CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB
2.2 Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh ĐắkLắk
2.2.1.2. Các cơ chế chính sách đầu tư
Trong quá trình hình thành, khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư, các cơ chế
chính sách đầu tư tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu
cực. Đó là điều kiện làm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Khi đã lựa chọn mơ hình chiến lược cơng nghiệp hóa đúng, nếu các chính sách đầu tư được xác
định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất qn thì sự nghiệp cơng nghiệp hóa sẽ thắng
lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh đã xác định cơ cấu đầu tư hợp lý cho từng lĩnh vực để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung đầu tư cho mục tiêu phát triển công nghiệp, du lịch và phát triển hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tỉnh hỗ trợ và đầu tư vào các dịch vụ cần thiết của xã hội và các dự án, cơng trình trọng điểm như hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng phục vụ du lịch và khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác lợi thế để phát triển thủy điện. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông – lâm sản, nhất là các mặt hàng xuất khẩu, trồng rừng, chăn nuôi, kinh doanh du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại – dịch vụ; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm cơng nghiệp; thực hiện các chính sách ưu
đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các địa bàn khó khăn, các doanh nghiệp sử dụng
Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư cơ sở hạ tầng, NSNN hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp. Rà sốt các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông nông thơn, kiên cố hóa kênh mương, điện nơng thơn... khơng cịn phù hợp để ban hành chính sách mới nhằm mục tiêu đề ra. Đồng thời kiến nghị với Chính phủ ban hành các chính sách mới
đối với vùng Tây Nguyên.
Các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành của tỉnh đã tạo khuôn khổ pháp lý và làm rõ
nhiều vấn đề trong điều hành, quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN làm hạn chế thất thốt lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xin ý kiến Chính phủ để xây dựng cơ chế chính sách đặc
thù như: Nâng mức hỗ trợ vốn Ngân sách Trung ương tối đa không quá 70 tỷ đồng cho việc đầu tư khu công nghiệp khi đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm cả đường gom hoặc
đường, cầu vào khu công nghiệp); Hỗ trợ đầu tư từ Ngân sách Trung ương để xây dựng hạ
tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không quá 6 tỷ đồng/cụm; Hỗ trợ 100% vốn đối ứng các dự án ODA do địa phương quản lý đối với các dự án đáp ứng điều kiện hỗ trợ của Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý vốn đầu tư từ NSNN do Bộ Tài chính ban hành, tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành các cấp, các ngành, các Chủ
đầu tư làm căn cứ để áp dụng trong thực hiện quản lý vốn đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, cấp phát, thanh tốn vốn đầu tư từ NSNN.
2.2.1.3. Cơng tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhằm mục tiêu đưa dự án vào khai thác sử dụng đạt chất lượng, tiến độ, chi phí phù hợp, an tồn và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này cần phải quản lý dự án ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với các dư án sử
dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý tồn bộ q trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế tổng dự tốn, lựa chọn nhà thầu, thi cơng xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
Việc đầu tư xây dựng cơng trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội
và an tồn mơi trường, phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, Chủ đầu tư,
tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Theo đó, nội dung gồm:
- Phân loại dự án theo tính chất, quy mơ đầu tư để phân cấp quản lý, công tác giám
định đầu tư của các dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Cơng tác kế hoạch hóa đầu tư để tổng hợp cân đối vốn đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô.
- Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, hệ thống định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá...
- Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu thập tài liệu, mơi trường sinh
thái, điều tra khí tượng thủy văn, lập dự án đầu tư, điều tra khảo sát thiết kế, ...
- Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầu tư. Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hồn thành.
Cơng tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư và tác động đến chi phí đầu tư.
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng trình tự xây dựng đảm bảo hiệu quả của đầu tư và hạn chế những cơ hội gây thất thoát tài sản của Nhà nước.