Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 MB 4.424 6.888 8.882 9.642 12.864 Eximbank 12.844 13.353 13.511 16.303 15.812 Sacombank 7.638 10.289 13.633 14.224 13.414 ACB 7.766 10.106 11.377 11.959 12.624 Techcombank 5.625 7.324 9.389 12.512 13.290 Maritimebank 1.873 3.553 6.327 9.090 9.499 DongA Bank 3.515 4.176 5.420 5.814 6.104
Vốn chủ sở hữu của MB và các NHTMCP so sánh nhìn chung tăng từ năm 2008 đến 2012 (Bảng 2.2) là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Tuy nhiên, trong năm 2012, vốn chủ sở hữu của hai ngân hàng đối thủ lớn là Eximbank, Sacombank giảm nhẹ so với năm 2011. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của hai NH lớn trên là do trong năm vừa quan, lợi nhuận của hai NH này giảm mạnh, hoạt động đầu tư hiệu quả thấp, bị thua lỗ, các ngân hàng này buộc phải dùng qũy dự phòng để bù đắp rủi ro, khiến cho vốn chủ sở hữu bị giảm.
Theo bảng số liệu tổng hợp nêu trên thì nhìn chung tình hình quy mô vốn chủ sở hữu của MB là tương đối cao. Năm 2011, vốn chủ sở hữu đứng ở vị trí thứ năm trong các ngân hàng so sánh đạt 9.642 tỷ đồng. Sang đến năm 2012, vốn chủ sở hữu của MB đã đứng ở vị trí thứ tư, vượt lên ACB, đạt 12.864 tỷ đồng. Trong giai đọan 2008-2012, vốn chủ sở hữu của MB đã tăng lên gần 3 lần, từ 4.424 tỷ đồng năm 2008 lên 12.864 tỷ đồng năm 2012.
Quy mơ vốn điều lệ
Thành phần chính trong vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ, đây là yếu tố cơ bản để phát triển các nguồn vốn khác, đầu tư trang thiết bị, tài sản cố định và phát triển
mạng lưới, mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng. Theo nghị định số 141/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 11 năm 2006, các NHTMCP phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ đồng chậm nhất là vào ngày 31/12/2010. Tính đến ngày 31/12/2010, vốn
điều lệ của MB đã lên đến 7.300 tỷ đồng. Như vậy MB đã đáp ứng và vượt khá xa
so với mức vốn điều lệ tối thiểu được quy định theo nghị định trên. Hội đồng sáng lập, Hội đồng quản trị và Ban điều hành của MB đã ý thức được tầm quan trọng của việc tăng vốn tự có (trong đó có tăng vốn điều lệ) đối với sự phát triển, nâng cao
năng lực tài chính và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.