Những dữ liệu đầu vào để hình thành chỉ báo MFI:

Một phần của tài liệu Chỉ dẫn kỹ thuật full (Trang 49)

IV. KẾT LUẬN

3. Những dữ liệu đầu vào để hình thành chỉ báo MFI:

`` 1. Giá đặc trưng: (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3.

2. Dòng tiền: giá đặc trưng x khối lượng giao dịch.

Dòng tiền dương (Dòng tiền tích cực) được tính bằng cách cộng giá điển hình của tất cả những ngày mà giá điển hình là cao hơn so với giá điển hình của ngày trước đó.

Dòng tiền âm (Dòng tiền tiêu cực) được tính bằng cách cộng giá điển hình của tất cả những ngày mà giá điển hình là thấp hơn so với giá điển hình của ngày trước đó.

• Nếu giá điển hình hôm nay lớn hơn giá điển hình hôm qua thì nó được gọi là dòng tiền dương (positive money flow), còn nếu thấp hơn thì được gọi là dòng tiền âm (negative money flow)

Nếu giá điển hình là không thay đổi thì thời kỳ đó được bỏ đi. 3. Tỷ số dòng tiền: Dòng tiền tích cực/Dòng tiền tiêu cực.

4. MFI: 100 - [100/(1 + Tỷ số dòng tiền)].

Chỉ số dòng tiền có thể được thể hiện tương đương như sau.

4. Sử dụng:

Sự phân kỳ giữa chỉ số và biến đổi về giá. Khi giá có xu hướng đi lên cao và MFI có xu hướng đi xuống thấp (hoặc ngược lại), thì khả năng đảo chiều có thể xảy ra.

Tín hiệu mua bán:

Nên bán khi MFI ở trên 80 điểm và mua khi MFI ở dưới 20 điểm hoặc bán khi MFI có tín hiệu đi xuông và mua khi MFI có dấu hiệu đi lên đối với các nhà lướt sóng ngắn hạn. Tuy nhiên cần xem xét thêm RSI, Momentum, ADX và PSAR và xu thế thị trường để xét đoán chính xác hơn.

Quá mua, quá bán:

Giao dịch được coi là vượt mua, nếu chỉ số tăng trên 80. Một dấu hiệu bán xuất hiện, khi chỉ số giao với giới hạn khu vực vượt mua ở trên;

Giao dịch được coi là vượt bán, nếu chỉ số giảm dưới 20. Một dấu hiệu mua xuất hiện, khi chỉ số giao với giới hạn khu vực vượt bán ở dưới.

MFI là một trong những chỉ báo cho biết tín hiệu về biến động giá. Với một khoảng biến động giá được chọn từ 0 đến 100, đường MFI sẽ chỉ vận động trong biên độ này.

Điểm quan trọng khi sử dụng MFI đó là các ngưỡng 20 và 80 điểm. Hai mức điểm này sẽ chia khoảng dao động từ 0 đên 100 thành 3 phần, trong đó:

Khoảng từ 0 – 20 điểm: Khi MFI vận động trong khoảng này có nghĩa lưu lượng dòng tiền đang yếu. Dòng tiền yếu là tín hiệu không tích cực của chỉ số. Đương nhiên nhà đầu tư sẽ không tham gia mua nếu như dòng tiền không mạnh.

Khoảng từ 20 – 80 điểm: Đây là khu vực vận động bình thường không có nhiều tín hiệu đặc biệt về cơ hội mua hay bán. Tuy nhiên sự tăng hoặc giảm của MFI trong khu vực này cũng thể hiện xu hướng vận động tích cực hay tiêu cực của lượng tiền đang lưu thông.

Khoảng từ 80 – 100 điểm: khi MFI vận động trong khu vực này sẽ cho tín hiệu tích cực về dòng tiền do lôi kéo được sự quan tâm của thị trường. Tuy nhiên, người đang nắm giữ đồng tiền này sẽ cần chú ý đến thời điểm bán nếu như MFI liên tục vận động trong khu vực này. Lưu lượng tiền quá lớn và duy trì trong thời gian dài sẽ đi kèm rủi ro xảy ra phiên “phân phối” sau khi đã tích lũy đủ về giá.

Chú ý: Khi MFI vượt ra khỏi khu vực 0 – 20 và xuyên lên khu vực 20 – 80 đây chính là một tín hiệu cần chú ý. Tuy nhiên vẫn cần kết hợp tín hiệu này với các chỉ báo khác để người mua sớm đón sóng của cổ phiếu hoặc chỉ số.

Ngược lại, MFI đang vận động trong khu vực 80 – 100 rồi cắt xuống dưới và tiếp tục hướng xuống. Đây là tín hiệu cho người cầm cổ phiếu về khả năng nó đang mất dần sự quan tâm của dòng tiền, mức giá hiện tại sẽ khó có thể duy trì lâu.

8. ADX

Một phần của tài liệu Chỉ dẫn kỹ thuật full (Trang 49)