KHÁI QUÁT VỀ THUỐC VÀ THUỐC KHÔNG KÊ TOA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng tại TPHCM (Trang 27 - 31)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 KHÁI QUÁT VỀ THUỐC VÀ THUỐC KHÔNG KÊ TOA

2.2.1 Khái niệm về thuốc và thuốc không kê toa

Theo Luật Dược (2005):

- Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.

- Thuốc không kê toa (Thuốc OTC) là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần toa thuốc.

2.2.2 Thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam

Theo Cục quản lý Dược:

Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013 (Xem

phụ lục 1).

Theo báo cáo của BMI vào năm 2008, Việt Nam chi tiêu 1,4 tỉ USD cho các loại thuốc, 1,5 tỉ USD vào năm 2009, và 1,9 tỉ USD vào năm 2011. Giá trị thị trường thuốc kê toa ước đạt 1,4 tỉ USD vào năm 2011, chiếm khoảng 73% thị

18

trường dược phẩm; thuốc không kê toa sẽ đạt khoảng 520 triệu USD, chiếm khoảng 27% tổng số chi tiêu cho các loại thuốc.

Hiện nay, năng lực của ngành dược trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu trong nước, phần còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD. Hiện nay, doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đang xuất khẩu thuốc sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore,...

BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cơng ty nước ngồi do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp này, và thị trường Việt Nam đạt $2 tỉ vào 2011 với tốc độ tăng trưởng: 17%-19%/năm và tiền thuốc tăng gấp đôi sau 5 năm.

Theo số liệu thống kê quý 2/2012 của IMS, giá trị thị trường dược phẩm đạt giá trị 1.936 tỉ USD, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2011, các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài chiếm 30% thị phần dược phẩm trong nước.

Hình 2.5 Doanh thu của các doanh nghiệp dƣợc phẩm dẫn đầu thị trƣờng dƣợc phẩm tại Việt Nam tính tới quý 2/2012 (đvt: triệu USD) (Nguồn: IMS)

19

Trong đó, doanh thu từ các sản phẩm OTC đạt giá trị khoảng 622 triệu USD vào quý 2/2012, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2011.

Hình 2.6 Doanh thu thuốc khơng kê toa của các doanh nghiệp dƣợc phẩm dẫn đầu thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam quý 2/2012 (đvt: triệu USD)

(Nguồn: IMS)

Thị trường thuốc không kê toa tại Việt Nam có một sự cân bằng giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong nước và các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài. Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước tập trung nhiều vào các loại thuốc không kê toa. Phần lớn những loại thuốc khơng kê toa khơng địi hỏi dây chuyền sản xuất hay trình độ cơng nghệ cao, điều này hồn tồn phù hợp với điều kiện hiện tại của những doanh nghiệp dược phẩm trong nước. Thị trường thuốc khơng kê toa chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước.

20

Hình 2.7 Doanh thu các loại thuốc không kê toa dẫn đầu thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam quý 2/2012 (đvt: triệu USD) (Nguồn: IMS)

21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng tại TPHCM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)