Trình độ phát triển cụm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tiền giang (Trang 40 - 44)

3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành

Hầu như ở tất cả các tỉnh ĐBSCL đều nổi lên một số cụm ngành như: cụm ngành nông sản (lúa gạo, trái cây), thủy sản và du lịch. Bên cạnh đó, cụm ngành dệt may của khu vực ĐNB đang dần mở rộng phạm vi đến ĐBSCL khi mà khu vực ĐNB đang dần trở nên quá tải. Nếu xem xét các cụm ngành này trong phạm vi địa lý của từng địa phương thì sẽ là bức tranh khơng hồn chỉnh và rất khó đánh giá. Do đó, tác giả khơng phân tích cụm ngành của riêng Tiền Giang mà tập trung đánh giá những lợi thế vượt trội của Tiền Giang trong bức tranh cụm ngành của cả vùng ĐBSCL và vùng ĐNB (đối với dệt may). Các phân tích này làm cơ sở cho việc nhận diện và phát huy sức mạnh của cụm ngành, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương trong bối cảnh phát triển chung của vùng.

Cụm ngành lúa gạo

Tiền Giang khơng có lợi thế cạnh tranh cả về số lượng lẫn chất lượng trong sản xuất lúa so với các tỉnh trong khu vực vì diện tích và sản lượng lúa chỉ chiếm gần 6% của ĐBSCL, năng suất cũng thấp hơn trung bình của khu vực. Gần đây Tỉnh có những thử nghiệm phát triển hơn 100ha lúa đạt tiêu chuẩn Global-GAP ở hợp tác xã (HTX) Mỹ Thành Nam, được một doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với mức giá cao hơn giá thị trường 20%. Tuy vậy, mức độ tích tụ và kỹ thuật chưa thể sánh kịp với cánh đồng mẫu lớn của An Giang. Trên địa bàn, diện tích gieo trồng giống lúa 504 cịn khá cao, chiếm 28%, trong đó ở huyện Cái Bè, Cai Lậy tỷ lệ này còn trên 40%.20. Giống lúa 504 dễ thích nghi, chi phí rẻ (người dân tự nhân giống) và cho năng suất ổn định hơn so với các giống mới sau này nhưng cho gạo nở xốp, thích hợp cho chế biến bánh phở, hủ tiếu tuy nhiên chất lượng hạt gạo thấp, giá trị tiêu thụ và xuất khẩu không cao.

Lợi thế cạnh tranh nổi trội của Tiền Giang trong cụm ngành này nằm ở chỗ: khu vực chợ Bà Đắc (Cái Bè) là một trong những trung tâm chế biến, thương mại lúa gạo nhộn nhịp, quan trọng nhất của ĐBSCL. Lực lượng thương lái đơng đảo có nhiều kinh nghiệm trong thu gom và cung ứng lúa gạo trong nội tỉnh, các tỉnh lân cận và Campuchia. Cùng với hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi nên lúa gạo từ các địa phương khác trong vùng tập trung về đây để chế biến, phục vụ cho tiêu thụ, xuất khẩu.

20

Tuy nhiên các doanh nghiệp này theo mơ hình quản trị hộ gia đình, yếu kém về phát triển thị trường, chủ yếu xuất khẩu ủy thác qua các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp chủ yếu ở khâu xay xát, lau bóng mà chưa quan tâm nhiều đến các khâu liên quan như: gặt, đập, sấy nên chất lượng sản phẩm thiếu đồng nhất, không đạt chất lượng khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Bên cạnh đó, các chính sách phát triển ngành lúa gạo của tỉnh chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất, thiếu chính sách hướng đến khâu thương mại, mở rộng thị trường nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Cụm ngành trái cây

Trong bức tranh cụm ngành trái cây ĐBSCL, Tiền Giang có đầy đủ các tác nhân tham gia vào cụm ngành với những lợi thế cạnh tranh nhất định. Tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất nước, đa dạng chủng loại, có nhiều giống cây đặc sản… Trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống thu gom, bn bán, vận chuyển đi khắp cả nước. Bên cạnh đó, các thể chế hỗ trợ như Trung tâm giống nông nghiệp, Viện Cây ăn quả miền Nam, Festival trái cây, chỉ dẫn địa lý... đã tạo điều kiện cho cụm ngành này phát triển.

Điểm yếu nằm ở sự manh mún, sản xuất quy mơ hộ gia đình, do đó khó có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đăng ký các tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hình thức liên kết thơng qua HTX, hiệp hội còn sơ khai, mức độ liên kết lỏng lẻo, tồn tại nhiều bất cập; tình trạng phá vỡ hợp đồng, bội ước giữa doanh nghiệp với nơng dân và ngược lại vẫn cịn khá phổ biến, chưa linh hoạt theo thị trường nên ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai bên. Các khu chợ đầu mối trái cây có chi phí cao nên khơng thu hút được nơng dân, thương lái tham gia.

Phần lớn trái cây (85%) của vùng ĐBCL được tiêu thụ nội địa, dưới dạng tươi, thông qua hệ thống phân phối nhỏ lẻ. Công nghệ sau thu hoạch (bảo quản, đông lạnh) chưa phát triển nên từ nông dân đến tiêu thụ tỷ lệ trái cây tươi bị hư hại từ 10 - 25%. Tình trạng ép giá, thương lái Trung Quốc hồnh hành thời gian qua cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cụm ngành này.

Hộp 3.2 Rào cản về quy mô phục vụ xuất khẩu

“Sau khi xồi cát Hịa Lộc đạt chuẩn xuất vào thị trường Nhật Bản thì đối tác các nơi liên hệ liên tục. Tuy nhiên chúng tơi khơng dám ký hợp đồng tràn lan vì sản lượng xồi ngon q ít, khơng đủ cung cấp cho khách hàng”.

“Một số nhà nhập khẩu nước ngoài đề nghị ký hợp đồng dài hạn với số lượng lớn nhưng nhà cung cấp không dám ký do không đủ sản lượng đáp ứng, chưa kể tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn đồng đều cho xuất khẩu lại thấp”

Nguồn: UBND tỉnh Tiền Giang (2012)

Trên địa bàn tỉnh tập trung rất nhiều công ty chế biến nông sản, trái cây xuất khẩu nhưng nhưng giá trị xuất khẩu không cao, sản phẩm chế biến nghèo nàn, chưa đầu tư cho nghiên cứu phát triển các sản phẩm

chế biến sâu như: bánh kẹo, mứt, cooktail,… Một số mặt hàng trái cây tươi đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu nhưng không đủ số lượng để cung cấp, do đó các cơng ty khơng dám mạnh dạn trong việc ký hợp đồng dài hạn.

Cụm ngành thủy sản

Tiền Giang có khá đầy đủ các tác nhân tham gia vào cụm ngành này. Sản phẩm chế biến của các công ty lớn theo quy trình khép kín [Phụ lục19] đã có thể xuất hiện ở các thị trường khó tính như EU, Mỹ nhờ đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, điểm yếu là các công ty quy mô nhỏ vẫn đối mặt với vấn đề chi phí cao do thiếu đầu vào (nguồn giống, thức ăn), cơng nghệ chế biến cịn lạc hậu nên khó đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm chế biến từ thủy hải sản cũng còn rất hạn chế, chủ yếu là phi lê, đông lạnh. Gần đây, giá cả xuất khẩu biến động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất (nông dân lỗ, bỏ ao) và hoạt động của doanh nghiệp.

Nuôi trồng, chế biến thủy hải sản cũng đi kèm vấn đề ô nhiễm môi trường, thực tế các dự án xử lý nước thải tại các KCN, CCN chưa đáp ứng được công suất và chất lượng xử lý nên gây ra tình trạng ơ nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Các tiêu chuẩn về môi trường hiện tại thiếu đồng nhất nên mạnh ai nấy làm, một số công ty xả thải trực tiếp ra hệ thống sông, kênh gây ra nhiều tác động xấu đến mơi trường sinh thái, ảnh hưởng đến tính bền vững trong tương lai.

Hộp 3.3 Khó khăn của doanh nghiệp may mặc

“Khó khăn hiện nay là tình hình lao động tại các doanh nghiệp may mặc không ổn định, người lao động có tư tưởng dao động, trình độ thấp dẫn đến việc khơng am hiểu về pháp luật lao động. Trong năm 2012 liên tục trên 16 cuộc đình cơng và lãn cơng không đúng pháp luật. Vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất cũng như ảnh hưởng rất lớn đến các đơn hàng của doanh nghiệp”

Nguồn: Ban Quản lý các KCN (2013)

Cụm ngành du lịch

Như phân tích ở mục 2.3.3, du lịch Tiền Giang thu hút được lượng khách lớn nhưng gần như chỉ tận dụng lợi thế về tự nhiên để phát triển mà chưa có sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động của từng khâu, thiếu liên kết vùng do đó NLCT cụm ngành này còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Cụm ngành dệt may

Tiền Giang tham gia vào một phần của cụm ngành dệt may của khu vực phía Nam vì các cơng ty ở Tiền Giang tập trung chủ yếu vào may mà không tham gia đầy đủ vào một số khâu như dệt, nhuộm… Nguồn

nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu hoặc thu mua từ các công ty khác trong ngành. Một số cơng ty lớn, có uy tín cũng chú trọng vào khâu nghiên cứu thiết kế mẫu. Các doanh nghiệp cịn lại nhìn chung thiết bị có tuổi đời sử dụng cao; hệ số đổi mới và mức độ cơ khí hóa, tự

động hóa thấp hơn so với tiêu chuẩn hiện nay trong ngành, điều này gây trở ngại trong việc ký kết hợp đồng với thị trường nước ngồi; năng lực đổi mới sản phẩm cịn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp do công suất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào việc nhận gia công; thiếu lực lượng lao động làm nhiệm vụ R&D.

Nhìn chung, các cụm ngành ở Tiền Giang nổi lên và phát triển “thuận theo tự nhiên” chứ không đến từ chính sách cụm ngành. Trong tất cả các văn bản về quy hoạch ngành hàng, chiến lược phát triển địa phương, chưa thấy nhận định nào về sự quan trọng của cụm ngành đối với sự phát triển của địa phương. Trong khi các địa phương khác đang quan tâm và tạo nhiều cơ chế chính sách cụm ngành thì Tiền Giang dường như “lạc hậu” hơn, các chiến lược ngành hàng khá rời rạc nên khó thúc đẩy phát triển một cách tồn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tiền giang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)