Giới thiệu tổng quan về tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên dịa bàn tỉnh đắc lắk (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB

2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh ĐắkLắk

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, diện tích tự nhiên là: 13.125 km2, dân số 1,8 triệu người gồm 44 dân tộc anh em sinh sống, là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Các đơn vị hành chính gồm: Thành phố Bn Ma Thuột , Thị xã Buôn Hồ và các

huyện : Ea H'Leo, Easup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M'Gar, Eakar, M’Đrăc, Krông Pắc, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin.

Thành phố Bn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng hoàn thành cùng với đường hàng khơng

được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm

kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

2.1.1.2. Những lợi thế so sánh

Tỉnh Đắk Lắk có ưu thế đặc biệt về phát triển Cơng nghiệp, với mỏ quặng bơxít trữ

lượng khoảng 5,4 tỷ tấn phân bố tập trung ở vùng phía Nam của tỉnh, ngoài ra cịn có

nhiều khống sản khác như sét cao lanh, sét gạch ngói, đá quý, than bùn, nước khống, vàng, chì, phốt pho…, thuỷ năng ước khoảng 2,6 tỷ kwh song chưa được khai thác, đặc

biệt các bậc thang trên hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai cho phép phát triển nhiều cơng trình thuỷ điện lớn, nhiều sơng suối nhỏ rải rác khắp địa bàn có thể phát triển được thuỷ điện vừa và nhỏ như Đắk Rtik, Ea Súp, Krông Năng…

2.1.2 Về tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001-2010

Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8,06% giai đoạn 2001 – 2005 và tăng

lên 11% giai đoạn 2006 - 2010, tuy chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (9 – 9,5% giai đoạn 2001 – 2005 và 12% giai đoạn 2006 - 2010), song nền kinh tế đã duy trì được mức tăng

trưởng khá so với bình quân chung cả nước và khu vực Tây nguyên.

Hình 2.1: Cơ cấu GDP các ngành của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001-2010

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm T đ n g Dịch vụ

Nông lâm, ngư nghiệp Công nghiệp-Xây dựng

Nguồn: Công khai số liệu NSNN của Chính phủ (http://www.chinhphu.vn); Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk năm 2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk

Trong giai đoạn 2001 – 2010 tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu

kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tăng nhanh

hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức

khoa học và cơng nghệ, giáo dục – đào tạo đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 3.120 tỷ đồng, trong năm 2010 tăng lên

đến 8.216 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư từ NSNN do địa phương quản lý chiếm 22,8%, do Trung ương đầu tư trên địa bàn 47,9%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 19,1%, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước và vốn của doanh nghiệp Nhà nước 5,5%, vốn đầu tư

nước ngoài và vốn khác đạt 4,6%.

Hình 2.2: Tổng vốn đầu tư tồn xã hội của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001-2010

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng Vốn ngồi nước Vốn trong nước

Nguồn: Cơng khai số liệu NSNN của Chính phủ (http://www.chinhphu.vn); Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk năm 2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk

Trong 10 năm 2001 – 2010 quy mô kinh tế của tỉnh đã được mở rộng và cơ cấu

kinh tế được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, lĩnh vực văn hóa xã hội được cải thiện đáng kể. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt được những kết quả khả quan, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn. Cơng nghiệp có bước chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án đang

được đầu tư, nhất là lĩnh vực thủy điện. Dịch vụ đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầu xã

hội, tăng dần tỷ trọng cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với khả năng, tiềm

năng, lợi thế phát triển của địa phương, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh cịn thấp.

Nơng nghiệp tuy phát triển nhưng thiếu tính bền vững. Sản xuất công nghiệp cịn đơn điệu, quy mơ nhỏ. Xuất khẩu chưa đạt mục tiêu.

Còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp,

trong khi đó việc triển khai đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước còn chậm và lúng

túng. Công tác quy hoạch và việc quản lý thực hiện theo quy hoạch còn bất cập, thiếu

đồng bộ. Phương pháp xây dựng kế hoạch cũng như điều hành thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội chưa có sự thay đổi lớn so với cơ chế quản lý tập trung trước đây, thiếu các yếu tố mang tính đột phá của từng giai đoạn và trong từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên dịa bàn tỉnh đắc lắk (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)