Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố của giá trị cá nhân dịch vụ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng xe hơi của khách hàng tại TP hồ chí minh (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.3 Kiểm định các giả thuyết mơ hình nghiên cứu

4.3.1 Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo lý thuyết

Theo Trần Đức Long (2006), các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt nhất, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 350-351): “Về lý thuyết, Cronbach alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều

này không thực sự như vậy, hệ số Cronbach alpha quá lớn (Alpha > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)”.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo các thành phần giá trị cuộc sống hạnh phúc, giá trị công nhận xã hội, giá trị hòa nhập xã hội và xu hướng tiêu dùng được thể hiện trong Bảng 4.4 và Bảng 4.5. Các thang đo thể hiện bằng 17 biến quan sát, kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy Cronbach Alpha của thang đo giá trị cuộc sống hạnh phúc là 0.826, của giá trị công nhận xã hội là 0.831, của giá trị hòa nhập xã hội là 0.838 và của xu hướng tiêu dùng là 0.866. Các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, trừ thang đo giá trị cơng nhận xã hội có biến quan sát VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy) bị loại do hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) VSR5<0.3. Do đó, tác giả đã loại biến VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy) và cho chạy lại Cronbach Alpha lần 2, khi đó Cronbach Alpha của giá trị cuộc sống hạnh phúc là 0.826; của giá trị cơng nhận xã hội là 0.894; của giá trị hịa nhập xã hội là 0.838 và xu hướng tiêu dùng là 0.866; hệ số tương quan biến tổng đều cao. Cuối cùng còn lại tất cả các thang đo thể hiện bằng 16 biến quan sát được sử dụng trong các bước phân tích EFA và phân tích hồi quy bội tiếp theo và loại bỏ thang đo của biến quan sát VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy).

Bảng 4.2 Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach Alpha lần 1

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất 1 Giá trị cuộc sống hạnh phúc (VPL) 4 0.826 0.615

2 Giá trị công nhận xã hội (VSR)

5 0.831 0.230

3 Giá trị hòa nhập xã hội (VSI) 3 0.838 0.650 4 Xu hướng tiêu dùng (PI) 5 0.866 0.645

Bảng 4.3 Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach Alpha lần 2 sau khi loại biến VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy)

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất 1 Giá trị cuộc sống hạnh phúc (VPL) 4 0.826 0.615

2 Giá trị công nhận xã hội (VSR)

4 0.894 0.610

3 Giá trị hòa nhập xã hội (VSI) 3 0.838 0.650 4 Xu hướng tiêu dùng (PI) 5 0.866 0.645

Bảng 4.4 Hệ số Cronbach Alpha cho các khái niệm nghiên cứu lần 1 Biến quan Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Giá trị cuộc sống hạnh phúc (VPL), Cronbach Alpha = 0.826

VPL1 16.00 13.024 .689 .762 VPL2 15.70 13.634 .650 .781 VPL3 16.10 13.477 .650 .780 VPL4 15.96 13.307 .615 .797

Giá trị công nhận xã hội (VSR), Cronbach Alpha = 0.831

VSR1 17.44 29.449 .778 .756 VSR2 17.85 28.879 .774 .755 VSR3 17.52 28.063 .781 .751 VSR4 18.09 29.944 .631 .797 VSR5 19.04 39.266 .230 .893

Giá trị hòa nhập xã hội (VSI), Cronbach Alpha = 0.838

VSI1 8.76 8.309 .650 .824 VSI2 7.65 7.880 .735 .740 VSI3 7.89 8.171 .718 .758

Xu hướng tiêu dùng (PI), Cronbach Alpha = 0.866

PI1 20.44 25.708 .673 .842 PI2 21.27 24.510 .684 .839 PI3 20.32 24.656 .668 .843 PI4 20.45 24.523 .813 .812 PI5 21.66 22.854 .645 .855

Bảng 4.5 Hệ số Cronbach alpha cho các khái niệm nghiên cứu lần 2 sau khi loại bỏ biến VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy)

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Giá trị cuộc sống hạnh phúc (VPL), Cronbach Alpha = 0.826

VPL1 16.00 13.024 .689 .762 VPL2 15.70 13.634 .650 .781 VPL3 16.10 13.477 .650 .780 VPL4 15.96 13.307 .615 .797

Giá trị công nhận xã hội (VSR), Cronbach Alpha = 0.894

VSR1 14.01 22.553 .840 .837 VSR2 14.41 22.474 .801 .850 VSR3 14.09 21.485 .829 .838 VSR4 14.65 24.007 .610 .922

Giá trị hòa nhập xã hội (VSI), Cronbach Alpha = 0.838

VSI1 8.76 8.309 .650 .824 VSI2 7.65 7.880 .735 .740 VSI3 7.89 8.171 .718 .758

Xu hướng tiêu dùng (PI), Cronbach Alpha = 0.866

PI1 20.44 25.708 .673 .842 PI2 21.27 24.510 .684 .839 PI3 20.32 24.656 .668 .843 PI4 20.45 24.523 .813 .812 PI5 21.66 22.854 .645 .855

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố của giá trị cá nhân dịch vụ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng xe hơi của khách hàng tại TP hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)