dụng VND và tín dụng USD: Trước đây, khi

tín dụng bằng đồng nội tệ có lãi suất từ 20% - 25% tùy từng lĩnh vực thì lãi suất cho vay đô la Mỹ chỉ khoảng từ 6% - 7%. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn vay vốn ngân hàng bằng USD nhiều hơn để giảm đi chi phí tài chính, từ đó

dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa tín dụng bằng VND và USD. Tổng tăng trưởng tín

dụng đến tháng 8/2011 ước đạt 11.5% thì tăng trưởng bằng ngoại tệ là 22%, trong khi

tăng trưởng tín dụng nội tệ chỉ là 6.5%. Sự mất cân đối này sẽ khiến cho nhu cầu USD

vào cuối năm tăng lên khi các khoản vay này đến hạn trả.

+ Căng thẳng tỷ giá: Tình hình xuất nhập khẩu tám tháng đầu năm 2011 đã có

những dấu hiệu cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2010 khi nhập siêu giảm 26.7% tương đương gần 400 triệu USD khiến sức ép lên cầu USD phục vụ nhập siêu có phần giảm bớt so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lượng kiều hối đổ về Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam dự báo tăng 20% so với năm trước, những tháng cuối năm sẽ chiếm khoảng một phần ba nên lượng kiều hối tính đến hết tháng 09/2011 ước đạt hơn 5 tỷ USD, bổ sung tương đối vào nguồn cung. Dự trữ ngoại hối nửa đầu quý III cũng tăng lên tương

đối sau khi NHNN thực hiện kết hối vào đầu tháng 7, đồng thời liên tục mua ròng

USD từ các NHTM. Tuy nhiên, thời điểm cuối quý với việc cho phép nhập khẩu vàng nhằm bình ổn thị trường vàng và bán USD ra thị trường khi tỷ giá có dấu hiệu tăng nóng có thể đã làm giảm đáng kể dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, theo số liệu dự trữ

ngoại tệ gần đây nhất của Việt Nam mà IMF ước tính vào khoảng 13.5 tỷ USD tương

đương với 1.5 tháng nhập khẩu. Trong khi đó, cũng theo khuyến cáo của tổ chức này

thì lượng ngoại tệ dự trữ nên xấp xỉ tương đương với 2.5 tháng nhập khẩu mới đạt tỷ

lệ an tồn. Như vậy, có thể thấy dự trữ ngoại tệ của chúng ta hiện nay còn tương đối

trong vấn đề nhập siêu cũng như kiều hối, song lượng dự trữ ngoại hối bị san sẻ trong quá trình bình ổn giá vàng và USD, cộng thêm áp lực từ tín dụng USD đáo hạn vẫn sẽ tạo sức ép tương đối lớn lên tỷ giá thời gian tới. Hiện tỷ giá trong ngân hàng vẫn

dao động trong biên độ 1% song tỷ giá trên thị trường tự do đã bắt đầu có dấu hiệu

tăng như thời điểm cuối năm 2010. Tỷ giá trên thị trường tự do đã có những thời điểm được đẩy lên mức 21,400 VND/USD chính là những tín hiệu đầu tiên cho căng

thẳng ngoại tệ vào cuối năm.

- Tình hình kinh tế thế giới cũng bất lợi:

+ GDP các nước đã bộc lộ nhiều tín hiệu xấu về xu hướng kinh tế. Mặc dù,

GDP của Mỹ trong quý III đã tăng khả quan 2.5% sau khi chỉ tăng 1.3% trong quý II. Trong khi đó, 2 nền kinh tế đầu tàu của khu vực đồng tiền chung Châu Âu là

Pháp và Đức gần như không tăng trưởng trong quý II/2011. Một nền kinh tế lớn ở Châu Âu khác là Anh thì tăng trưởng kinh tế quý II/2011 chỉ tăng có 0.2%, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 quý. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone):

GDP quý II của Eurozone thấp nhất trong vòng 3 năm.

+ Mỹ: đối với kinh tế Mỹ, đồng loạt các tổ chức phân tích kinh tế lớn như

JPMorgan, Goldman Sachs, Citigroup đều hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế. FED

đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2011 từ 3.1%-3.3% xuống

còn 2.7%-2.9%, trong khi dự báo cho năm 2012 cũng được hạ xuống mức 3.3%-

3.7% thấp hơn đánh giá trước đó. Trong khi đó, Ngân hàng JPMorgan cắt giảm 1%

mức tăng trưởng GDP ở các kỳ vọng cho kinh tế Mỹ. Goldman Sachs còn bi quan hơn khi hạ dự báo tăng trưởng lần thứ 3 trong tháng 8 với mức tăng nửa sau của năm 2011 sẽ chỉ đạt từ 1%-1.5%.

+ Khu vực Châu Âu: Cả S&P và ECB đều đưa ra những nhận định khá bi quan về khu vực kinh tế này. Trong khi S&P đưa ra những cảnh báo về suy thoái kép với

ảnh hưởng là thất nghiệp tăng cao và suy thoái tiêu dùng tư nhân khiến nền kinh tế

mất đi động lực tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho rằng kinh

tế đang và sẽ đối mặt với tình trạng bất ổn cao và nguy cơ suy giảm trong thời gian trước mắt. Chính vì thế ECB quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp 1.5% để cải

thiện sức cầu của toàn nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) vừa hạ mức kỳ vọng tăng trưởng GDP năm nay từ 1.8% xuống còn 1.5% và đưa ra những cảnh báo về nguy cơ tăng trưởng chậm dần trong thời gian tới. Động lực tăng trưởng đã

dần mất đi khi sức cầu ngày càng kém đi trong chi tiêu của khu vực tư nhân, Pháp đã quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2011-2012 với mức tăng

trưởng 1.75% và 2.25% tương ứng.

+ Trung Quốc: mặc dù đạt được mức tăng trưởng GDP khá lạc quan trong quý II/2011 nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy rằng nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm dần, và xuất khẩu, một động lực quan trọng trong GDP của nước này có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu đi do nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang suy giảm trên quy mơ tồn cầu. Theo UBS, tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2011 chỉ sẽ đạt mức 9% giảm 0.5% so với dự báo trước đây là 9.3% và GDP năm

2012 chỉ đạt 8.3% thay vì 9%. Do động lực chính trong cấu trúc GDP của Trung

quốc đang giảm đi, nếu muốn tiếp tục tăng trưởng trở lại quốc gia này phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng thúc đẩy chi tiêu nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.

- Sự suy giảm về giá trị, quy mơ giao dịch; dịng vốn vào TTCK bị hạn chế bởi chính sách tài khố chống lạm phát và sự suy giảm của dòng vốn đầu tư

gián tiếp nước ngoài; tâm lý xấu, dè dặt trong giải ngân bao trùm toàn bộ thị trường:

Trong năm 2011, nhìn chung giảm điểm vẫn là xu hướng chính của TTCK VN. Mặc dù, có được hai đợt hồi phục vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8 nhưng so sánh với thời điểm cuối năm 2010, VN-Index vẫn để mất 11.77% trong khi đó

với HNX-Index thì mức giảm thậm chí cịn sâu hơn lên đến 37.55%, chốt phiên ngày 30/09/2011, hai chỉ số này lần lượt đóng cửa ở 427.60 và 71.34 điểm. Nếu tính chỉ riêng trong q 3 năm 2011, có thể xem ngồi thời điểm khởi sắc nhất của

TTCK VN trong năm 2011, gồm một đợt tăng điểm khá dài của TTCK kéo dài

khoảng 1 tháng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, thì cả hai sàn vẫn mất điểm khi

hiện tượng này trước hết đến từ phía các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước. Lạm phát

đã dần trở nên ổn định và được kiểm soát nhưng nếu so với năm 2010 thì vẫn ở mức

cao, mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt sau một loạt các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa thực sự thấp, thêm vào đó một số vấn đề mới lại nảy sinh, đặc biệt là áp lực tỷ giá. Khơng chỉ có vậy, trong thời gian qua TTCK VN còn chịu ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết và khả năng suy

thối kép của nền kinh tế tồn cầu.

Trong tháng 7/2011, dư âm từ đợt hồi phục cuối tháng 5 đầu tháng 6 lúc này đã gần như khơng cịn, TTCK VN theo đó càng giao dịch càng đi xuống, xu thế

giằng co và giảm nhẹ là kịch bản chính của thị trường. Cả hai sàn giao dịch đều hầu như khơng tìm được một điểm tựa nào để có thể phục hồi, thơng tin hỗ trợ trong

nước hoàn toàn thiếu vắng khi mà mức tăng CPI của tháng 7 vẫn ở trên 1%, trong khi đó tình hình kinh tế thế giới cũng khá u ám với nguy cơ vỡ nợ của Mỹ nếu nước này không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công đúng hạn và sự bế tắc trong việc

giải quyết vấn đề nợ công ở Châu Âu. Tâm lý của các nhà đầu tư theo đó liên tục bị thử thách và bào mịn dần, TTCK cũng vì thế mà khơng chỉ sụt giảm về điểm số mà cịn suy kiệt cả về tính thanh khoản một cách đáng báo động.

Bước sang tháng 8/2011, đây có thể nói là một tháng giao dịch khá ấn tượng của TTCK VN. Trong nửa đầu của tháng này, TTCK VN tiếp tục chiều hướng

xuống trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ. VN-Index lập đáy vào ngày

12/08/2011 với con số 383.92 điểm còn đáy của HNX-Index lại được thiết lập sau đó 1 phiên giao dịch với con số thấp kỷ lục 65.78 điểm. Tuy nhiên, khoảng thời gian

còn lại của tháng lại là khoảng thời gian mà TTCK bắt đầu ghi nhận sự hồi phục

mạnh mẽ. Trước đây, nếu như những khó khăn từ phía vĩ mơ trong nước là ngun

nhân chính làm thị trường sụt giảm thì đến thời điểm này khi những vấn đề đó đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn thì cũng là lúc thị trường bứt phá. Đầu tiên phải kể đến việc lạm phát đã dần được kiềm chế và ổn định hơn với thông tin mức tăng CPI trong tháng 8/2011 của cả nước chỉ chưa đến 1%, chính xác là 0.93%. Khơng

dừng lại ở đó, thị trường cịn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ được hạ nhiệt vào đầu tháng 9/2011 sau khẳng định khá chắc chắn của

NHNN. Tổ chức này tuyên bố sẽ đưa ra những biện pháp cứng rắn và quyết liệt thể hiện quyết tâm cao đảm bảo thực hiện mục tiêu kể trên. Kết quả là niềm tin vào thị trường dần được phục hồi, giao dịch ngày càng trở nên sơi động hơn qua từng

phiên, dịng tiền có dấu hiệu trở lại TTCK trong sự hứng khởi của các nhà đầu tư. Tính thanh khoản tăng lên cùng với sắc xanh của điểm số và theo đó đã phát đi một tín hiệu rất tích cực.

Đà phục hồi kể trên của thị trường tiếp tục kéo dài thêm trong tháng 9/2011. Đáng chú ý là trước đó vào cuối tháng 8/2011, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm lần đầu tiên trong năm 2011, mặc dù chưa nhiều nhưng cũng tạo kỳ

vọng vào khả năng kiềm chế, ổn định lạm phát và là cơ sở quan trọng để có thể thực hiện mục tiêu hạ nhiệt lãi suất. Không những thế, niềm tin của các nhà đầu tư vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu phù hợp với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 80)