CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2 Một số gợi ý chính sách đối với nền kinh tế Việt Nam:
Qua kết quả phân tích sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, từ đó có thể thấy rằng cần có những giải pháp dựa trên những nhân tố
65
dài hạn tăng trưởng kinh tế có sự cân bằng với các biến đầu tư trực tiếp nước ngoài,
đầu tư trong nước, nợ nước ngoài trên GDP và nợ phải trả trên xuất khẩu. Trong
ngắn hạn, biến tăng trưởng kinh tế bị tác động bởi chính nó ở độ trễ một kỳ. Ngồi ra nó cịn cịn bị tác động bởi biến nợ nước ngoài nên các giải pháp của tác giả tập trung vào các chính sách liên quan tới việc ổn định các nhân tố này. Ngồi ra, cịn có thêm một số giải pháp phụ khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển.
Sau đây tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách:
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Như kết quả phân tích cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngồi là biến giải thích tác động của chỉ số tăng trưởng thu nhập bình
quân đầu người trong dài hạn. Do đó, để tăng trưởng kinh tế phát triển cần thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Muốn vậy, cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh và có chính sách ưu đãi đối với các cơng ty đa quốc gia để hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ. Cần ban hành các chính sách, quy định về
thuế, phí, đất đai, quản lý ngoại hối... để thu hút, khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sử dụng đầu vào trong nước thay vì nhập khẩu, gia công, lắp ráp, chú trọng vào kinh doanh thương mại, nhất là tại thị trường nội địa. Ban hành văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh và quản lý thống nhất hoạt động xúc tiến
đầu tư để thu hút nguồn FDI.
- Quản lý nợ nước ngoài chặt chẽ để nền kinh tế tăng trưởng tốt.
Kết quả thực nghiệm cho thấy trong dài hạn nợ nước ngoài tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, trong ngắn hạn nợ nước ngoài tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam tăng
trưởng nhanh và bền vững, Chính phủ cần phải xây dựng một cơ cấu nợ bền vững,
lựa chọn hợp lý các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay, sử dụng vốn vay trên nguyên tắc khai thác triệt để các nguồn vốn ưu đãi có thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững. Ngoài ra, cần phải tính đến tổng nợ nước ngồi phải trả với tổng các khoản
66
vay mới, tránh tình trạng tổng phải trả lớn hơn tổng khoản vay vì các năm qua con số trả nợ thấp do các khoản vay mới chưa đến hạn nhưng những năm sắp tới sẽ phải chịu áp lực trả nợ khi thanh toán đến hạn. Bên cạnh đó, cần hạn chế việc đầu tư quá mức bằng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ vào các dự án khơng có khả
năng tạo ra nguồn ngoại tệ để trả nợ hoặc các dự án khơng phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Chú trọng vấn đề thanh tốn nợ nước ngồi:
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn nợ phải trả trên xuất khẩu tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ, thay thế các khoản nợ vay nước ngoài bằng cách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm áp lực phải trả nợ gốc và lãi khi đến hạn thanh
toán.
- Tăng cường công tác của cơ quan thống kê để những dữ liệu kinh tế vĩ mô trở nên dễ tiếp cận với đa số mọi người. Những số liệu thống kê cần được đăng tải một cách rõ ràng, dễ tra cứu trên các trang web chính thức, đặc biệt là cần lưu trữ dữ liệu cho thời gian dài, phân bổ không chỉ theo năm mà cịn theo tháng. Khi thơng
tin được tra cứu dễ dàng thuận tiện, đó cũng là lúc những phân tích trở nên chính
xác và dễ áp dụng bởi những người nghiên cứu nhằm tăng cường tính hiệu quả về mặt thơng tin.
- Qua phân tích, biến tăng trưởng kinh tế chịu tác động của chính nó từ q khứ. Do đó, cần làm cho nền kinh tế tăng trưởng hơn nữa. Nhà nước cần phải kịp thời có biện pháp xử lý hoặc làm giảm các biểu hiện như thâm hụt quá mức cán cân thanh toán, nhập siêu, tình trạng căng thẳng và mất cân đối về vốn đầu tư, nợ tồn
đọng vốn đầu tư…Tiếp tục rà sốt để hồn chỉnh hơn các quy định pháp luật, chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực, trước hết là nội lực về vốn, đất đai, tài
nguyên, khống sản, cơng nghệ, lao động … tập trung cho lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao và mang lại hiệu quả kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh khuyến khích các thành phần kinh tế, sớm cơ cấu lại tồn bộ nền kinh tế cả trong nơng nghiệp và công nghiệp. Hội nhập sâu và rộng vào đời sống kinh tế quốc tế sẽ
67
tạo ra những thuận lợi cho nền kinh tế và cũng đặt nền kinh tế trước nhiều thách thức và khó khăn vì vậy Việt Nam phải chủ động trong việc thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế.
Trên cơ sở kết luận nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, Việt Nam cần phải có
một chính sách vay nợ hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để đảm bảo tăng
trưởng kinh tế bền vững. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng như hiện nay, thách thức đặt ra cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển khác nói chung là cần nhận thức đúng đắn vai trò vay và trả nợ như thế nào để vừa khai thác nguồn vốn vay nước ngoài sao cho hiệu quả để làm đòn bẩy phát triển kinh tế và không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và khơng phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế chính trị từ nước ngoài.