5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập ở 3 phường Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế rút ra kết luận:
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột chung ở cả ba phường là 12,55%, riêng phường Hương Chữ là 17,24%, phường Hương Hồ là 13,95% còn phường Hương An là 6,09%.
- Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi:
•Sơ sinh đến 2 tháng tuổi nhiễm 0 %.
•>2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi nhiễm 6,45 %.
•>4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi nhiễm 9,68 %.
•7 tháng tuổi nhiễm 34,43 %.
- Cường độ (+) chiếm 87,5%, cường độ (++) chiếm 6,25 %, cường độ (++ +) chiếm 6,25 %.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo phương thức chăn nuôi:
+ Lợn được cho ăn sống rau thủy sinh nhiễm 52%, lợn được cho ăn sống rau cạn nhiễm 3,78% và lợn được cho ăn thức ăn nấu chín nhiễm 2,63%.
- Mật độ ốc vật chủ trung gian của cả ba phường Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ:
+ Phường Hương Chữ có mật độ ốc trung bình ở: Ruộng lúa : 11,7 ± 1,48 ốc/m2
Ruộng rau muống: 7,7 ± 0,96 ốc/m2
+ Phường Hương An có mật độ ốc trung bình ở: Ruộng lúa: 7,8 ± 1,03 ốc/m2
Ruộng rau muống : 6,1 ± 1,17 ốc/m2
+ Phường Hương Hồ có mật độ ốc trung bình ở: Ruộng lúa : 8,8 ± 0,99 ốc/m2
Ruộng rau muống : 10,5 ± 1,58 ốc/m2
Bờ sông : 10 ± 1,17 ốc/m2 - Tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá ruột ở: + Phường Hương Chữ:
Ruộng lúa : 4% Ruộng rau muống : 0 %
+ Phường Hương Hồ:
Ruộng lúa : 6,25 % Ruộng rau muống: 5,88 % Dọc bờ sông: 0 % + Phường Hương An:
Ruộng lúa : 5 % Ruộng rau muống : 0 %
- Hiệu lực của thuốc Han – Dertyl đối với sán lá ruột lợn:
•Tỷ lệ ra sán là 53,84 %
•Tỷ lệ sạch sán sau 5 ngày là 53,8%, sau 10 ngày và 15 ngày là 61,5%.
5.2. Đề nghị
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tơi có một vài ý kiến, đề nghị như sau: - Phải tuyên truyền cho người dân biết được những tác hại do bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá ruột lợn nói riêng gây ra làm giảm hiệu quả năng suất và kinh tế. Nguy hiểm hơn bệnh có khả năng lây sang cho người làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăn ni cũng như của cộng đồng. Từ đó khuyến cáo cho người dân thực hiện các biện pháp phịng trừ thích hợp.
- Cần thay đổi phương thức chăn nuôi nhất là những nơi cịn ni lợn lẻ tẻ, những vùng đã có bệnh sán lá ruột khơng nên dùng các thực vật thủy sinh (nhất là ở các hồ, ruộng bón phân lợn tươi) cho lợn ăn sống và cần rửa sạch thức ăn cho lợn trước khi ăn.
- Người dân nên thường xuyên khử trùng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, nhất là chuồng lợn nái, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa đựng thức ăn và máng ăn, máng uống hàng ngày.
- Nên xây dựng hầm ủ phân kín, hầm biogas, nhất là ở vùng thấp trũng, hay lũ lụt để hạn chế sự ô nhiễm môi trường, tạo nguồn nhiên liệu sạch để đun nấu đồng thời tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân.
- Khơng nên xả thẳng phân rác và nước rửa chuồng ra ao hồ, bón phân tươi cho ruộng lúa, ruộng rau và đồng thời cần xử lý phân để diệt trứng.
- Áp dụng những biện pháp tiêu diệt ốc vật chủ trung gian ở các đồng ruộng, ao, hồ, mương nước tù như dùng nước vôi 5 – 10 %, sunphat đồng (CuSO4) 5/10.000 bón ruộng, phát quang, xẻ bờ, tạo điều kiện khô cạn, nuôi vịt...
- Nên tẩy giun sán định kỳ cho lợn nái, lợn bệnh nặng tẩy 2 lần/ năm, lợn bệnh nhẹ tẩy 1 lần/năm, nên sử dụng các loại thuốc tẩy vừa hiệu quả, vừa an toàn và giá cả phải phù hợp.l
- Nên có nơi tư vấn thơng tin cho người dân về phòng và điều trị các bệnh ký sinh trùng hoặc các bệnh thường gặp trên gia súc và gia cầm.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tiếng Việt :