Giải pháp đối với UBND huyện Vị Xuyên về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở huyện vị xuyên, hà giang (Trang 62 - 65)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.1. Giải pháp đối với UBND huyện Vị Xuyên về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

Nhanh chóng ĐTBD đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người DTTS chưa có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị. Tiến hành thống kê, rà soát, sắp

xếp bố trí lại đội ngũ CBCC theo tiêu chuẩn chức danh; công khai danh sách CBCC không đạt tiêu chuẩn và không đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo. UBND huyện xem xét việc giải quyết chế độ theo quy định. Kiên quyết thực hiện chế độ, chính sách tinh giảm biên chế của Chính phủ, của Tỉnh đối với cán bộ chuyên trách, công chức không đạt tiêu chuẩn, sức khỏe hạn chế, năng lực trình độ yếu kém…

Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhất là đào tạo tin học, ngoại ngữ và trình độ lý luận chính trị vì CBCC có đủ yêu cầu này ở các xã còn ít.

Xây dựng, củng cố lại hệ thống chính sách ĐTBD CBCC. Quan tâm đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, tập trung đào tạo đối tượng cán bộ chủ chốt theo hướng lồng ghép, kết hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo văn hóa, lý luận chính trị, quản lý nhà nước.

Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số và coi đây là nhiệm vụ lâu dài. Muốn nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là người DTTS cần phải xây dựng chương trình và kế hoạch hành động để quán triệt trong toàn thể cán bộ từ cấp ủy, chính quyền đảng viên đến quần chúng nhân dân, để họ thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC người DTTS ở cấp xã.

Duy trì hình thức đào tạo tại chức, tổ chức lớp tại trung tâm huyện, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo cán bộ cho cơ sở.

Cải tiến cách thức, lề lối làm việc hiện nay để tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân trong cơ quan.

UBND huyện cần có những chính sách thiết thực, khuyến khích con em đồng bào DTTS về công tác và làm việc tại địa phương. Thông báo công khai, rộng rãi việc tuyển dụng sinh viên tình nguyện, tạo nguồn, con cán bộ, diện chính sách được đào tạo từ trình độ từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên...để bổ sung vào các chức danh còn thiếu và thay thế số CBCC không đạt tiêu chuẩn. Ưu tiên tuyển chọn con cán bộ, diện chính sách, công nhân, nông dân ở tại địa phương đã tốt nghiệp trung học phổ thông có nguyện vọng vào làm

việc tại các xã, phường. Áp dụng các hình thức ĐTBD dài hạn, ngắn hạn, định kỳ cho cán bộ chủ chốt, công chức chuyên môn để cập nhật những chính sách mới, kiến thức, kinh nghiệm công tác, giúp họ tốt nhiệm vụ.

Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa giảng đường, phòng học, thư viện, ký túc xã, cơ sở vật chất, phục vụ sinh hoạt, nhà làm việc của đội ngũ CB, giảng viên, nhân viên của các cơ sở đào tạo. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, học tập theo yêu cầu và lộ trình hiện đại hóa, chú trọng trang thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, đèn chiếu điện tử và các thiết bị khác.

Đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc của UBND cấp xã, các cơ sở đào tạo trong tỉnh, bảo đảm đáp ứng đủ nơi làm việc, đủ nơi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện cung cấp đồng bộ các phương tiện, thiết bị cơ bản phục vụ công việc như: máy vi tính, máy photocopy, máy in...từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở cơ sở.

Chú trọng công tác khen thưởng, quan tâm tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường. Chú trọng bồi dưỡng Bí thư chi bộ, trưởng thôn, làm nòng cốt cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Huyện cần xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với trình độ văn hóa của từng đối tượng CBCC. Đồng thời nội dung đào tạo chỉ nên tập chung đào tạo những nội dung mà đối tượng cần, theo yêu cầu hoạt động của từng vị trí chức danh, công việc nhiệm vụ của đối tượng học xong phải vận dụng được khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo đội ngũ CBCC đảm bảo đủ về số lượng, có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vu, có phương pháp sư phạm, có phẩm chất, có kinh nghiệm về công tác đào tạo.

Huyện cần có chính sách cụ thể để thu hút, khuyến khích những cán bộ trí thức, cán bộ khoa học giỏi, cán bộ có bề dày kinh nghiệm thực tiễn tham gia làm giảng viên kiêm chức ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC.

Cần xây dựng cơ cấu lại đội ngũ cán bộ giảng viên, bổ xung cán bộ quản lý là người DTTS cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC là người DTTS.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở huyện vị xuyên, hà giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w