.4 Thang đo xu hướng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố của giá trị cá nhân dịch vụ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng xe hơi của khách hàng tại TP hồ chí minh (Trang 36 - 39)

STT Xu hướng tiêu dùng (Purchase intention) Mã hóa

1 Khả năng trong tương lai tơi sẽ mua xe hơi PI1

2 Tơi có khuynh hướng sẽ mua xe hơi hơn là mua xe máy PI2 3 Tôi rất muốn mua xe hơi trong tương lai PI3

4 Tơi có dự định mua xe hơi trong tương lai PI4

5 Tôi đang lập kế hoạch mua xe hơi PI5

3.5 Tóm tắt

Trong chương này, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm 20 người và phỏng vấn sâu 10 khách hàng; phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu 220 nhằm thỏa mãn yêu cầu của kỹ thuật phân tích chính sử dụng trong đề tài: kỹ thuật phân tích nhân tố và phân tích hồi quy bội. Đối tượng khảo sát của đề tài là

các khách hàng có xu hướng mua xe hơi trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân tố giá trị cá nhân dịch vụ được đo lường thông qua 3 thang đo (12 biến quan sát): giá trị cuộc sống hạnh phúc (4 biến quan sát), giá trị công nhận xã hội (5 biến quan sát) và giá trị hòa nhập xã hội (3 biến quan sát) và để đo lường xu hướng tiêu dùng, nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 5 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành xử lý, mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 16.0 để phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4.1 Giới thiệu

Nếu như trong chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng và đánh giá thang đo, mơ hình nghiên cứu, thì trong chương 4 này, tác giả trình bày thơng tin về mẫu khảo sát và kiểm định mơ hình đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua việc kiểm định hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Khi thang đo các khái niệm đã được kiểm định, nó sẽ được sử dụng để ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Ngồi việc phân tích kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu, chương 4 cũng phân tích ảnh hưởng của các biến giá trị cuộc sống hạnh phúc, giá trị cơng nhận xã hội và giá trị hịa nhập xã hội đến xu hướng tiêu dùng và phân tích những đánh giá của khách hàng về giá trị cá nhân dịch vụ cũng như xu hướng tiêu dùng đối với xe hơi.

4.2 Đặc điểm của mẫu khảo sát

Có tất cả 260 bảng câu hỏi đã được tác giả phát ra tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và thu về được 249, sau khi loại đi những phiếu không đạt yêu cầu, tác giả chọn lại 238 bảng trả lời để nhập liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả còn lại 220 bảng đạt yêu cầu. Trong bảng 4.1 cho thấy trong số 220 người trả lời hợp lệ này, tỷ lệ nam và nữ chênh nhau tương đối ít, với nam chiếm 44% và còn lại 56% là nữ. Đồng thời, qua số liệu cho thấy tỷ lệ người trả lời ở độ tuổi từ 21-30 (75%) chiếm tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ những người trả lời ở độ tuổi từ 31-45 (24%), cịn lại chỉ có 1% là nhóm người ở độ tuổi khác. Xét về thu nhập của người tiêu dùng, đa số có thu nhập từ 5,1-10 triệu (45%), tiếp theo là những người có thu nhập trên 10 triệu (28%) và những người có thu nhập dưới 5 triệu

chiếm 26%. Đa số người tiêu dùng có trình độ học vấn cao, từ đại học trở lên chiếm 83% trong khi trình độ học vấn dưới đại học chiếm 17%. Mẫu nghiên cứu đại diện cho người tiêu dùng làm việc trong nhiều cơ quan khác nhau như doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước (51%), các cơ quan khác (32%) và doanh nghiệp nhà nước (17%). Mẫu nghiên cứu này đã bao gồm các đối tượng khách hàng có xu hướng mua xe hơi trong tương lai, như vậy mẫu có tính đại diện cao cho đám đông nghiên cứu khi nghiên cứu xu hướng tiêu dùng trong lĩnh vực xe hơi tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố của giá trị cá nhân dịch vụ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng xe hơi của khách hàng tại TP hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)