Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn theo phương thức cho ăn

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn một số phường ở thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy han dertyl b (Trang 33)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn theo phương thức cho ăn

Tình hình nhiễm sán lá ruột nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tập quán cho lợn ăn sống hay chín, phụ thuộc vào thức ăn xanh trồng trên cạn hay dưới nước. Trong tập quán của người dân thì phương thức cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm sán, vì mầm bệnh theo thức ăn mà xâm nhập vào cơ thể để phát triển, sinh sản và gây bệnh cho vật chủ. Qua kết quả xét nghiệm phân và điều tra về phương thức cho ăn ở 3 phường Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ thuộc Thị xã Hương Trà, tôi nhận thấy có nhiều cách thức cho ăn khác nhau nhưng có thể gộp vào hai nhóm chính: nhóm cho ăn thức ăn nấu chín và nhóm cho ăn rau sống, trong nhóm cho ăn rau sống được phân thành hai nhóm nhỏ là cho ăn rau mọc trên cạn và cho ăn rau thủy sinh. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.3:

Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm theo phương thức cho ăn

Phương thức cho ăn

Số mẫu kiểm tra (n) Số mẫu dương tính (+) Tỷ lệ nhiễm (%) Thức ăn nấu chín 152 4 2,63 Thức ăn

có rau Rau thủy sinh 50 26 52

Rau trên cạn 53 2 3,78

Tổng 255 32 12,55

Vì lấy mẫu ngẫu nhiên nên giữa các phương thức cho ăn có số mẫu không đồng đều, nhưng giữa trên sự chênh lệch ta có thể nhận thấy xu hướng nuôi của

chiếm tỷ lệ 59,61 % (152 mẫu trên 255 mẫu), lợn được nuôi theo phương thức này có tỷ lệ nhiễm sán lá ruột thấp nhất trong 3 phương thức cho ăn là 2,63%( 4 mẫu trên 152 mẫu dương tính). Kén aldolescaria bị chết ở nhiệt độ trên 40oC, vì vậy khi nấu chín thức ăn thì kén sẽ không tồn tại. Ở phương thức sử dụng thức ăn có rau sống thì lợn nhiễm sán lá ruột lợn với tỷ lệ cao 87,5 % (28 mẫu trên 32 mẫu dương tính). Trong đó thức ăn rau thủy sinh có tỷ lệ cao nhất là 52%, thức ăn rau cạn chiếm tỷ lệ là 3,78%. Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khuê (1968), lợn ăn rau sống có tỉ lệ nhiễm cao hơn hẳn lợn ăn rau xanh nấu chín. Điều này cho thấy tập quán cho ăn sống và cho ăn chín có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ nhiễm sán lá ruột và mầm bệnh còn tồn tại nhiều trong môi trường khi phân lợn không được xử lý triệt để trước lúc bón xuống hồ, ruộng. Trứng ở trong môi trường nước gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành Miracidium chui vào ốc vật chủ trung gian, sau một thời gian hình thành

Cercariae chui ra khỏi ốc, rụng đuôi, tiết chất nhờn tạo kén Aldolescariae bám

vào cây cỏ thủy sinh. Lợn nhiễm sán khi ăn phải rau, cỏ thủy sinh có có chứa kén mà không được nấu chín. Còn phát hiện thấy nang trùng nổi trên bề mặt nước do đó rất có thể lợn đã uống nước lã có chứa nang trùng nên nhiễm bệnh. Với lợn cho ăn thức ăn hoàn toàn được nấu chín mà vẫn bị nhiễm bệnh, tôi quan sát đó thấy người dân sử dụng các dụng cụ chứa đựng nước uống, thức ăn như rau, bèo nhiễm kén được lấy từ hồ, ruộng đem về thái nhỏ, sau khi nấu chín lại đổ ra các dụng cụ đó cho lợn ăn mà không rửa sạch dụng cụ nên nguy cơ mầm bệnh (Aldolescariae) còn sót lại sẽ xâm nhập vào cơ thể lợn khi ăn; mặt khác khi hỏi về nguồn gốc của con lợn đó cho biết họ đã mua giống từ nơi khác mà chưa tẩy sán, rất có thể lợn đã nhiễm sán lá ruột trước khi mua về nuôi.

Nuôi lợn bằng thức ăn sống là biện pháp kĩ thuật tốt, có nhiều mặt lợi như tăng năng suất chăn nuôi, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm than củi nhưng lợn ăn thức ăn sống có nguy cơ nhiễm sán cao. Vì vậy cần khuyến cáo cho người chăn nuôi không nên sử dụng các thực vật thủy sinh cho lợn ăn sống, nhất là ở vùng có ổ bệnh sán lá ruột: hồ, ruộng có ốc vật chủ trung gian sinh sống lại sử dụng phân tươi để bón. Nếu sử dụng làm thức ăn sống cho lợn thì những loại rau này cần phải được rửa sạch, nấu chín hoặc rửa sạch và ngâm nước muối, nước vôi 5 % trước khi cho ăn để đảm bảo diệt hoàn toàn mầm bệnh, hạn chế mầm bệnh ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường ăn uống. Phân phải xử lý triệt để trước khi dùng bón ruộng. Tuyệt đối không để phân và nước dội chuồng

chảy trực tiếp ra ruộng rau trồng làm thức ăn cho người và lợn. Bên cạnh đó, đa số người dân ở đây vẫn phổ biến cách nuôi gà thả, gà không có chuồng nhốt riêng mà ở chung trong khu vực chuồng lợn, vì thế nếu gà ăn những thức ăn có nhiễm kén chưa được xử lý nhiệt và làm rơi vãi thức ăn và kén trong chuồng lợn thì lợn có thể tiếp xúc với kén mà người dân không hề hay biết.

Việc phòng bệnh cho người cũng cần phải tiến hành các biện pháp vệ sinh bằng cách ăn sạch, uống sạch, không dùng nước ở chỗ tù hãm, gần chỗ có phân lợn nơi có mầm bệnh tiềm tàng và nguy cơ nhiễm sán cao, không ăn các loại rau thủy sinh chưa được nấu chín, nếu sử dụng ăn sống thì phải được rửa sạch và ngâm trong nước muối để đảm bảo không còn kén có khả năng gây bệnh.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn một số phường ở thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy han dertyl b (Trang 33)