XU THẾ THỊ TRƯỜNG: 1.Nguyên lý:

Một phần của tài liệu Chỉ dẫn kỹ thuật full (Trang 39)

IV. KẾT LUẬN

3.1.XU THẾ THỊ TRƯỜNG: 1.Nguyên lý:

6. MACD Đường Trung Bình Di Động Đồng Quy Phân Kỳ

3.1.XU THẾ THỊ TRƯỜNG: 1.Nguyên lý:

3.1.1. Nguyên lý:

Khi dự đoán xu thế thị trường, chúng ta dựa vào:

• Hiện tượng chênh lệch giữa các đường EMA12, EMA26, MACD, đường 0. • Hiện tượng hội tụ và phân kỳ giữa các đường MACD, EMA 9, đường giá. 3.1.2. Sai lệch giữa EMA 12 và EMA 26:

• EMA 12> EMA 26: Xu thế tăng (MACD> 0) • EMA 12< EMA 26: Xu thế giảm (MACD< 0) Cũng với ý nghĩa như trên:

• MACD> 0 ngày càng lớn: Xu thế tăng càng mạnh • MACD< 0 ngày càng lớn: Xu thế giảm càng mạnh

Nhắc lại:

- Khi MACD có giá trị đạt tới được tương đương với đỉnh trước đó: Xu thế ngắn hạn sẽ thay đổi.

3.1.3. Hội tụ và phân kỳ:

- Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại, MACD và EMA 9 xích lại gần nhau (hội tụ): Xu thế thị trường sẽ thay đổi.

- Khi biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao (không kể chiều âm hay dương), MACD và EMA 9 xa nhau (phân kỳ): Thị trường tiếp tục theo xu hướng đã sẵn có. - Khi MACD di chuyển không cùng hướng với đường giá (phân kỳ): Thị trường sẽ đão chiều sau khi hội tụ đủ các yếu tố rõ rệt.

Khi nghiên cứu về tương qua giữa MACD và đường tín hiệu ( EMA 9), một số tác giả còn phát hiện những đặc điểm về tính xu hướng của chúng:

1. Đường MACD tượng trưng cho xu hướng tăng

2. Đường tín hiệu (EMA 9) đặc trưng cho xu hướng giảm.

3. Khi đường MACD từ thấp di chuyển lên cao, giao cắt với đường EMA 9: Giá đang dao động trên xu hướng tăng.

4. Khi MACD từ trên cao di chuyển xuống thấp giao cắt đường 0: Tín hiệu cảnh báo xu hướng giảm đã xảy ra.

Ghi chú:

Thông thường các tín hiệu kể trên thường chậm so với sự dao động giá. 3.2.Tín hiệu mua/bán:

Nguyên lý cơ bản của việc sử dụng chỉ số MACD là dựa vào:

1. Hiện tượng giao cắt của các đường MACD, đường tín hiệu (EMA 9) và đường 0. 2. Biểu đồ MACD.

3. Hiện tượng phân kỳ của MACD.

3.2.1. Sử dụng giao cắt EMA12 với EMA26: • Mua:

- Khi EMA 12 cắt EMA 26 và nằm phía trên. - Tương đương với MACD cắt và nằm trên 0.

• Bán:

- Khi EMA 12 cắt EMA 26 và nằm phía dưới - Tương với MACD cắt và nằm dưới 0.

Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán.

Khắc phục bằng cách sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD vì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.

3.2.2. Sử dụng giao cắt MACD với EMA 9:

Mua:

- Đường MACD cắt EMA9 rồi đi lên trên EMA9. - Giao điểm có giá trị âm.

Bán:

- Đường MACD cắt EMA9 rồi đi xuống nằm dưới EMA9. - Giao điểm có giá trị dương.

Ghi chú:

- Các tín hiệu giao dịch như trên xuất hiện sớm và yếu tố khẳng định cũng đảm bảo hơn. - Khi mua, các giao điểm có giá trị dương không được xác định; ngược lại khi bán, các giao điểm có giá trị âm cũng không được xác định.

- Các giao điểm càng cách xa đường 0 thì tín hiệu giao dịch càng được xác định một cách chắc chắn.

- Mặc dù các giao cắt của EMA 12 với EMA 26 tương đương với giao cắt của MACD với đường 0 nhưng thường dùng sự giao cắt của MACD với đường 0 để khẳng định thêm xu thế mà ít dùng giao dịch vì xảy ra quá muộn nên độ trễ lớn.

- Cũng nên lưu ý những lời khuyên bổ ích:

o Khi MACD cao hơn EMA 9: nên mua vào vì giá đang tăng. o Khi MACD thấp hơn EMA 9: nên bán ra vì giá đang giảm. 3.2.3. Sử dụng biểu đồ MACD

Biểu đồ lên trên hoặc xuống dưới đường 0 cho ta các tín hiệu giao dịch vì cùng lúc với các tín hiệu mua/bán trên đồ thị MACD và EMA 9 nghĩa là mua/bán khi MACD cắt EMA 9 cũng là lúc biểu đồ cắt đường 0.

Cụ thể:

• Mua:

Khi biểu đồ nằm dưới đường 0 (biểu đồ âm) bắt đầu hội tụ vể hướng đường 0.

• Bán:

Khi biểu đồ nằm trên đường 0 (biểu đồ dương) và bắt đầu hội tụ về hướng đường 0.  Mục đích cơ bản của việc sự dụng biểu đồ là để dự đoán các tín hiệu giao dịch trước khi nó

xảy ra.

-Khi biểu đồ dương (trên đường 0) bắt đầu giảm hướng xuống đường 0: Cảnh báo xu hướng tăng đang yếu dần.

-Khi biểu đồ âm (dưới đường 0) bắt đầu giảm hướng lên đường 0: Cảnh báo xu hướng giảm giá đang bị mất đà.

Mặc dù chưa có tín hiệu giao dịch thật sự vì tín hiệu giao dịch chỉ thật sự khi biểu đồ cắt 0 (MACD cắt EMA 9) nhưng hiện tượng trên đã cảnh báo sớm cho chúng ta một thông tin quan trọng: “Xu hướng tăng/ giảm hiện tại đang mất đà”.

Mặt khác, trở lại đường 0, biểu đồ sẽ trở lại điểm cắt đường 0 sớm hơn MACD, có nghĩa là biểu đồ luôn báo trước những tín hiệu giao dịch thật sự.

Vì vậy, biểu đồ được sử dụng tốt cho việc xác định các tín hiệu sớm để thoát khỏi vị thế hiện tại.

Tuy nhiên, lợi dụng các hiện tượng trên cho một chiến lược đầu tư ngược lại với xu hướng thị trường trước đó thì nên thận trọng lưu ý vì thường rất nguy hiểm.Mặt khác, cũng cần lưu ý tới độ cao của biểu đồ:

Khi biểu đồ ngừng tăng độ cao hoặc bắt đầu co lại: Thị trường suy giảm nhẹ, sau đó có khả năng đảo chiều.

Như vậy ngoài chức năng cung cấp các tín hiệu giao dịch nhanh vào đảm bảo, biểu đồ MACD còn cảnh báo sự thay đổi hướng di chuyển của đường giá.

Tóm lại, chúng ta có 2 biện pháp “sớm hơn” như sau:

- Sử dụng sự giao cắt MACD và EMA 9 để khắc phục sự chậm trễ khi dùng sự giao cắt EMA12 và EMA26.

- Sử dụng biểu đồ để dự đoán sớm các tín hiệu giao dịch trước khi nó xảy ra. 3.2.4. Sử dụng hiện tường phân kỳ của MACD và giá:

Sự phân kỳ xảy ra khi hướng của MACD di chuyển không cùng với hướng của biểu đồ tỉ giá. Khi có dấu hiệu này, nhà giao dịch sẽ chờ đợi 1 sự đổi chiều xu hướng, dấu hiệu chỉ ra càng rõ ràng khi biểu đồ giá vẫn tiếp tục tạo thêm những đỉnh giá cao hơn trong khi MACD thì lại tạo ra những đỉnh giá thấp hơn (hoặc ngược lại).

Khi có sự phân kỳ của đường MACD và đường xu hướng giá, xác định rằng xu hướng tăng hay giảm đang yếu đi. Khi giá đang tăng cao hơn nhưng các mức cao của MACD đang theo xu hướng giảm, điều này cho thấy xu hướng tăng đang yếu đi. Trong khi đó, xu hướng giảm đang yếu đi được báo hiệu khi xu hướng của giá đang thấp đi nhưng khi những mức thấp của đường MACD đang cao hơn.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều. Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác nhận bởi các biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gảy đường xu hướng. (Khi hiện tượng đường MACD cắt lên hay cắt xuống qua đường zero 0, nó chỉ ra tín hiệu của sự đổi hướng.)

3.2.5. Thời điểm giao dịch tối ưu :

Theo trạng thái quá mua/quá bán:

9, đường giá ở vị trí quá thấp so với đường 0) và tín hiệu bán tốt nhất, ngược lại.

• Theo biểu đồ MACD:

Thời điểm bắt đầu giao dịch tốt nhất là lúc : sau thanh cao nhất trên biểu đồ bắt đầu xuất hiện các thanh thấp hơn, lùi dần về phía đường 0.

Không thể phát hiện được thanh cao nhất một cách chính xác vì vậy thường phải phối hợp dữ kiện của biểu đồ với các chỉ số phân tích kĩ thuật khác để tìm hành động giao dịch hợp lý. Thông thường , nên nhảy vào ngay thị trường tại thời điểm 2 thanh cách xa với thanh cao nhất của biểu đồ đã tạo ra trước đó nhưng chưa lâu. Do đó, các nhà đầu tư coi biểu đồ MACD là một chỉ số lý tưởng để xác định thời gian thích hợp cho động thái vào/ra thị trường .

Tóm lại:

Mua:

• EMA 12 cắt EMA 26 rồi đi lên • MACD cắt EMA 9 rồi đi lên

• Biểu đồ MACD âm, hội tụ về hướng 0.

Bán:

• EMA 12 cắt EMA 26 rồi đi xuống • MACD cắt EMA 9 rồi đi xuống

• Biểu đồ MACD dương, hội tụ về hướng 0.  Sử dụng kết hợp các tín hiệu:

Mặc dù một số trader có thể chỉ sử dụng một trong các tín hiệu ở trên để làm tín hiệu mua hoặc bán, nhưng việc kết hợp các tín hiệu có thể cho bạn tín hiệu bảo đảm hơn.

Trong ví dụ sau, cả 03 báo hiệu xuất hiện và giá đi lên 20%. Giá tạo một đáy thấp hơn vào cuối tháng 2, nhưng MACD tạo thành đáy cao hơn do đó tạo thành Phân kỳ dương. MACD sau đó tạo thành cắt lên trên đường EMA 9. Và cuối cùng MACD vượt qua đường 0 hình thành tín hiệu mua chắc chắn. Vào thời điểm này giá là 32.25 và sau đó đi lên đến 40. 4. Ưu/ Nhược điểm:

4.1. Ưu điểm :

1. MACD cho tín hiệu nhiễu tương đối ít. Đặc biệt tín hiệu phân kỳ tuy hiếm khi xuất hiện nhưng lại có độ chính xác rất cao.

2. Chỉ báo này luôn có khả năng cho biết các điểm vào/ra thị trường khá chính xác : đặc biệt là khả năng phát hiện điểm kết thúc của xu hướng, hay những cơ hội vào thị trường sau một loạt các biến động mạnh của thị trường trung hạn.

3. Sử dụng rất đơn giản và có thể cho bạn các cơ hội giao dịch có lợi nhuận tốt.

4. Các trader có thể thay đổi các thông số cho MACD dựa theo cặp tiền và khung thời gian sử dụng. VD : bạn có thể thử kiểm tra các thông số cho MACD như : USD/CHF MACD (04, 07, 16), EUR/USD MACD (02, 03, 20), GBP/USD MACD (02, 03, 04) cho các khung thời gian khác nhau.

4.1. Khuyết điểm :

• MACD là một chỉ báo trễ nên làm nhà đầu tư dánh mất cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình.

Một phần của tài liệu Chỉ dẫn kỹ thuật full (Trang 39)