Đặc điểm nhân khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

3.2 Các định nghĩa và lựa chọn biến

3.2.2 Đặc điểm nhân khẩu

3.2.2.1 Người cao tuổi

Theo điều 2 luật Người cao tuổi Việt Nam 2009, NCT được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Quan niệm thế nào là NCT giữa nước ta và thế giới cũng khác nhau, như Quỹ Dân số Liên hợp quốc định nghĩa NCT là những người từ 65 tuổi trở lên, còn ở nước ta theo Luật NCT là từ 60 tuổi trở lên, tính cả đối với nam và nữ. Mặc dù theo Bộ Luật Lao động, nữ giới 55 tuổi về hưu nhưng tới 60 tuổi họ mới được coi là người cao tuổi.

3.2.2.2 Các đặc điểm nhân khẩu của hộ và NCT

Đề tài khảo sát ảnh hưởng của tuổi già đến mức chi tiêu cho y tế của NCT thông qua biến tuổi của NCT từ 60 tuổi trở lên dựa trên luật NCT Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009.

Các biến đặc điểm NCT như giới tính, tình trạng hơn nhân, NCT có thu nhập là những biến giả chỉ mang giá trị 0 và 1. NCT là nam thì biến giới tính mang giá trị là 1; NCT đang sống có nhau (vợ/chồng) thì biến tình trạng hơn nhân sẽ nhận giá trị bằng 1, hoặc NCT có thu nhập sẽ bằng 1 nếu NCT có thu nhập trong 12 tháng qua.

Số thế hệ cùng chung sống trong hộ được thể hiện thông qua các mối quan hệ vợ/chồng, ba/mẹ, ông/bà, con cái, cháu sống chung trong một gia đình. Theo Knodel và Chayovan, (2011) thì ơng bà sống trong các gia đình có con, cháu thì được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Số thế hệ cùng chung sống trong một gia đình dao động từ 1 đến 5 thế hệ. Cụ thể, các thế hệ đó được thể hiện như sau: vợ chồng sống riêng chưa có con cái (một thế hệ), vợ chồng chưa có con sống với cha mẹ (hai thế hệ), vợ chồng chưa có con sống với ơng bà, cha mẹ hoặc vợ chồng sống với con cái và ba mẹ (3 thế hệ), vợ chồng có cháu sống với ba mẹ (4 thế hệ), vợ chồng có con cháu sống với ông bà (5 thế hệ).

Trong báo cáo này, để thống nhất với số tuổi xác định NCT, tỷ số phụ thuộc người caotuổi được tính bằng tỷ số giữa số người cao tuổi (từ 60 trở lên) với 100 người trong tuổi lao động (15-60) và tỷ số phụ thuộc trẻ em được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em (0-14) với 100 người trong tuổi lao động (15-60).

Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống (54 dân tộc). Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm tập quán khác nhau. Điều này dẫn đến có sự khác biệt trong những quan điểm và thói quen về các vấn đề trong cuộc sống giữa các dân tộc. UNFPA Việt Nam (2011a) đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ KCB của NCT có sắc tộc là Kinh và Hoa cao hơn các nhóm sắc tộc cịn lại. Nghiên cứu của Nguyen, L et al. (2008) cho thấy có sự khác biệt trong các quyết định chi tiêu cho y tế giữa các nhóm dân tộc Kinh và Hoa với các nhóm dân tộc ít người. Trong số các dân tộc thì dân tộc Kinh – Hoa chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước. Đồng thời nhóm dân tộc này có trình độ dân trí cao, mức quan tâm đầu tư chăm sóc cho sức khỏe nhiều hơn. Do vậy đề tài kỳ vọng nhóm dân tộc này có mức chi tiêu cho y tế của NCT cao hơn nhóm dân tộc cịn lại.

Địa điểm sinh sống của NCT được thể hiện qua hai biến đại diện là khu vực sinh sống (thành thị: 1, nông thôn: 0) và biến vùng. Phân theo vùng địa lý, TCTK (2010) chia cả nước thành 6 vùng, cụ thể là Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi phía bắc, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và cuối cùng là Đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi vùng được đại diện bởi một biến giả, trong đó vùng Tây Nguyên được chọn làm biến so sánh với các vùng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)