Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 60 - 65)

2.2.2.3. Một số biến nhân khẩu học

Các biến nhân khẩu học được đưa vào trong bảng câu hỏi với mục đích mơ tả mẫu. Các biến này được đưa vào phần mền phân tích thống kê bằng cách mã hóa, cụ thể như sau: - Về giới tính • Nam: (0) • Nữ: (1) - Về độ tuổi • Dưới 18: (0) • Từ 18 đến dưới 25: (1)

• Từ 25 đến dưới 40: (2) • Từ 40 đến dưới 60: (3) • Từ 60 trở lên: (4) - Về mức thu nhập hàng tháng • THPT trở xuống: (1) • Cao đẳng: (2) • Đại học: (3) • Sau đại học: (4)

- Về loại hình cơng ty đang làm việc • Nhà nước: (1)

• Cổ phần: (2) • Liên doanh: (3) • Tư nhân: (4) • Nước ngồi: (5) • Kinh doanh tự do: (6) • Chưa đi làm: (7) • Khác : (8)

2.2.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi dùng để phỏng vấn các đối tượng khảo sát được thiết kế bao gồm 3 phần chính:

(1) Phần đầu là các câu hỏi có mục đích là chọn lọc mẫu cho phù hợp với đối tượng cần khảo sát và đồng thời dùng cho việc thống kê các ngân hàng thường được đối tượng khảo sát lựa chọn để sử dụng sản phẩm dịch vụ.

(2) Phần thứ hai, đối tượng khảo sát sẽ được hỏi về mức độ đồng ý của mình về các phát biểu đo lường các khái niệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng thông qua thang đo gồm 37 biến quan sát. Khách hàng cá nhân đã hay đang sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ đưa ra mức độ đồng ý của mình qua 37 phát biểu bằng thang đo Likert 5 mức độ từ hoàn toàn phản đối đến hoàn toàn đồng ý.

(3) Phần thứ ba là một số câu hỏi về thông tin cá nhân của người đọc, như giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, loại hình doanh nghiệp đang làm việc nhằm mục đích cho thống kê phân loại.

2.2.2.5. Mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu. Đối tượng lấy mẫu của nghiên cứu này là những cá nhân đã hay đang sử dụng một hay nhiều sản phẩm dịch vụ của một hay nhiều ngân hàng bất kỳ đang sinh sống tại khu vực TP.HCM.

Kích thước mẫu tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ ML, GLS, hay ADF). Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Nguyễn Đình Thọ,2007; dẫn theo Hair & ctg,1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Rex B. Kline,1998; dẫn theo Hoelter 1983).

Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (Rex B. Kline, 1998; dẫn theo Bollen 1989). Nghiên cứu này gồm 37 biến quan sát, do đó số mẫu tối thiểu tính tốn ban đầu là: 37 x 5 = 185.

Bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng lấy mẫu qua 2 hình thức là gửi qua thư điện tử và phát trực tiếp. Thư điện tử đính kèm bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho các bạn học viên cao học khóa 20 của trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM và một số các đối tượng khảo sát khác, đồng thời Bảng khảo sát còn được gửi lên mạng xã

hội. Kết quả có 114 hồi đáp, việc gửi bảng câu hỏi khảo sát qua thư điện tử và mạng xã hội được các bạn tiếp tục chia sẻ cho nhiều người cùng tham gia trả lời nên không thông kê được số lượng bảng câu hỏi được gửi đi.

Có 150 bảng câu hỏi được phát trực tiếp tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn quận 5 và chi nhánh Bình Tân quận Bình tân; Cơng ty TNHH Vận chuyển Quốc tế CCL Việt Nam; Sở kế hoạch Đầu tư TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tại Quận 10, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sóng Thần và một số đối tượng khảo sát khác. Kết quả thu được là 148 bảng trả lời (tỷ lệ hồi đáp 98,67%) trong đó có 8 bảng bị loại do có q nhiều ơ trống và có trường hợp chưa sử dụng bất kỳ sẩn phẩm, dịch vụ tiết kiệm nào của ngân hàng nên còn lại 140 bảng hợp lệ. Như vậy, tổng số mẫu hợp lệ thu thập được là 254 mẫu.

Tóm lại, tác giả vừa trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định giả thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận tay đơi với 10 người đã hay đang sử dụng sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của các ngân hàng để điều chỉnh, kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu rõ các phát biểu của những người được phỏng vấn và tìm ra những phát biểu mới.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát trực tiếp bảng câu hỏi và gửi bảng câu hỏi qua thư điện tử, mạng xã hội cho các khách hàng cá nhân tại TP.HCM. Kết quả khảo sát cho kết quả 254 mẫu hợp lệ. Các kết quả trả lời này được dùng để đánh giá thang đo và phân tích nhân tố và xác định mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày quy trình nghiên cứu, cách hình thành thang đo và đánh giá thang đo, và cách thức chọn mẫu cho nghiên cứu.

Tiếp theo tác giả sẽ trình bày phương pháp phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm tả mẫu, đánh giá thang đo, phân tích nhân tố và xác định mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân.

2.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn Ngân

hàng của khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trên địa bàn TP.HCM

Sau khi đã trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và hai bước nghiên cứu: (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng. Đồng thời, quy trình nghiên cứu, cách hình thành thang đo và đánh giá thang đo, và cách thức chọn mẫu cho nghiên cứu cũng đã được mô tả.

Tác giả sẽ tiếp tục trình bày phương pháp phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm mô tả mẫu, đánh giá thang đo, phân tích nhân tố và xác định mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân

2.3.1. Tóm tắt dữ liệu khảo sát

2.3.1.1. Ngân hàng được lựa chọn

Khi được hỏi về Ngân hàng nào thường xuyên giao dịch thì đa số đối tượng khảo sát chọn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Công thương Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 19,4%, 16,8% và 13%. Các Ngân hàng quen thuộc với người tiêu dùng như Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, và Ngân hàng Sài Gòn thương tín cũng thường được các đối tượng khảo sát chọn để sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, trong khi Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Sài gòn – Hà nội và một số Ngân hàng khác như Techcombank, Đơng Á, Phương Đơng…ít khi được chọn để giao dịch.

Ngân hàng Số lượng Tần số

Ngân hàng Số lượng Tần số Agribank 71 16,8% Vietinbank 55 13% Eximbank 54 12,8% ACB 53 12,5% Sacombank 47 11,1% BIDV 23 5,4% Mbbank 12 2,8% SHB 4 0,9% Ngân hàng khác 22 5,2%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)