- Các học thuyết tâm lý
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn lo âu lan tỏa theo ICD 10 năm 1992 và điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2013.
2.1.2. Công thức thức tính cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu đối tượng nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng.
Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể” .
22 2 2 / 1 ) 1 ( ∆ − =Z − p p n α Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu.
α: Mức ý nghĩa thống kê. Z2
(1-α/2): Hệ số tin cậy.
Khi α bằng 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z2
(1-α/2) bằng 1,962.
p: xác suất triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực trối loạn lo âu lan tỏa theo Nguyễn Thị Phước Bình là 0,93.
∆: Độ sai lệch mong muốn ta lấy 0,08. Thay vào công thức ta được :
0,07(1- 0,93) n = 1,962
0,082
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Tuổi, giới, nghề nghiệp: bệnh nhân có độ tuổi từ 18 – 45, không phân biệt giới tính và nghề nghiệp.
- Các đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa theo ICD 10 – 1992. Theo bảng phân loại bệnh tật lần thứ 10 của tổ chức y tế thế giới năm 1992 thì rối loạn lo âu lan tỏa nằm trong chương Các rối loạn bệnh tâm căn liên quan đến stress và dạng cơ thể, được xếp ở mục F41.1
A. Phải có một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng với sự căng thẳng nổi bật, lo lắng và cảm giác lo sợ về các sự kiện, các rắc rối hàng ngày.
B. Ít nhất bốn trong số các triệu chứng được liệt kê dưới đây phải có mặt, ít nhất một trong bốn triệu chứng đó phải nằm trong mục từ (1) đến (4) :
Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật :
(1). Hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh. (2). Vã mồ hôi.
(3). Run.
(4). Khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước).
Các triệu chứng liên quan đến vùng bụng và ngực :
(5). Khó thở.
(6). Cảm giác nghẹn.
(7). Đau hoặc khó chịu ở ngực.
(8). Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng (ví dụ : sôi bụng).
Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần :
(9). Chóng mặt, không vững, ngất xỉu hoặc choáng váng.
(10). Cảm giác mọi đồ vật không thật (tri giác sai thực tại) hoặc bản thân ở rất xa hoặc “ không thực sự ở đây” (giải thể nhân cách).
(11). Sợ mất kiềm chế, “hóa điên” hoặc ngất xỉu. (12). Sợ bị chết.
Các triệu chứng toàn thân :
(13). Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh. (14). Tê cóng hoặc cảm giác kim châm.
Các triệu chứng căng thẳng :
(15). Căng cơ hoặc đau đớn.
(16). Bồn chồn hoặc không thể thư giãn.
(17). Có cảm giác tù túng, đang bên bờ vực, hoặc căng thẳng tâm thần. (18). Có cảm giác có khối trong họng, hoặc khó nuốt.
Các triệu chứng không đặc hiệu khác :
(19). Đáp ứng quá mức với một sự ngạc nhiên nhỏ hoặc bị giật mình. (20). Khó tập trung hoặc đầu óc “trở nên trống rỗng” vì lo lắng hoặc lo âu. (21). Cáu kỉnh dai dẳng.
(22). Khó ngủ vì lo lắng.
C. Rối loạn này không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ (F41.0) của rối loan lo âu ám ảnh sợ (F40.-), rối loạn ám ảnh nghi thức (F42.) hoặc rối loạn nghi bệnh (F45.2).
D. Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất : rối loạn lo âu này không phải do một rối loạn cơ thể, như cường giáp, không phải do một rối loạn tâm thần thực tổn (F00-F09) hoặc rối loạn có liên quan đến chất tác động tâm thần (F10-F19) như là sự sử dụng quá mức các chất giống amphetamin hoặc hội chứng cai benzodiazepine..
2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ :