Tác động rủi ro thanh khoản đến toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011

2.1 Tác động của rủi ro thanh khoản đến toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam

2.1.2 Tác động rủi ro thanh khoản đến toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam

Nhìn nhận lại tình hình của nền kinh tế trong thời gian vừa qua chúng ta có thể thấy rằng, trong điều kiện lạm phát cao, các cơn “bão giá”, “bão lãi suất” diễn ra đã làm cho tình hình thị trường tài chính, tiền tệ trong nước bất ổn, gây những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.

Viễn cảnh khủng hoảng tiền tệ, nguy cơ đổ vỡ đối với hệ thống ngân hàng không thể không lường tính trước, nếu như các cơ quan quản lý khơng có các chính sách kinh tế vĩ mơ đúng đắn và hữu hiệu, các ngân hàng thương mại (NHTM) khơng có các giải

pháp chống đỡ phù hợp, hiệu quả. Xét trên từng mặt hoạt động của hệ thống Ngân

hàng thì những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế được biểu hiện như sau:

2.1.2.1 Khả năng thanh khoản bị suy giảm

Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của cả nền kinh tế nên tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng phản ánh tính thanh khoản của nền kinh tế, khi hệ thống Ngân hàng mất khả năng thanh khoản thì cũng là lúc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Diễn biến tình hình trên thị trường tiền tệ vào cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 đã cho thấy, nhiều NHTM, nhất là các ngân hàng quy mô nhỏ, vốn ít đã rơi

vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản. Biểu hiện rõ nét nhất cho tình trạng này trong thời gian vừa qua là:

- Lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng đã có những diễn biến bất thường. Lãi suất huy động vốn các kỳ hạn ngắn lại cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài, các Ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn hạn ngắn.

- Lãi suất vay trên thị trường liên Ngân hàng tăng lên nhanh chóng, có những thời

điểm lãi suất vay qua đêm lên đến 30-40%/năm, nhưng cũng khơng có Ngân hàng nào

cho vay. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các Ngân hàng đều đang có vấn về thanh khoản, trong điều kiện tình hình huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp không thuận lợi buộc họ phải chấp nhận vay với lãi suất cao trên thị trường liên Ngân hàng để giải quyết nhu cầu thanh khoản trước mắt.

Tính thanh khoản của NHTM chịu tác động từ nhiều nhân tố, trong đó có các biện pháp chống lạm phát của NHNN trong thời gian vừa qua. Có những thời điểm,

biểu hiện tình trạng mất thanh khoản ở một số NHTM đã gây tâm lý hoang mang trong xã hội.

Hiện nay, tình hình thanh khoản của hệ thống Ngân hàng đã được cải thiện hơn so với đầu năm do tình hình lạm phát đang có chiều hướng chậm lại, NHNN đã có các chính sách can thiệp kịp thời để hỗ trợ cho các Ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên,

do tình hình lạm phát trong nền kinh tế vẫn cịn căng thẳng nên chưa thể nói đến khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ thắt chặt và tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý.

2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn gặp khó khăn

Nguồn vốn huy động là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của các NHTM,

tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát tăng cao như trong thời gian vừa qua thì hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng đã khơng cịn thuận lợi như trước, bởi các nguyên

nhân:

-Do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên người dân có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an tồn hơn như mua vàng và ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của các Ngân hàng.

-Giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng cao làm cho người dân và các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi

trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó, các Ngân hàng khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động.

-Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các Ngân hàng cũng đã tăng theo nhưng nếu vẫn chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, thì người gửi tiền vào Ngân hàng phải chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó khơng khuyến khích các dịng vốn chảy vào Ngân hàng.

Dưới tác động tiêu cực của lạm phát, việc huy động vốn của hệ thống NHTM đã thực sự gặp nhiều khó khăn. Các NHTM vừa phải đối mặt với xu hướng lãi suất huy

động vốn đầu vào có xu hướng tăng, trong khi đó nguồn vốn trong Ngân hàng lại ít có

khả năng tăng và ở trong tình trạng bất ổn. Thực tế diễn biến thị trường huy động vốn của các Ngân hàng những tháng đầu năm 2008 cho thấy rất rõ điều này. Các Ngân hàng cùng chạy đua tăng lãi suất, phát triển nhiều sản phẩm huy vốn mới, áp dụng

nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, tăng thời gian giao dịch để huy động vốn,…

Nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng lên nhưng tăng chưa đạt được so với mong

muốn. Thị trường huy động vốn đã có lúc xảy ra tình trạng lộn xộn và căng thẳng do các Ngân hàng cạnh tranh, chèo kéo Khách hàng của nhau, đẩy lãi suất lên cao. Người gửi tiền “lướt sóng” từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác để hưởng lợi từ cuộc đua tăng lãi suất của các NHTM. Tình trạng nói trên chỉ lắng xuống khi NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính như quy định trần lãi suất huy động, cấm các hình thức khuyến mại làm tăng trần lãi suất.

2.1.2.3 Hoạt động tín dụng bị kiềm chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế có một mối quan hệ tương tác với vấn đề

lạm phát, tín dụng tăng trưởng nóng là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát và khi tình trạng lạm phát trở nên quá đà sẽ dẫn đến trạng thái bất ổn của thị trường tiền tệ và tín dụng.

Thực tế diễn biến của thị trường tín dụng trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy, khi tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, NHNN thực hiện quyết liệt các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để chống lạm phát thì hoạt động tín dụng của các NHTM lập tức bị ảnh hưởng và đã có lúc rơi vào trạng thái căng

thẳng, đình trệ. Lãi suất cho vay tăng lên và vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp, tình trạng nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Những tác động cơ bản của tình hình lạm phát đến hoạt động tín dụng Ngân hàng có thể khái quát lại như sau:

Thứ nhất, lạm phát làm cho cả lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng

tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chính các Ngân hàng và của cả nền kinh tế. Thứ hai, lạm phát cao làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng, chất lượng tín

dụng bị suy giảm. Thứ ba, khi lạm phát xảy ra, chính sách tiền tệ được thắt chặt thì

quy mơ và cơ cấu của hoạt động tín dụng sẽ có nhiều biến động, cụ thể là:

-Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, chính sách tín dụng khắt khe hơn, một mặt là do phải thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, mặt khác là do huy động vốn gặp khó khăn, chi phí vốn tăng cao trong khi lại bị khống chế lãi suất đầu ra gây thua lỗ, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi nên các Ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng để đáp ứng mục tiêu an tồn và

thanh khoản.

-Khi đã bị hạn chế về tăng trưởng tín dụng và trong điều kiện nguồn vốn khó

khăn, nên để đảm bảo an tồn và hiệu quả khi cho vay, các Ngân hàng đã phải điều

chỉnh danh mục cho vay theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực kinh tế có mức độ

ổn định cao như lĩnh vực sản xuất, cho vay xuất khẩu …, hạn chế và cắt giảm cho vay

vào các lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng.

2.1.2.4 Lợi nhuận giảm sút

Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, lợi nhuận luôn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, tuy nhiên dưới tác động của lạm phát và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN,

lợi nhuận của các NHTM không thể tránh khỏi xu hướng sụt giảm bởi các nguyên nhân cơ bản sau:

- Quy mơ hoạt động tín dụng bị kiềm chế, dẫn tới khả năng thu nhập bị giảm sút. - Lãi suất huy động tăng cao trong khi lãi suất và các khoản phí dịch vụ trong hoạt động cho vay bị khống chế làm cho hoạt động tín dụng khơng có hiệu quả.

- NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để giảm lượng tiền cung ứng sẽ làm cho chi phí vốn của các NHTM tăng lên, từ đó làm giảm lợi

nhuận.

- Chất lượng tín dụng suy giảm làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro và làm giảm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)