Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột lợn ở các nhóm tuổ

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn một số phường ở thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy han dertyl b (Trang 30 - 33)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột lợn ở các nhóm tuổ

Lợn ở các nhóm tuổi khác nhau có sức để kháng và tính cảm thụ với các mầm bệnh rất khác nhau, đối với bệnh sán lá ruột cũng vậy. Trong quá trình thu thập mẫu ở ba phường gồm 255 mẫu được chia làm 4 nhóm tuổi: 61 mẫu từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, 62 mẫu từ trên 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, 62 mẫu từ trên 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi, 70 mẫu trên 7 tháng tuổi. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ở các nhóm tuổi Nhóm tuổi Số mẫu Số mẫu dương Tỷ lệ (%) + % + +Cường độ nhiễm% +++ % Ss - 2 61 0 0 0 0 0 0 0 0 >2 - 4 62 4 6,45 4 100 0 0 0 0 >4 - 7 62 6 9,68 6 100 0 0 0 0 >7 70 22 34,43 18 81,82 2 9,09 2 9,09 Tổng 255 32 12,55 28 87,5 2 6,25 2 6,25 (Ss: sơ sinh)

Lợn ở nhóm tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 0 %. Điều đó khơng có nghĩa lợn ở nhóm tuổi này khơng mang mầm bệnh sán lá ruột lợn. Từ lúc lợn nuốt phải nang kén Aldolescaria đến lúc phát triển thành dạng trưởng thành thải trứng ra ngoài theo phân cần thời gian khoảng 3 tháng. Vì vậy, trong cơ thể những con lợn này có thể có sán lá ruột lợn non, chưa đến giai đoạn đẻ trứng, để biết chính xác lợn có nhiễm hay khơng thì phải tiến hành mổ khám phi tồn diện tìm sán lá ruột lợn non mới có thể cho kết quả chính xác.

Lợn trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi qua xét nghiệm có tỷ lệ nhiễm 6,45 %, cường độ nhiễm (+) chiếm tỷ lệ 100 %. Lợn nhóm tuổi này thường được chăm sóc cẩn thận, thức ăn của lợn thường được nấu chín, rau xanh được bổ sung bằng cách thái nhỏ rồi trộn vào cám nấu chín, người chăn ni ít cho lợn ở lứa tuổi này ăn rau sống. Những lợn này được nuôi vào mùa đông, đặc biệt năm nay thời tiết lạnh và kéo dài hơn mọi năm nên rau muống cũng như các loại rau khác ít phát triển, các loại rau xanh bổ sung cho lợn chủ yếu là rau trồng trong vườn nhà như rau khoai, mơn, thân chuối. Do đó, khả năng lợn tiếp xúc với mầm bệnh ít, thời gian tiếp xúc với mầm bệnh ngắn nên tỷ lệ và cường độ nhiễm khơng cao.

Như phần giải thích của nhóm tuổi trên cho thấy từ khi lợn nuốt phải kén Aldolescaria đến khi sán hồn thành vịng đời cần thời gian khoảng ba tháng. Ở giai đoạn lợn dưới 2 tháng tuổi thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, lợn con có thể tiếp xúc với thức ăn của lợn mẹ, nếu có kén sán trong thức ăn và lợn con ăn phải thì sán có thể hồn thành vòng đời vào lúc 4 tháng tuổi. Mặc dù khả năng này khơng cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Mặt khác, lợn con khi tách mẹ thường được bán cho những gia đình chun ni lợn thịt, vì vậy dù người dân chăm sóc kỹ nhưng lợn vẫn nhiễm sán.

nhóm tuổi trên có thể do một số nguyên nhân như sau: Những lợn này được sinh trước mùa đông, lúc này các loại rau thủy sinh cịn nhiều, lợn có thể tiếp xúc với mầm bệnh trong thức ăn từ khi cịn nhỏ, đến thời điểm lấy mẫu thì sán lá ruột đã hồn thành vịng đời và thải trứng ra ngồi theo phân nên xét nghiệm thấy trứng sán trong phân. Bên cạnh đó lợn ở lứa tuổi này ít được chăm sóc hơn so với giai đoạn cịn nhỏ, tính phàm ăn cao, ít chọn lọc thức ăn, trong khẩu phần có bổ sung nhiều rau sống vì vậy khả năng tiếp xúc với mầm bệnh cao hơn hai nhóm tuổi trên.

Người dân thường tẩy giun sán cho lợn từ 3 – 4 tháng tuổi để vỗ béo trước khi bán, tuy nhiên người dân thường chỉ sử dụng Levamisole, đây là loại thuốc chỉ có tác dụng tẩy giun trịn mà khơng có tác dụng đối với sán lá ruột lợn nên sán lá ruột vẫn tồn tại trong cơ thể và tiếp tục thải trứng ra môi trường.

Lợn trên 7 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 34,43%, cường độ nhiễm (+) có tỷ lệ 81,82%, cường độ nhiễm (++) có tỷ lệ 9,09%, cường độ nhiễm (+++) có tỷ lệ 9,09 %. Lợn ở nhóm tuổi này có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn so với các nhóm tuổi khác, nguyên nhân do: lợn ở nhóm tuổi này đều là lợn nái nuôi tại các nông hộ. Lợn nái được nuôi với thời gian dài (7 tháng), lợn ít được chăm sóc, do lợn phàm ăn và ít chọn lọc thức ăn nên thường cho ăn rau sống nhiều, chỉ cho lợn ăn thức ăn nấu chín khi lợn mang thai nên ln tiếp xúc với mầm bệnh, vì vậy dễ bị tái nhiễm, bội nhiễm nhiều lần, mầm bệnh tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Lợn đực giống và lợn nái có tỷ lệ nhiễm cao hơn cả, điều này hồn tồn phù hợp với quy luật nhiễm vì tháng ni càng kéo dài và thức ăn của chúng đa dạng.

Mặt khác, các biện pháp về vệ sinh thú y trong chăn ni chưa được áp dụng nhiều, vì vậy lợn nái ni trong nông hộ thường không được tẩy giun sán định kỳ, mầm bệnh có thời gian tồn tại dài trong cơ thể. Lợn lại thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên lợn bị bội nhiễm nhiều lần, mầm bệnh càng có cơ hội phát triển với cường độ cao. Mặt khác, lợn nái thường diễn ra các quá trình sinh lý như động dục, mang thai, tiết sữa nuôi con nên sức đề kháng giảm, nếu bị nhiễm sán lá ruột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của lợn mẹ và gián tiếp ảnh hưởng tỷ lệ hao hụt lợn con cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển sau này của đàn lợn con.

Trong q trình đếm trứng bằng phương pháp Stoll để tính cường độ nhiễm, còn phát hiện thấy ngồi bị nhiễm sán lá ruột, lợn cịn bị nhiễm nhiều

loại ký sinh trùng khác như giun đũa, giun tóc, giun xoăn, …Do lợn nái không được tẩy giun sán định kỳ và thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh, mặc dù khơng biểu hiện thành bệnh nhưng đây chính là nguồn lưu trữ mầm bệnh và truyền bệnh cho đàn lợn con và có thể lây cho người.

Như vậy ở bất cứ lứa tuổi nào lợn đều có nguy cơ nhiễm sán lá ruột. Theo kết quả nghiên cứu trên, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo nhóm tuổi nhưng khơng hồn tồn theo qui luật do mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên phụ thuộc vào tình hình chăn ni của các nơng hộ nên khơng có tính đồng đều về số lượng mẫu giữa các nhóm tuổi. Cần khuyến cáo cho người dân biết cách chăm sóc, ni dưỡng tốt cho lợn ở tất cả các lứa tuổi nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm sán lá ruột.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn một số phường ở thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy han dertyl b (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w