2011
2.1.2.1 Quy mô vốn
Ngày 20/10/2010,Vietinbank được Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp (mã số doanh nghiệp 0100111948) thay thế Giấy chứng nhận doanh nghiệp cấp lần đầu ngày 03/07/2009 với vốn điều lệ là 15.173 tỷ đồng, tăng hơn 34,89% so với vốn điều lệ cũ. Đến 31/12/2011, vốn điều lệ của Vietinbank đứng thứ 2 toàn hệ thống ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa chấp thuận việc tăng vốn điều
lệ năm 2012 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Vietinbank tăng vốn điều lệ năm 2012 từ 20.229.721.610.000 đồng lên 26.217.719.206.560 đồng từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 20%) và thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần (tỷ lệ 9,6%) cho cổ đông hiệu hữu theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Vietinbank thông qua ngày 28/2/2012.
2.1.2.2 Tài sản
Quy mô tài sản của Vietinbank hiện đang đứng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Trước đây, trong một thời gian khá dài tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Ngân hàng Công Thương VN đạt thấp cũng như một khối lượng lớn tài sản tập trung ở một số doanh nghiệp Nhà nước nên tiềm ẩn rủi ro cao. Tuy nhiên, trong các năm gần đây đã cơ cấu sàng lọc mạnh mẽ các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính yếu kém hoặc vay khơng có tài sản đảm bảo thay thế là các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế có uy tín thương hiệu và khả năng tài chính cũng như tài sản đảm bảo tốt nên chất lượng tài sản đã được nâng lên rất nhiều và hàng năm tăng trưởng tài sản từ 20 – 25%. Đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vietinbank là 460.604 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống NHTM.
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh
Những năm gần đây, hoạt động của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam duy trì được sự phát triển tồn diện, trong đó hiệu quả đạt được khá tốt. Lợi nhuận hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra và có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Lợi nhuận của Vietinbank trong năm 2012 vẫn chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Trong điều kiện thị trường khó khăn và các ngân hàng khác bị sụt giảm nghiêm trọng về nguồn vốn huy động từ dân cư, Vietinbank vẫn đạt
mức tăng trưởng huy động là 24 % vào cuối năm 2011. Hoạt động tín dụng và đầu tư của Vietinbank cũng tăng trưởng 24%. So sánh với các chỉ tiêu do Đại hội đồng cổ đông đưa ra, hoạt động huy động vốn và cho vay của Vietinbank năm 2011 đều đạt và vượt. Điều này thể hiện nỗ lực và thành công vượt bậc của Vietinbank trong mảng tín dụng mà Vietinbank vốn có lợi thế so với các ngân hàng khác.
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank [ 6 ]
Biểu đồ 2.1 : Lợi nhuận của Vietinbank từ 2009-2011
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank [ 6 ]
Biểu đồ 2.2 : Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của Vietinbank từ 2009-2011
3757 4598 8392 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2009 2010 2011 Tỷ đ ồ n g 649 1436 1152 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2009 2010 2011 Tỷ đ ồ n g
Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank đều đang ở mức rất tốt. Hệ số ROA của Vietinbank đã tăng mạnh từ mức 1,5% của năm 2010 lên mức trên 2,03 % vào thời điểm 31/12/2011. Hệ số ROE của Vietinbank cũng tăng mạnh từ mức 22,1% của năm 2010 lên mức 26,74 % vào 31/12/2011. So sánh với chỉ số chung của ngành với ROA xấp xỉ 1,2% và ROE vào khoảng 15%, thì có thể thấy hiệu quả hoạt động của Vietinbank tốt hơn so với các ngân hàng khác.
2.1.2.4 Thị phần của Vietinbank
Nếu so sánh với các NHTM khác thị phần dư nợ của VietinBank đứng trên VCB, ACB và đứng thứ 3 sau AgriBank, BIDV. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế nói chung, nguồn vốn huy động của Vietinbank cũng có sự tăng trưởng tốt qua các năm, tuy nhiên tính về thị phần thì lại giảm dần do sự ra đời và cạnh tranh của các NHTM cổ phần, các NHTM Nước ngoài.
Cuộc đua cạnh tranh về thị phần của các ngân hàng ngày càng quyết liệt, trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng giảm dần mà việc giải ngân sẽ được ngân hàng khắt khe hơn nhằm tránh các khoản nợ xấu. Điều này sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh việc chuyển giao sang mơ hình ngân hàng bán lẻ.
2.1.2.5 Nhân lực Vietinbank
Với hơn 19 ngàn nhân viên và m ạng lưới rộng khắp với 150 chi nhánh, 1.123 điểm giao dịch khắp cả nước là thế mạnh của Vietinbank hiện nay.
Vietinbank luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của hệ thống Vietinbank. Thực hiện chủ trương trên, Vietinbank đã không ngừng tăng cường và cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển. Tổng số
cán bộ công nhân viên của Ngân hàng và các công ty con vào ngày 31/12/2012 là 19.840 người.
Hàng năm, Vietinbank thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu để các đơn vị tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận phục vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ; thường xuyên tổ chức các đợt học tập, thực tập, khảo sát, hội thảo trong và ngoài nước về các lĩnh vực then chốt như quản trị rủi ro, giải pháp công nghệ cho ngân hàng, tài trợ thương mại, thẩm định, dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, v.v… Đặc biệt, Vietinbank chú trọng nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất và năng lực cán bộ cho sự nghiệp phát triển của Ngân hàng, quan tâm tới chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo. Ngồi ra, Vietinbank cũng đã thực hiện cơ chế chi trả lương gắn với từng vị trí, gắn với năng suất chất lượng và hiệu quả công việc, năng xuất lao động cao đi đôi với thù lao xứng đáng đã tạo động lực cho cán bộ làm việc có hiệu quả.
Cơng tác nhân sự, quản lý nguồn nhân lực còn bất cập, lực lượng cán bộ thừa về số lượng song còn thiếu về chất lượng, các nghiệp vụ mới và lĩnh vực cơng nghệ cao cịn thiếu cán bộ, chun gia giỏi. Gần đây xảy ra nhiều sự vụ liên quan đến việc biến chất, tư lợi, lũng đoạn của cá nhân, đơn vị gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh làm ảnh hưởng đến uy tín của Vietinbank.
2.1.2.6 Công nghệ của Vietinbank
Vietinbank thành lập riêng khối Công nghệ thông tin do Phó Tổng Giám Đốc phụ trách bao gồm Trung tâm Công nghệ thơng tin, Phịng quản lý và hỗ trợ hệ thống INCAS và Ban triển khai dự án hiện đại hóa và hệ thống thông tin.
Về hạ tầng mạng truyền thông, Vietinbank là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam triển khai kiến trúc SONA (Service Oriented Network Architecture- Kiến trúc mạng hướng dịch vụ) của Cisco. Sona hướng tới xây dựng cơ sở hạ
tầng thông minh, giúp cho phần triển khai các phần ứng dụng phía trên nhanh hơn. Vietinbank cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành tài chính ngân hàng xây dựng Trung tâm dự phòng theo đúng quy định của NHNN và quốc tế.
Về ứng dụng phần mềm, từ năm 2000 đến nay, Vietinbank đã triển khai hệ thống ngân hàng lõi mới với 12 module dựa trên mơ hình quản lý tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến. Vietinbank đang đầu tư thực hiện các đề án chuyển đổi theo mục tiêu hướng đến khách hàng như: Core banking, Middle- Ware, Directbanking, ERP, MIS, Datawarehouse, Contact center…Đặc biệt là lựa chọn nhà thầu cho dự án Quản lý quan hệ khách hàng - CRM .
Ba năm gần đây (2009, 2010, 2011) Vietinbank liên tiếp nhận giải Sao Khuê - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực phần mềm và CNTT do VINASA bình chọn.
2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ tại Vietinbank 2.2.1 Dịch vụ huy động vốn