.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DN ngành xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng việt nam (Trang 37)

Năm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Năm 2009 3.967,37% -82,47% 77,56%

Năm 2010 1.859,84% -59,76% 81,14%

Năm 2011 276,78% -94,73% 10,20%

Nguồn: Trích từ phụ lục 7

Doanh thu bình qn ln đạt mức tăng trưởng dương hàng năm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm 2009 đạt 77,56% so với năm 2008, năm 2010 đạt 81,14% so với năm 2009, năm 2011 đạt 10,20% so với năm 2010. Trong đó có những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng rất cao như Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí đạt mức tăng trưởng năm 2009 là 3.967,37% so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.859,84% so với năm 2009; Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật đạt mức tăng trưởng năm 2011 là 276,78% so với năm 2010. Bên cạnh những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao thì cũng cịn có nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng âm như Công ty cổ phần Xây dựng Cơng nghiệp và Dân dụng Dầu khí có mức tăng trưởng năm 2009 là -82,47%; Cơng ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam có mức tăng trưởng năm 2010 là - 59,76%; Cơng ty cổ phần Sơng Đà 9.06 có mức tăng trưởng năm 2011 là -94,73%.

Bảng 4.3. Lợi nhuận của các DN ngành xây dựng ĐVT: VNĐ Năm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Năm 2009 555.727.526.697 (8.249.141.662) 36.140.045.543 Năm 2010 601.306.143.932 (4.687.607.933) 48.214.908.491 Năm 2011 402.975.775.715 (46.898.420.428) 32.025.183.616 Nguồn: Trích từ phụ lục 7

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các DN ngành xây dựng

Năm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung Bình

Năm 2009 696,31% -2.173,98% 36,56%

Năm 2010 2.569,55% -161,04% 81,46%

Năm 2011 261,63% -904,06% -58,06%

Nguồn: Trích từ phụ lục 7

Trong những năm qua một số doanh nghiệp ngành xây dựng hoạt động khơng hiệu quả, có thể kể đến là trong năm 2009 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện lỗ 8.249.141.662; Năm 2010 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Mê Ca Vneco lỗ 4.687.607.933, Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam lỗ 1.459.244.925; Năm 2011 đặc biệt nghiêm trọng hơn, số doanh nghiệp lỗ tăng lên rất nhiều như Công ty cổ phần Sông Đà 9.06 năm 2011 lỗ 46.898.420.428, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Vinaconex năm 2011 lỗ 36.337.386.290, Công ty cổ phần Xây dựng số 11 năm 2011 lỗ 29.509.171.777, Công ty cổ phần Sông Đà 207 lỗ 28.388.603.164. Tuy nhiên bên cạnh những công ty hoạt động khơng hiệu quả những năm qua thì cũng có một số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả rất cao như Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Kỹ thuật lợi nhuận năm 2009 đạt 322.065.802.818, năm 2010 đạt 409.896.833.677, năm 2011 đạt 402.975.775.715; Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam lợi nhuận năm 2009 đạt 555.727.526.697, Năm 2010 đạt mức lợi nhuận 601.306.143.932, năm 2011 đạt 255.881.264.668.

Nhìn chung các doanh nghiệp ngành xây dựng những năm qua vẫn hoạt động hiệu quả. Lợi nhuận bình quân năm 2009 là 36.140.045.543, năm 2010 là 48.214.908.491, năm 2011 là 32.025.183.616. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2009 tăng 36,56% so với năm 2008, năm 2010 tăng 81,46% so với năm 2009, tuy nhiên năm 2011 mức tăng trưởng thấp hơn năm 2010 là 58,06%. Nguyên nhân hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010 là do năm 2011 giá cả nguyên vật liệu tăng, lãi suất vay ngân hàng cũng ở mức khá cao, hầu hết các ngân hàng đều cho vay với mức lãi suất trần so với lãi suất cơ bản là 21% do đó chi phí cao dẫn đến lợi nhuận thấp. Bảng 4.5 Phân tích tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của các DN ngành xây dựng

Năm Cao nhất Thấp nhất Trung Bình

2009 95,56% 9,66% 68,84%

2010 92,73% 18,99% 66,16%

2011 96,64% 18,95% 66,85%

Nguồn: Trích từ phụ lục 4,5,6

Có thể nói ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng nợ rất lớn bởi do tính chất đặc thù của ngành có chi phí cố định khá cao. Bảng 4.5 cho thấy nhu cầu sử dụng nợ của các doanh nghiệp không biến động nhiều qua các năm và luôn ở mức cao, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản bình quân năm 2009 là 68,84%, năm 2010 là 66,16%, và năm 2011 là 66.85%.

Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng có sự khác nhau rất nhiều, có nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa vào nguồn vốn tự có như: Cơng ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đơ thị Dầu khí có tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2009 ở mức 9.66%; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sơng Đà có tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2010 ở mức 18.99%; Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam có tỷ lệ tệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2011 là 18,95%. Tuy nhiên một số doanh nghiệp khác không hoạt động bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu hoạt động từ nguồn vốn bên ngoài, tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn rất cao. Tỷ

lệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2009 của Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà là 95,56%; Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2010 của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex là 92.73%, Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2011 của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Vinaconexlà 96.64%.

Bảng 4.6 và 4.7 cho thấy tỷ lệ sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn bình quân năm 2009 là 58,32%, năm 2010 là 55,69%, năm 2011 là 57.76%; Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn bình quân năm 2009 là 10.52%, năm 2010 là 10.47%, năm 2009 là 9.09%. Như vậy trong cơ cấu vốn, nhu cầu sử dụng nợ của các doanh nghiệp cao, tuy nhiên lại nghiêng về sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn. Có doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn rất cao như Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà với tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn năm 2009 là 91.86%, năm 2010 là 89,63%, năm 2011 là 93,53%; tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn năm 2011 của Công ty cổ phần Sông Đà 1 là 90,56%, Công ty cổ phần Xây dựng Cơng nghiệp và Dân dụng Dầu khí là 90,92%.

Bảng 4.6 Phân tích tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Năm Cao nhất Thấp nhất Trung Bình

2009 91,86% 3,27% 58,32%

2010 89,64% 3,54% 55,69%

2011 93,54% 2,11% 57,76%

Bảng 4.7 Phân tích tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn

Năm Cao nhất Thấp nhất Trung Bình

2009 63,95% 0,00% 10,52%

2010 57,29% 0,00% 10,47%

2011 61,59% 0,00% 9,09%

Nguồn: Trích từ phụ lục 4,5,6

Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngành xây dựng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2009 là 3.5, năm 2010 là 2.98, năm 2011 là 3.21. Số liệu trên cho thấy tài sản của doanh nghiệp tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Một số doanh nghiệp có tỷ số này khá cao như Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Vinaconex năm 2011 là 28,77; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex năm 2010 là 12,75; Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà năm 2009 là 21,51; tỷ số này khá cao, cho thấy tình hình các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc trả nợ. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có tỷ số này khá thấp như Cơng ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí năm 2009 là 0.11; Cơng ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà năm 2010 là 0,23; Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam năm 2011 là 0.23.

Bảng 4.8 Phân tích tỷ lệ tổng nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu

Năm Cao nhất Thấp nhất Trung Bình

2009 21,51 0,11 3,50

2010 12,75 0,23 2,98

2011 28,77 0,23 3,21

Nguồn: Trích từ phụ lục 4,5,6

Bảng 4.9 Tỷ trọng cơ cấu vốn bình quân của các DN ngành xây dựng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ ngắn hạn 58,32% 55,69% 57,76% Nợ dài hạn 10,52% 10,47% 9,09% Nguồn vốn chủ sở hữu 31,16% 33,84% 33,15% Cộng 100% 100% 100% Nguồn: Trích từ phụ lục 4,5,6

Bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Trong cơ cấu vốn năm 2009 nợ ngắn hạn chiếm 58,32%, nợ dài hạn chiếm 10,52%, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 31,16%; cơ cấu vốn năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 55,69%, nợ dài hạn chiếm 10,49%, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 33,84%; cơ cấu vốn năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm 57,76%, nợ dài hạn chiếm 9,09%, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 33,15%. Nhìn chung trong những năm qua các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn ln dùy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn cao trong cơ cấu vốn của mình.

Hình 4.1. Cơ cấu vốn bình quân của các DN ngành xây dựng năm 2009

Hình 4.2 Cơ cấu vốn bình quân của các DN ngành xây dựng năm 2010

Hình 4.3 Cơ cấu vốn bình quân của các DN ngành xây dựng năm 2011

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn

Bảng 4.10 Tỷ trọng cơ cấu nợ bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ ngắn hạn 85.20% 84.99% 86.16% Nợ dài hạn 14.80% 15.01% 13.84% Cộng 100% 100% 100% Nguồn: Trích từ phụ lục 4,5,6

Bảng 4.10 cho thấy tỷ trọng cơ cấu nợ bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nợ. Năm 2009 tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân chiếm 85.20%, tỷ lệ nợ dài hạn bình quân chiếm 14.80%; năm 2010 tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân chiếm 84.99%, tỷ lệ nợ dài hạn bình quân chiếm 15.01%; năm 2011 tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân chiếm 86.16%, tỷ lệ nợ dài hạn bình quân chiếm 13.84%.

Như vậy có mâu thuẫn khơng khi các doanh nghiệp ngành xây dựng thường có nhu cầu vốn sử dụng rất lớn và các hoạt động đầu tư thường mang tính chất dài hạn, vậy tại sao họ sử dụng chủ yếu từ nợ ngắn hạn. Lý giải điều này theo tác giả có hai nguyên nhân: Trong khoảng thời gian những năm gần đây, để chống sự lạm phát, Chính Phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay trung và dài hạn, do vậy các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp xúc với nguồn vốn vay trung và dài hạn rất khó khăn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp ngành xây dựng phải huy động các nguồn vốn ngắn hạn khác từ bên ngoài như vốn chiếm dụng, các khoản vốn ứng trước của khách hàng, các khoản nợ phải trả cho người bán….để hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai là Trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các khoản vay dài hạn được xem là nợ dài hạn, tuy nhiên nếu nợ dài hạn mà đến hạn trả trong một năm thì cũng được xem là nợ ngắn hạn.

4.3 Kết quả nghiên cứu 4.3.1 Thống kê mô tả 4.3.1 Thống kê mơ tả

Bảng 4.11 Tóm tắt thống kê mô tả các biến phụ thuộc

TD LTD STD Mean 0.672834 0.100279 0.572555 Median 0.724468 0.044366 0.597864 Maximum 0.966410 0.639495 0.935363 Minimum 0.096593 0.000000 0.021075 Std. Dev. 0.174607 0.134369 0.194700 Skewness -0.769388 1.918580 -0.552876 Kurtosis 2.904281 6.293823 2.717004 Jarque-Bera 29.11815 313.2701 15.95898 Probability 0.000000 0.000000 0.000342 Sum 197.8133 29.48203 168.3312 Sum Sq. Dev. 8.932829 5.290161 11.10712 Observations 294 294 294

Nguồn: Tác giả tính tốn từ chương trình Eview

Bảng 4.11 trình bày số liệu thống kê mô tả của các biến phụ thuộc.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản (STD) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 5 7 , 2 5 %; trong đó cao nhất là 93.54% và thấp nhất là 2.11%.

Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản (LTD) bình quân của doanh nghiệp ngành xây dựng là 10.03%; trong đó cao nhất là 63.95% và thấp nhất là 0%.

Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (TD) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 67.28%; trong đó, doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản cao nhất là 96.64% và thấp nhất là 9.66%.

Như vậy trong mẫu quan sát có thể nhận thấy rằng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp, có doanh nghiệp hầu như không sử dụng nợ dài hạn trong cơ cấu

vốn của mình.

Bảng 4.12 Tóm tắt thống kê mơ tả các biến độc lập

GROW LIQ ROA

Mean 0.562974 1.421286 0.039115 Median 0.127592 1.214432 0.032642 Maximum 39.67367 6.724397 0.200769 Minimum -0.947299 0.367967 -0.155431 Std. Dev. 2.872126 0.682022 0.040429 Skewness 10.33347 3.741467 0.250436 Kurtosis 127.4698 22.26343 6.633493 Jarque-Bera 195018.3 5231.655 164.8010 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 165.5143 417.8581 11.49969 Sum Sq. Dev. 2416.989 136.2903 0.478911 Observations 294 294 294 Bảng 4.12 Tóm tắt thống kê mơ tả các biến độc lập(tt)

TANG TAX UNI Mean 0.165329 0.187253 0.851370 Median 0.127830 0.198906 0.882283 Maximum 0.858320 0.883447 1.152583 Minimum 0.003607 0.000000 0.008444 Std. Dev. 0.148048 0.101291 0.136338 Skewness 2.108892 1.399524 -3.195519 Kurtosis 8.364078 13.10258 17.71152 Jarque-Bera 570.3973 1346.235 3151.610 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 48.60664 55.05251 250.3027 Sum Sq. Dev. 6.422033 3.006133 5.446310 Observations 294 294 294

Bảng 4.12 Tóm tắt thống kê mơ tả các biến độc lập (tt) DPR SIZE VOL Mean 0.116652 11.61410 2.673558 Median 0.120000 11.61827 0.935718 Maximum 0.500000 13.24567 339.1517 Minimum 0.000000 10.34639 -53.97679 Std. Dev. 0.087132 0.480783 21.52843 Skewness 1.020950 0.028340 13.21583 Kurtosis 6.604552 3.827385 205.4302 Jarque-Bera 210.2364 8.425295 510538.4 Probability 0.000000 0.014807 0.000000 Sum 34.29560 3414.545 786.0261 Sum Sq. Dev. 2.224432 67.72758 135797.6 Observations 294 294 294

Nguồn: Tác giả tính tốn từ chương trình Eviews

Bảng 4.12 trình bày số liệu thống kê mô tả của các biến độc lập.

Tốc độ tăng trưởng (GROW) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 56.30%, cao nhất là 3967%, thấp nhất là -94.73%

Tính thanh khoản (LIQ) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 1.42, cao nhất là 6.72 và thấp nhất là 0.37

Tỷ suất sinh lời trên tổn g t à i sản (ROA) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 3.91%; trong đó doanh nghiệp có ROA cao nhất là 20.07% và thấp nhất là -15.54%.

Quy mơ doanh nghiệp (SIZE) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 11.61, lớn nhất là 13.24, nhỏ nhất là 10.34

Tỷ lệ tài sản hữu hình /tổng tài sản (TANG) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 16.53% trong đó cao nhất là 85.83% và thấp nhất là 0.36%

Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên thu nhập trước thuế (TAX) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 18.72%, trong đó cao nhất là 88.34%, thấp nhất là 0%

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 8 5 . 1 3 %, cao nhất là 115.26% và thấp nhất là 0.84%

Rủi ro kinh doanh (VOL) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 267.36%, trong đó cao nhất là 33.915%, thấp nhất là -5.398%

Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt (DPR) bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 11.66%, trong đó cao nhất là 50%, thấp nhất là 0%

4.3.2 Phân tích tương quan

Phụ lục 8 cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các cặp biến LIQ và GROW, ROA và UNI, TANG và UNI có mối tương quan cao, dự báo có thể gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.8. Điều này cho thấy rằng các biến đưa vào mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

4.3.3 Ước lượng tham số

Tác giả sử dụng phương pháp LS (Least Squares) – tổng bình phương nhỏ nhất để ước lượng các tham số của các hàm hồi quy.

4.3.3.1 Ước lượng tham số hàm hồi quy tổng thể

Mơ hình 1: TD = α1 +α2*DPR + α3*GROW +α4*LIQ + α5*ROA + α6*SIZE + α7*TANG + α8*TAX+ α9*UNI + α10*VOL (4.1)

Kết quả ước lượng từ chương trình Eviews như sau:

Bảng 4.13 Kết quả hồi quy tổng thể về tác động của các biến độc lập đến hệ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)