Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàngf indovina (Trang 79 - 81)

2.6. Kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong phát triển hoạt động NHBL tại ngân hàng

2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan

 Một là, xuất phát từ điều kiện kinh tế Việt Nam

Mặc dù nền kinh tế có những điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng nói chung và IVB có cơ hội phát triển, tăng trƣởng. Tuy nhiên ngành ngân hàng trong đó có IVB phải đối mặt với những thách thức kinh tế vĩ mô khi nội lực kinh tế yếu, cơ cấu chƣa hợp lý, cán cân thanh toán thiếu hụt, tỷ lệ nhập siêu còn lớn cùng với tỷ lệ lạm phát đang đứng ở mức cao. Khủng hoảng kinh tế tồn cầu cũng đã có những tác động dẫn tới sự sụt giảm trong dịng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi và hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng các doanh nghiệp.

Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, trình độ dân trí của số đông dân cƣ về các hoạt động ngân hàng còn hạn chế. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 là 1.540 USD/ngƣời/năm, thấp hơn rất nhiền so với các nƣớc trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam vẫn chƣa vƣợt ra khỏi nhóm nƣớc có thu nhập thấp và là nƣớc có nền kinh tế sử dụng phƣơng tiện thanh tốn bằng tiền mặt với tỷ lệ lớn. Thói quen của ngƣời dân Việt Nam khi sử dụng tiền mặt trong thanh toán chƣa thể thay đổi đƣợc một mặt do các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam chƣa thật sự tiện ích cao và chƣa tiếp cận đƣợc mọi ngƣời dân. Một bộ phận lớn dân chúng Việt Nam chƣa sử dụng nên chƣa biết tiện ích của các dịch vụ ngân hàng.

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam còn ở mức thấp, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lƣu thơng ngồi hệ thống ngân hàng/tổng phƣơng tiện thanh toán hiện đang ở mức 24% – 25%, cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực (Thái Lan: 6.3%, Trung Quốc: 9.7%...). Chính tâm lý dùng tiền mặt, bao gồm cả VND và ngoại tệ mặt, và sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của đa số

ngƣời dân Việt Nam thấp, cũng là nguyên nhân để cho việc mở rộng hoạt động NHBL gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, trình độ phát triển nền kinh tế nƣớc ta cịn thấp và mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ cịn nhiều khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng sản phẩm NHBL.

 Hai là, xuất phát từ môi trƣờng pháp lý

Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển hoạt động NHBL còn bất cập, chƣa hồn chỉnh và đồng bộ. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng nhƣng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chƣa hoàn chỉnh, chƣa đồng bộ, chƣa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử.

Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet nhƣ: EBanking, homeBanking... còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, chƣa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi sử dụng và cung cấp các dịch vụ này.

 Ba là, xuất phát từ NHNN Việt Nam

Cơ chế quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng chƣa theo kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng và chƣa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế: NHNN đã từng bƣớc hình thành mơi trƣờng chính sách thơng thống cho hoạt động ngân hàng, nhƣng vẫn chƣa theo kịp yêu cầu thực tế đặt ra, nhất là về tiếp cận cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả điều kiện, thủ tục cấp phép đối với cung cấp dịch vụ mới và thành lập tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. NHNN còn hạn chế về khả năng giám sát cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là chƣa có khả năng cảnh báo sớm về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chƣa thiết lập hệ thống giám sát hữu hiệu.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của dân cƣ không ngừng đƣợc nâng lên và yêu cầu của họ đối với sản phẩm dịch vụ NHBL nói riêng ngày càng cao do đó địi hỏi sản phẩm dịch vụ NHBL phải khơng ngừng hoàn thiện mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.

Trình độ, tập quán và thói quen của dân cƣ cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trình độ của dân cƣ ngày càng cao thì các sản phẩm dịch vụ NHBL càng cần phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Ngồi ra, khó khăn đối với IVB cịn là từ áp lực mơi trƣờng cạnh tranh ngày càng tăng, đối thủ cạnh tranh ngày càng có các hoạt động kinh doanh đa dạng và không ngừng tăng trƣởng thị phần cũng nhƣ các nguồn lực hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàngf indovina (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)