Cụm ngành phản ánh tác động của các liên kết và tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong cạnh tranh. Cụm ngành giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; thúc đẩy thương mại hóa và hình thành các doanh nghiệp mới do đó cụm ngành có thể đóng vai trị như một cơng cụ chính sách trong chiến lược phát triển kinh tế của một địa phương, một quốc gia.
Nghiên cứu sâu về cụm ngành sẽ cho thấy được các tác nhân tham gia cụm ngành, sự liên kết giữa các tác nhân, điểm mạnh, điểm yếu từ đó có những chính sách cụ thể liên quan đến từng yếu tố như: đào tạo lao động, hạ tầng khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường…
chú trọng đến liên kết vùng khi tiến hành các nghiên cứu này để có được bức tranh cụm ngành hồn chỉnh, chính sách hướng đến sự phân công, phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giả kiến nghị một số hướng chính sách dựa vào phân tích lợi thế của Tiền Giang trong cụm ngành của toàn vùng. Nâng cao NLCT cụm ngành của Tiền Giang phải đảm bảo các nguyên tắc chủ đạo: Cơng nghiệp hóa trong nơng nghiệp thơng qua cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất; ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao; thúc đẩy nâng cao năng suất và hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng trong từng khâu của chuỗi giá trị; kiểm sốt và bảo vệ mơi trường bền vững.
4.2.3.1. Cụm ngành lúa gạo
Tiền Giang cần định vị trở thành “Trung tâm chế biến gạo với công nghệ tiên tiến và chất
lượng cao của tồn vùng ĐBSCL”. Từ đó, các chính sách của Tỉnh hướng đến nghiên cứu
công nghệ đặc biệt cho các khâu xay xát, chế biến, bảo quản, đầu tư cho R&D, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Global GAP, Euro GAP, tạo sức cạnh tranh khi tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo toàn cầu. Thu nhập tăng cao sẽ được phân bổ một phần cho các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ cải thiện các điểm yếu, những khâu khơng có lợi thế cạnh tranh như năng suất, chất lượng giống…
4.2.3.2. Cụm ngành trái cây
Với lợi thế gần như “tuyệt đối” trong cụm ngành này, Tiền Giang hồn tồn có thể trở thành “Vương quốc trái cây” của vùng. Tỉnh cần nghiên cứu sâu hơn vào cụm ngành,
chuỗi giá trị liên quan đến từng loại trái cây chủ lực, đăng ký chỉ dẫn địa lý , tăng cường hoạt động của HTX...để tăng quy mô, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap..., liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thu hút các dự án đầu tư vào công nghệ sinh học, đa dạng hóa thực phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm đa dạng trên thị trường [Hộp 4.5].
Nghiên cứu sự liên quan giữa ngành trái cây với ngành chế biến mỹ phẩm, dược liệu và chăm sóc sức khỏe cũng là hướng đi mở ra nhiều giá trị gia tăng cho cụm ngành này.
4.2.3.3. Cụm ngành thủy sản
Mặc dù Tiền Giang khơng thể sánh với các tỉnh có lợi thế lớn về thủy sản như An Giang, Đồng Tháp, nhưng đây là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Tỉnh cần tập trung nghiên cứu, thu hút đầu tư để nâng cao năng lực chế biến cơng nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm chứ khơng đơn thuần là sản phẩm đông lạnh. Một số hướng mở cho ngành chế biến thủy sản như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dầu ăn... Bên cạnh đó cần hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
4.2.3.4. Cụm ngành du lịch
Tỉnh cần rà soát lại hoạt động và đầu tư cho du lịch; nhanh chóng giải quyết vấn đề bất cập tồn tại trong mối quan hệ với Công ty Du lịch Tiền Giang. Đây là vấn đề then chốt để tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch hiện tại. Sau đó, Tỉnh tiếp tục nghiên cứu sâu về cụm ngành, liên kết vùng trong thiết kế tour du lịch, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm đa dạng, tận dụng được lợi thế về du lịch sông nước, miệt vườn, lịch sử - văn hóa – con người Nam Bộ. Cần quan tâm đến việc kết hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho các cụm ngành khác thông qua hoạt động du lịch. Khách du lịch đến Tiền Giang phải được giới thiệu và phục vụ đúng “đặc sản” – gạo thơm, trái cây, các thức ăn chế biến từ thủy hải sản... từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các cụm ngành một cách đồng bộ.
4.2.4. Tận dụng vị thế chiến lược phát triển dịch vụ - đô thị
Đây là một khuyến nghị mang tính dài hạn, Tỉnh cần liên kết với TP HCM, Long An để giải quyết bài toán quy hoạch: quy hoạch tổng thể về phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, đô thị - dịch vụ để có sự phân bổ nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả. Phát triển Mỹ Tho và TX Gị Cơng trở thành hai đơ thị vệ tinh – nghỉ dưỡng của cư dân TP HCM là quá trình lâu dài: thiết kế, tìm đối tác đầu tư, cơng tác quảng bá, tiếp thị địa phương. Bên cạnh đó là sự đồng bộ về hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải chuyên dùng để thực sự “gần” hơn với TP HCM – đảm bảo thời gian cho sự kết nối giữa TP HCM và hai khu đô thị này.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Mặc dù đạt được những kết quả về tăng trưởng khả quan, nhưng nền tảng NLCT chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có sẽ khơng thể đưa Tiền Giang tiến xa hơn cũng như không đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai. Các khuyến nghị nâng cao NLCT sẽ là những gợi ý quan trọng cho địa phương trong việc hoạch định mục tiêu cũng như chiến lược phát triển. Tuy nhiên, việc được thừa hưởng nhiều lợi thế “trời cho” có thể tạo ra tâm lý hài lòng với những thành tựu đã đạt được, do đó thiếu động cơ, chưa nhìn thấy sự cấp thiết phải thay đổi. Địa phương có xu hướng nhìn nhận “thành tựu”, “phát triển” mà quên đi các yếu điểm, so sánh “với chính mình” nên ln nhìn thấy sự đi lên. Bên cạnh đó, việc tiến hành các nghiên cứu sâu hơn theo khuyến nghị đã đề xuất địi hỏi sự năng động trong tìm kiếm chuyên gia, nguồn tài trợ bên ngoài trong điều kiện địa phương đang hạn hẹp về ngân sách.
Nâng cao NLCT là một quá trình tổng hợp, tồn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực chính sách và nhiều thành phần tham gia. Do đó, thành cơng của q trình nâng cao NLCT cần thiết phải được sự ủng hộ của Trung ương; và hơn hết là sự nhìn nhận một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng thuận, quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo, doanh nghiệp, người dân địa phương.
5.2. Hạn chế của đề tài
Mặc dù tác giả cố gắng thu thập thông tin và dữ liệu tốt nhất phục vụ cho việc phân tích nhưng các số liệu thứ cấp phần lớn đến năm 2011; các số liệu so sánh với các tỉnh đến năm 2010 vì khơng đủ số liệu năm 2011 cho tất cả các tỉnh. Thông tin thu thập được từ phỏng vấn mang tính chủ quan của người trả lời; khi tiếp cận các cơ quan, sở ban ngành, thường ít được tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo cơ quan nên một số thông tin được trả lời chưa sâu. Các khuyến nghị chỉ dừng lại ở mức gợi ý trên cơ sở kết quả nghiên cứu gắn với mục tiêu đề ra; chưa đi sâu phân tích chi tiết để thiết kế chiến lược, lộ trình, phương thức thực hiện.
Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh (2012), “Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương”, Bài giảng môn Phát triển vùng và địa phương – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
2. Vũ Thành Tự Anh và các đồng sự (2011), “ĐBSCL: Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về cơ chế liên kết vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long.
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang (2012), Báo cáo Tình hình xây dựng và
phát triển các Khu công nghiệp năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009, 2010, 2011, 2012), Tổng hợp kết quả thi đại học 2009,
2010, 2011, 2012.
5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), Số liệu thống kê Ngành NN & PTNN
2000 – 2010.
6. Cục thống kê tỉnh Tiền Giang (2006), Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2005. 7. Cục thống kê tỉnh Tiền Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2010. 8. Cục thống kê Tiền Giang (2012), Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2011. 9. Hiệp hội doanh nghiệp Tiền Giang (2013), Báo cáo Về tình hình thu hút đầu tư trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang theo yêu cầu của HĐND tỉnh tại kế hoạch số 28/KH-HĐND.
10. Bùi Văn Huyền (2013), “Phát triển nguồn nhân lực khu vực công ở Nhật Bản”, Kinh
tế & Phát triển (số 191 tháng 5/2013).
11. Ánh Nguyệt (2010), “Từ TP HCM đi Tiền Giang chỉ mất 45 phút”, Người Lao động, truy cập ngày 20/11/2012 tại địa chỉ: http://nld.com.vn/2010020211417705p0c1042/tu- tphcm-di-tien-giang-chi-mat-45-phut.htm.
12. Porter, Michael E. (2008), Về cạnh tranh.
13. Porter, Michael E. (2010), Báo cáo NLCT Việt Nam.
14. Sở Giao thông vận tải Tiền Giang (2012), Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
15. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2012), Báo cáo nhanh tình hình hoạt động doanh nghiệp năm 2011.
16. Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010.
năm 2011, NXB Thống kê.
18. TCTK Việt Nam (2011), Số liệu thống kê Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2001 – 2010, NXB Nông nghiệp.
19. TCTK Việt Nam (2011), “Kho dữ liệu lao động và việc làm 2007 – 2010”, GSO, truy cập ngày 15/03/2013 tại địa chỉ:
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=407&idmid=4&ItemID=11217 20. TCTK Việt Nam (2006), NGTK Việt Nam năm 2005, NXB Thống kê Hà Nội. 21. TCTK Việt Nam (2012), NGTK Việt Nam năm 2011, NXB Thống kê Hà Nội.
22. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
23. Hải Triều – Vân Anh (2009), “Hậu Giang – cái nôi của giống lúa 504”, Hậu Giang,
truy cập ngày 15/04/2013 tại địa chỉ:
http://www1.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=13470.
24. Giản Tư Trung (2012), “Doanh nhân hóa nơng dân”, PACE, truy cập ngày 20/04/2013 tại địa chỉ: http://www.pace.edu.vn/vn/dao-tao/viet-ve-pace/179-doanh-nhan-hoa-nong- dan/179.aspx.
25. UBND tỉnh Tiền Giang (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010. 26. UBND tỉnh Tiền Giang (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011.
27. UBND tỉnh Tiền Giang (2012), Một số đột phá trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
28. VCCI (2009), “Thực hiện chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực của chính quyền cấp tỉnh: Kinh nghiệm tại Đà Nẵng, Bình Dương và Vĩnh Phúc”, Báo cáo
nghiên cứu chính sách VNCI, (số 15).
29. VCCI (2011), “Số liệu & Báo cáo”, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam. 30. VCCI Cần Thơ (2012), Số liệu Kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long 2001 – 2011, NXB
Đại học Cần Thơ.
Tiếng Anh
31. Hoang Tu Uyen (2012), The competitiveness of the tourism cluster in An Giang province, Luận văn thạc sĩ chính sách cơng, Fulbright Economic Teaching Program.