6. Kết cấu luận văn:
2.1. Tổng quan về Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo
2.1.4.1. Huy động vốn:
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động qua các năm
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn vốn huy động 2,015 2,223 3,691 1,844 Tốc độ tăng trưởng 10.32% 66.04% -50.04% Trong đó VNĐ 1764 1950 3234 1575 Ngoại tệ quy VNĐ 251 273 457 269
(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo)
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm trong giai đoạn năm 2008 – 2010, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bật của năm 2010 (tăng 66.04% so với năm 2009, tăng 83.18% so với năm 2008), từ 2,015 tỷ đồng năm 2008 lên 3,691 tỷ đồng. Sự tăng trưởng mạnh này diễn ra đồng đều ở cả đồng nội tệ và ngoại tệ. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng vượt bật này là do lãi suất huy động trong năm 2010 cao, có thời điểm lên đến 17% – 18%/năm, tạo sức hút lớn không chỉ đối với cá nhân mà cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mặc dù vẫn cịn chịu ảnh hưởng của đợt suy thối kinh tế tồn cầu nhưng năm 2010 Việt Nam đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá, xuất khẩu tăng trưởng mạnh (# 70.8 tỷ USD, tăng 24.9% so với năm 2009) tạo nguồn thu ngoại tệ khá dồi dào. Năm 2010 cũng là năm tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng rất mạnh mặc dù đã có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà Nước (hai lần điều chỉnh tỷ giá), thu hút người dân chuyển sang cất trữ USD thay vì các tài sản có giá trị khác.
Năm 2011, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự sụt giảm mạnh cả đồng nội tệ lẫn ngoại tệ, từ 3,691 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 1,844 tỷ đồng năm 2011 (tỷ lệ giảm 50.04%). Sự sụt giảm này là do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Trước tình trạng chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng năm 2010, Ngân hàng Nhà Nước đã can thiệp bằng cách áp trần lãi suất huy động
14%/năm, trong khi đó lạm phát lại ở mức cao (trên 20%) khiến lãi suất tiền gởi thực bị âm nên khơng cịn hấp dẫn được người dân và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, năm 2011 Phịng giao dịch Phú Mỹ Hưng của chi nhánh bị cắt chuyển sang chi nhánh khác (chi nhánh Quận 4) làm số dư huy động của chi nhánh bị sụt giảm đáng kể (tương đương 315 tỷ đồng).
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn vốn huy động 2,015 2,223 3,691 1,844
- Ngắn hạn 1,515 1,591 2,852 1,333
Tỷ trọng 75.19% 71.57% 77.27% 72.29%
- Trung dài hạn 500 632 839 511
Tỷ trọng 24.81% 28.43% 22.73% 27.71%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo)
Nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn năm 2008 – 2011 lần lượt là 75.19%, 71.57%, 77.27%, 72.29%, luôn chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động trung dài hạn chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng vốn huy động (nhỏ hơn 30% tổng nguồn vốn). Đây là bức tranh chung của hệ thống các ngân hàng bởi tâm lý người dân Việt Nam không muốn gởi những kỳ hạn dài do nguồn tiền chỉ tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian ngắn hoặc để có thể rút ra chi dùng trong những trường hợp cấp bách. Bên cạnh đó, chi nhánh chưa có chính sách huy động vốn trung dài hạn hấp dẫn để có thể thu hút người dân và các tổ chức tham gia.