Các hệ số về trạng thái thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)

Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011

2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM

2.2.1.2 Các hệ số về trạng thái thanh khoản

vốn huy động; Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”)

Bảng 2.4: Hệ số H1 và H2 của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM (thời điểm 31/12/2009; 31/12/2010, 31/12/2011)

H1 H2 STT NHTM 2009 2010 2011 2009 2010 2011

1 An Bình 20.99% 38.92% 12.98% 16.93% 33.78% 11.32% 2 Việt Nam Thịnh vượng 10.49% 10.93% 8.45% 13.71% 8.70% 7.24% 3 Công thương 6.77% 6.16% 7.70% 5.16% 4.94% 6.19% 4 Dầu Khí Tồn Cầu 14.34% 13.11% 17.64% 12.01% 11.38% 14.74% 5 Hàng Hải 5.99% 5.97% 9.28% 10.89% 5.49% 8.31% 6 Kiên Long 17.96% 35.30% 24.68% 14.93% 25.54% 19.31% 7 Kỹ thương 8.84% 7.14% 7.67% 7.82% 6.25% 6.93% 8 Bưu Điện Liên Việt 28.65% 13.52% 13.70% 22.04% 11.74% 11.75% 9 Phương Tây 12.68% 29.11% 18.54% 11.02% 22.34% 15.39% 10 Phát triển Mê Kông 74.46% 28.78% 61.32% 41.08% 22.14% 37.91% 11 Nam Việt 6.76% 11.98% 17.28% 6.24% 10.10% 14.30% 12 Nhà Hà Nội 11.89% 10.91% 12.11% 10.26% 9.30% 10.63% 13 Phát triển TP.HCM 5.23% 7.73% 8.94% 4.74% 6.86% 7.88% 14 Phương Nam 9.23% 6.39% 6.08% 8.28% 5.93% 5.74% 15 Quân đội 11.71% 9.17% 7.97% 9.98% 8.10% 6.95% 16 Quốc Tế 5.22% 7.68% 9.35% 5.21% 7.03% 8.42% 17 Sài gịn cơng thương 20.31% 27.44% 28.53% 16.24% 20.97% 21.51% 18 Sài Gịn Thương Tín 11.82% 10.99% 12.76% 10.14% 9.61% 10.15% 19 Sài gòn – Hà nội 9.82% 9.17% 9.10% 8.80% 8.19% 8.21% 20 Ngoại thương 6.90% 7.11% 9.29% 6.27% 6.46% 8.00% 21 Sài Gòn 9.39% 8.67% 6.83% 8.42% 7.82% 6.23% 22 Xuất Nhập Khẩu 260.82% 17.68% 11.16% 203.75% 14.83% 8.88% 23 Á Châu 35.24% 6.22% 5.10% 47.91% 5.53% 3.34% 24 Đông Á 11.54% 9.42% 12.24% 9.88% 8.05% 8.87% 25 NH Đại Dương 7.25% 8.25% 8.09% 6.67% 7.41% 7.41%

26 Đầu tư và PT Việt Nam 7.33% 8.16% 130.19% 5.95% 6.61% 6.01%

Đối với hai hệ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%. Hệ số H1 nhằm giới

hạn hạn mức huy động vốn của NHTM để tránh tình trạng ngân hàng huy động quá nhiều vượt mức bảo vệ của vốn tự có, tăng nguy cơ mất khả năng chi trả. Hệ số H1 càng tiến về 5% cho thấy mức huy động vốn của ngân hàng càng tăng trong khi đó mức độ rủi ro vẫn đảm bảo theo quy định. Hệ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Thơng thường, ngân hàng nào gặp phải giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lơn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có.

Nhìn chung, các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đều đạt được và giảm dần cuối năm 2010 – 2011, so sánh chỉ số này với chỉ số tương đương Equity/Assets tính bình qn cho 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 8% (Theo báo cáo thực nghiệm “Mananging bank liquity risk: How deposit– loan synergies vary with market conditions”, Evan Gate, Til Shuermann, Philip E. Strahan, April 2006, khảo sát 100 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, từ 1990 - 2002), cho thấy phải chăng mức vốn tự có của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM thấp so với quy mô hoạt động. Các ngân hàng đã tăng trưởng tài sản nhanh hơn so với mức tăng trưởng của vốn tự có. Xét dưới góc độ an tồn trong hoạt động, điều đó nên được suy xét cẩn trọng hơn.

Bảng 2.5 Tiền gửi khách hàng; tiền gửi & vay từ TCTD khác; cho vay khách hàng, sử dụng vốn khác của NHTM có chỉ tiêu H1 & H2 cao nhất năm 2011

Đơn vị : triệu đồng 2011 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiền gửi khách hàng (1) Tiền gửi, vay từ TCTD khác (2) Cho vay khách hàng (3) Sử dụng vốn khác = TM (4)+TG và cho vay TCTD khác (5) Chênh lệch ( 1+2-3- 4- 5 )

Phát triển Mê Kông 1,254,258 4,838,262 3,149,070 73,001 4,189,876 (1,319,427)

Sài gịn cơng thương 8,929,181 1,686,654 10,945,455 179,544 1,099,636 (1,608,800)

Sài Gịn Thương Tín 74,800,000 12,441,000 79,429,000 11,644,700 9,673,000 (13,505,700)

Ngoại thương 226,909,000 47,962,000 204,146,000 5,394,000 104,748,399 (39,417,399)

Xuất Nhập Khẩu 53,653,000 71,859,444 74,044,519 7,295,138 64,529,000 (20,356,213)

Á Châu 142,218,000 34,714,000 102,809,550 8,708,000 81,284,000 (15,869,550)

Đông Á 36,064,013 5,734,774 43,341,054 8,170,257 4,215,593 (13,928,117)

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên. Sử dụng vốn khác gồm: tiền mặt + tiền gửi NHNN + tiền gửi và cho vay TCTD khác.

Một số ngân hàng Phát triển Mê Kông, Sài Gịn cơng thương, Sài Gịn Thương

Tín, Ngoại thương, Xuất Nhập Khẩu, Á Châu, Đơng Á có chỉ số H1, H2 năm 2011 khá

cao trong năm 2011 nhưng vẫn thường xuyên trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Trong giai đoạn cuối năm 2010 - 2011, Thông tư 13 ra đời nhằm “lập lại trật tự” trong hệ số an toàn vốn, các NHTM đang phải chạy đua với thời gian để tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng trước 31-12-2010. Trong thời gian đó, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng khiến cho lượng dư nợ của ngân hàng cần đẩy lên để bảo đảm số lượng đã cho vay trong 5

tháng qua (trước khi Thông tư 13 ra đời). Điều này gây ra một cuộc cạnh tranh lãi suất mới khi mà nguồn vốn huy động từ dân cư đang bị cạnh tranh quyết liệt chưa kể các NHTMCP nhỏ và vừa tiềm đủ mọi cách để tăng vốn trên thị trường chấp nhận chi phí cao. Ngồi ra, tỷ lệ cho vay đối với mỗi đồng vốn trong nguồn tự có của ngân hàng có thể bị giảm đi một phần, đồng nghĩa với khả năng sử dụng địn bẩy tài chính để sinh

lợi của ngân hàng suy giảm. Trong điều kiện khó khăn thu hút tiền gửi từ thị trường 1, các ngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi khách hàng để đáp

ứng trạng thái thanh khoản hoặc nhu cầu rút vốn của khách hàng. Xét theo phương

diện này, việc duy trì một tỷ lệ cao như vậy chưa hẳn đã hiệu quả. Hơn nữa, việc thu hút tiền gửi của khách hàng gặp khó khăn cho thấy các ngân hàng này có những vấn

đề về thanh khoản.

Qua phân tích hai chỉ số trên, thấy có sự phân hóa ở hai thái cực khác nhau, một nhóm các NHTMCP có hai chỉ trên khá thấp như: Quân đội, Phương Nam, Kỹ thương

lại có hệ số khá thấp, chỉ xấp xỉ ở mức 5%. Khi rủi ro xãy ra, các ngân hàng này khó

có khả năng chống đỡ. Bởi lẽ, vốn tự có được coi như “tấm đệm” giúp ngân hàng bù

đắp được những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá

sản. Thái cực khác, một nhóm các NHTMCP có hai chỉ số thật cao, nhóm ngân hàng có chỉ số cao chưa hẳn đã tốt, xét về khía cạnh lợi nhuận, hơn nữa, có thể các ngân

hàng này khơng phải chủ động duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà có thể là huy động vốn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)