B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.1. Đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số
dân tộc thiểu số phải quán triệt, nhận thức sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra ,nhiều quan điểm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VIII chỉ rõ: “Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.; được bố trí điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước”. Đảng đề ra nhiệm vụ: “Nhà nước chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức cho cán bộ chính quyền các cấp, xây dựng phong cách và phương thức công tác của CBCC phù hợp với đạo đức cách mạng và đáp ứng yêu cầu tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CBCC với nội dung sát hợp”. Pháp lệnh CBCC quy định rõ: “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý CBCC xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ năng lực cán bộ, công chức”. Những quan điểm chỉ đạo, định hướng công tác đào tạo CBCC do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu ra cần phải quán triệt là:
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Tăng cường đào tạo tập trung,đồng thời mở nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác.
Đào tạo, bồi dưỡng toàn diện: chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiến thức quản lý nhà nước; kỹ năng thực hành công vụ; đạo đức và trách nhiệm công vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ.
Tăng cường đào tạo cán bộ nữ, cán bộ nguồn, cán bộ trẻ. Đào tạo theo quy hoạch.