Nguồn: KSDC 2011
Các trẻ em là đối tượng trong nghiên cứu được chia thành 3 nhóm nhỏ: (i) nhóm các trẻ em lên TP.HCM để sinh sống và làm việc (thường là đi một mình hoặc đi với bạn bè mà khơng có gia đình); (ii) nhóm các trẻ em theo cha mẹ lên sinh sống ở TP.HCM; và (iii) nhóm các trẻ em được cha mẹ để lại quê cho người khác chăm sóc do cha mẹ phải lên làm việc ở TP.HCM.
Trong số 194 mẫu thoả điều kiện của nghiên cứu, có 77 trường hợp phỏng vấn đối với người chăm sóc chính cho trẻ em ở quê, chiếm 39% tổng số mẫu. Số lượng những
người mang trẻ em lên thành phố là 55 người, chiếm tỷ lệ 28% và số người gửi trẻ lại quê cho người thân chăm sóc chiếm 13% (27 người). Số trẻ em từ nơi khác di cư đến TP.HCM
để làm việc chiếm 14% trong bộ mẫu phỏng vấn. Đồng thời, có 8 người (4%) những người được phỏng vấn vừa mang con lên TP.HCM cùng với họ, vừa gửi những đứa con khác ở
nhà. Đa phần trong các đối tượng được phỏng vấn đều là nữ, chiếm từ trên 67% trong mỗi nhóm đối tượng, và chiếm khoảng 72% trong tổng số 194 mẫu nghiên cứu.
23 19 15 8 6 12 13 16 15 10 12 16 13 9 14 14 13 15 14 10 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 T u ổ i Nam Nữ
Độ tuổi trung bình của nhóm người chăm sóc chính ở q là 57 tuổi, của người trả
lời phỏng vấn là cha mẹ mang theo con lên TP.HCM là 36 tuổi. Những người chăm sóc chính ở q thường là ơng bà, cơ dì và những người có quan hệ họ hàng, huyết thống với cha mẹ của trẻ. Rất ít người chăm sóc chính (dưới 5%) khơng có quan hệ họ hàng với đứa trẻ được chăm sóc. Nhóm cha mẹ để con lại quê cho người thân chăm sóc có độ tuổi trẻ
hơn tương đối so với nhóm cha mẹ mang con theo, 33 tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm trẻ em (nhóm 1) trả lời phỏng vấn là 13 tuổi.
Trên 72% những người trả lời phỏng vấn chỉ mới có bằng tiểu học hoặc chưa hồn thành bậc tiểu học. Có đến 10% những người trả lời phỏng vấn mù chữ. Đây là một tỉ lệ
mù chữ tương đối cao so với tỉ lệ biết đọc, biết viết ở Việt Nam (vào khoảng trên 95%). Do quy trình thực hiện phỏng vấn, những cha mẹ để con lại quê để lên TP.HCM
làm việc được thực hiện sau khi phỏng vấn những người chăm sóc chính của trẻ ở q,
những trẻ em trong nhóm này sẽ khơng được tính vào nhóm mẫu cuối cùng để tránh sự
trùng lắp.
4.2. Thực trạng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em thuộc gia đình nhập cư
Những người nhập cư có hai lựa chọn cơ bản là mang con theo khi đến TP.HCM và
để con lại nhà. Khi di cư đến TP.HCM với cha mẹ, trẻ em có nguy cơ phải bỏ học cao hơn
so với các trẻ em có cha mẹ di cư nhưng vẫn ở lại quê và có người thân chăm sóc trong khi cha mẹ đi làm xa. Nhưng bỏ con cái ở lại quê đồng nghĩa với việc người làm cha mẹ mất quyền gần gũi thường xuyên con cái vì họ thường khơng được gặp con mình trong một
thời gian tương đối dài. Ngoài ra, việc để lại trẻ ở quê khi cha mẹ di cư cũng có những hạn chế vì lựa chọn chỉ thực hiện được trong trường hợp người di cư có người thân ở lại q và có thời gian để trơng đứa trẻ được gửi lại.
Với lựa chọn đầu tiên, khi mang con theo họ có thể gần con hơn, nhưng nguy cơ con cái của họ phải nghỉ học cao hơn và nếu đứa trẻ được đi học, chi phí dành cho việc đi học của đứa trẻ cao hơn so với những đứa trẻ ở lại quê, bao gồm có những chi phí tính được bằng tiền như học phí, học thêm, sách vở,…và cả những chi phí khơng tính được như
chi phí thời gian (để làm thủ tục cho trẻ nhập trường tại địa bàn tạm trú, thời gian đưa con
Nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em theo cha mẹ lên TP.HCM và các thành phố lớn nói chung gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục so với các trẻ em bản địa. Trong dữ liệu nghiên cứu UPS 2009, tỷ lệ đến trường của nhóm trẻ em thuộc các gia đình nhập cư ở các cấp thấp hơn so với nhóm trẻ em thuộc các gia đình người bản địa, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông. Kết quả khảo sát UPS 2009 cho thấy ở bất kỳ độ tuổi nào thì tỉ lệ trẻ em nhập cư được đến trường cũng đều thấp hơn nhóm trẻ bản địa cùng tuổi. Điển hình là ở nhóm tuổi từ 5 đến 9 tuổi, đến 99% trẻ em bản địa được đi học trong khi tỉ lệ này ở trẻ em nhập cư ở khoảng chưa đến 90%. Ở nhóm tuổi 10 – 14, tỉ lệ này là 97% và 71%. Đến
nhóm tuổi 15 – 19, tỉ lệ chênh lệch còn cao hơn (77% và 21%) (UPS 2009).